Sunday, February 15, 2009

VIỆT NAM KHÁC GÌ ZIMBABWE

VIỆT NAM KHÁC GÌ ZIMBAWE
Change Change's Blog
Saturday February 14, 2009 - 07:53pm (PST)
http://blog.360.yahoo.com/blog-3nSnXHoyc6MG6rBbPObhArrRuSj7PxNtyxUSwMmDRQ--?cq=1&p=488

Hôm nay Tuổi Trẻ có một bài đáng đọc:
Để mừng sinh nhật thứ 85 của tổng thống Zimbabwe... của Danh Đức. Bài báo nói về sự xa hoa của Mugabe – Tổng thống mấy chục năm nay của đất nước Zimbabwe đói khổ, dù ông ta là người đã có công giải phóng nước này khỏi thuộc địa. Bài báo có một phần nói về cách mà tay Tổng thống già này dung tham nhũng và đặc quyền để duy trì bộ máy cai trị như thế nào. Đảm bảo mọi người đọc sẽ thấy nó giống hệt Việt Nam ta từ lúc được giải phóng thuộc địa đến nay.
Bài báo không dám nói thẳng, mượn kiểu chửi chó mắng dê, nhưng trong hoàn cảnh này cũng là rất đáng hoan nghênh. Tôi trích phần nói về cách thức duy trì quyền lực của Mugabe dưới đây cho mọi người tiện đọc. Hoan hô Tuổi Trẻ. Mọi người vào link trên đọc nhanh đi nhé, kẻo lại bị gỡ xuống bây giờ.

Hệ thống quyền lực của Tổng thống Mugabe
Trên website Africa Agenda của giới trí thức châu Phi, bài viết “Is Mugabe’s legacy a lesson for Zuma?” (“Di sản của Mugabe: một bài học cho Zuma?”) được đăng nhằm cảnh báo nguy cơ tương tự cho Nam Phi mà sang năm tới sẽ có tổng thống mới là ông Jacob Zuma. Dưới đây là vài trích đoạn:
“Mugabe hoạt động qua một hệ thống giám sát hữu hiệu các thuộc hạ nhằm “bêtông hóa” quyền lực của mình. Thoạt đầu khi mới giành được độc lập, ông và các đồng đội của mình cũng tin rằng sẽ phục vụ dân chúng nên lập ra bộ quy ước lãnh đạo rất nghiêm khắc, theo đó làm giàu là nghịch đề.
Thế nhưng thật nhanh chóng, Mugabe phát hiện rằng họ tham ăn như lợn nên quyết định nuôi tính háu ăn vô chừng của họ bằng cách gắn họ với chế độ tổng thống trọn đời của mình. Nghe họ thề trung thành với tổng thống trọn đời, người ta cứ ngỡ rằng họ chỉ nói đùa. Thật ra họ không đùa: họ thừa biết số phận của họ gắn chặt với lão già này, như ông thường bảo họ: “Nếu tôi văng, các ông sẽ văng trước”.
Ông cho phép họ thoải mái tham nhũng, song tất cả đều được ghi chép đầy đủ. Các ghi chép đó chính là nguồn bảo hiểm nhân thọ của ông. Chỉ cần ông giơ ra vài ghi chép là chẳng cần xét xử gì cả cũng sẽ văng xa tít. Nhiều người thắc mắc sao các đệ tử của ông lại cong lưng cung cúc cúng bái ông như thế. Chẳng qua, ông đã tạo ra hoàn cảnh (tham nhũng) mà nay họ đang ở trong đó.
Hệ thống ấy rất đơn giản: trước tiên phải tạo ra những “cổ chai”. Càng kẹt cứng, ai có quyền hành càng dễ làm giàu. Vụ xìcăngđan Willowgate trong những năm đầu thập niên 1980 là một ví dụ. Chiếc Toyota Cressida nhảy vào thị trường Zimbabwe. Cho dù người ta có tiền cũng không mua được, vì số xe lắp ráp quá ít. Thế nhưng các quan thì tha hồ mua, mua cho mình và cho người khác.
Nếu đã vi phạm thì xin lỗi đi, rồi sẽ được luân chuyển sang một ghế khác. Có khi được cử đi sứ hoặc đâu đó. Có một quan chức kỳ cựu tên Chikoore đã làm một chuyện không thể tưởng tượng được là xin từ chức ngay giữa lúc dân chúng đang bực tức vì thiếu hàng hóa. Sau đó, Chikoore đến gặp lãnh tụ tối cao xin một chức khác, bị từ chối thẳng thừng, bèn tự tử.
Chiếm đất mới diễn ra như giữa ban ngày, cứ truất hữu ở đâu tùy thích, chẳng cần đền bù gì cả. Song hệ thống không dừng lại ở đó. Những kẻ mới có đất đai này sẽ được mua dầu diesel trợ giá có khi chỉ bằng 5% giá thực tế. Mua xong bán lại chợ đen và hái ra tiền ngay. Các quan trong chính phủ còn được mua ngoại tệ với tỉ giá chính thức không đầy 10% tỉ giá thị trường chợ đen. Cứ thế mà nhân chục lần, chục lần, chục lần... tài sản.
Còn việc truất hữu các công ty nước ngoài, gọi là “nội địa hóa” chúng, thì mỗi công ty sẽ phải nhượng một số đáng kể cổ phần cho người Zimbabwe. Và những người nhiều khả năng được mua nhất chẳng ai khác hơn là các quan chức đầu ngành.
Đó là vài bí quyết gắn chặt họ với lãnh tụ tối cao...”.


Để mừng sinh nhật thứ 85 của tổng thống Zimbabwe...
DANH ĐỨC

Chủ Nhật, 15/02/2009, 08:48 (GMT+7)
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=301820&ChannelID=119
TTCT - Vào ngày 21-2 năm nay, Chính phủ Zimbabwe sẽ chi hơn 12.000 tỉ đôla Zimbabwe (ZD), tức khoảng 300.000 USD. Khoản này đã là tiết kiệm rất nhiều so với số tiền 1,2 triệu USD mà chính phủ nước này đã chi cho sinh nhật lần thứ 83 của lãnh tụ Mugabe cách đây hai năm.
Đất nước Zimbabwe đang vô địch thế giới về tỉ lệ lạm phát. Đất nước này năm ngoái còn “lên truyền hình” khắp thế giới nhờ cuộc bầu cử tổng thống kỳ lạ, qua đó ứng cử viên đối lập Tsvangirai nhận được nhiều phiếu bầu hơn ông Mugabe song vì không hội đủ 50% số phiếu nên không được xem là đắc cử và không buộc được ông Mugabe từ chức.
Từ đó đến nay mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ, cho dù từ ngày 15-9-2008 qua trung gian của nhóm 14 nước phía nam châu Phi (SADC), Đảng Zanu-PF của ông Mugabe và Đảng MDC (Phong trào vì sự thay đổi dân chủ) của ông Tsvangirai đã đi đến một thỏa hiệp, theo đó ông Mugabe sẽ tiếp tục yên vị chức vụ tổng thống trong khi ông Tsvangirai sẽ giữ chức thủ tướng từ ngày 11-2 này. Gọi là vẫn như cũ do lẽ sinh nhật của Tổng thống Mugabe nhất định sẽ được tổ chức như mọi năm.
Cháu của ông Mugabe, ông Patrick Zhuwawo, trưởng ban tổ chức mừng sinh nhật, khẳng định với inthenews.co.uk rằng: “Mừng ngày sinh của lãnh tụ tối cao của chúng tôi và cũng là đại anh hùng của châu Phi là một nhiệm vụ tối quan trọng. Nhất định năm nay sẽ là lễ mừng hoàn hảo nhất.
Đảng Zanu-PF vẫn được nhân dân đóng góp đầy đủ “cho dù từ tháng 8-2008, nạn dịch tiêu chảy cấp bùng phát và nhanh chóng biến thành nạn dịch tả với 60.000 ca được xác định, cướp đi mạng sống của 3.161 người, và cho dù 7/12 triệu dân Zimbabwe đang đói ăn. Ông Mugabe, 85 tuổi, sống sung mãn với một bà vợ mới 43 tuổi ở một đất nước mà tuổi thọ bình quân chỉ 44 tuổi 28 ngày, khi mà khoảng 2 triệu dân đang nhiễm HIV/AIDS và mỗi năm chết khoảng 200.000 người, quả là xưa nay hiếm! (số liệu: The World Fact Book).
Vẫn như cũ do lẽ dân chúng vẫn phải đóng góp vào lễ sinh nhật này bằng tiền bạc hay phẩm vật để tỏ lòng biết ơn ông Mugabe đã giải phóng đất nước khỏi thực dân da trắng. Nông dân phải góp gia súc, gia cầm để tỏ lòng biết ơn đã được chia đất tịch thu của chủ điền da trắng trong chiến dịch cải cách ruộng đất năm 2000. Công chức tiếp tục góp tiền lương cho dù họ đang đình công vì lương tuột giá so với lạm phát và đang phẫn nộ vì đệ nhất phu nhân Grace Mugabe, có biệt danh là “Zimbabwe đệ nhất mua sắm”, vừa có chuyến du lịch sang Hong Kong ăn tết âm lịch bằng ngân sách quốc gia tốn 92.000 USD và đã đấm vào mặt phóng viên khi bị chụp hình ở khách sạn Shangri-La... (nguồn: inthenews.co.uk). Riêng giới kinh doanh hoan hỉ tranh nhau góp ngoại tệ.
Đáng ngại là tập tục mừng ngày sinh này vẫn như cũ cho dù từ hai năm trước một chỉ huy của Tổ chức tình báo trung ương (CIO) của Chính phủ Zimbabwe “thường xuyên báo cáo với ông Mugabe rằng dân chúng đã chán ngấy và tình hình kinh tế đang chỉ chực bùng nổ” (nguồn: The Independent 24-2-2007).
Nền kinh tế rách bươm trên núi tài nguyên
- “Nếu được quản lý thích đáng, tài nguyên phong phú của Zimbabwe có lẽ sẽ làm nền tảng cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Nước này có một trữ lượng kim loại quan trọng, từ vàng đến platine, sắt, đồng... để có thể thu hút đầu tư nước ngoài...” (một báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phân tích).
- “Zimbabwe thừa hưởng (từ thực dân Anh, TTCT) một trong những cơ sở hạ tầng kỹ nghệ toàn diện và mạnh mẽ nhất châu Phi - khu vực nam Sahara. Cho dù không được bảo quản, hạ tầng cơ sở xuống cấp song vẫn còn tốt hơn nhiều nước châu Phi khác... Tỉ lệ tăng trưởng thực tế năm 1980-1981 vượt quá 20%... song đến năm 1986 xuống còn 0%. Chính trị và quản lý kinh tế kém đã dẫn đến các khó khăn kinh tế vô cùng”...
Các nhà kinh tế độc lập ước tính lạm phát hiện đang phải tính ở đơn vị ngàn tỉ phần trăm... Đầu tư nước ngoài biến mất. Nông nghiệp không còn là bộ xương sống của nền kinh tế Zimbabwe nữa. Các nông trại quy mô lớn hoàn toàn bị hủy trong chín năm qua, kể từ cuộc cải cách ruộng đất năm 2000” (nguồn: state.gov/r/pa/ei/bgn/5479.htm).
- “Từ một nước xuất khẩu lương thực, nay Zimbabwe thường xuyên thiếu hụt và 5 triệu người cần tiếp tế lương thực” - nhật báo The Times ngày 28-11-2004 mô tả tình hình chỉ không đầy bốn năm sau cải cách ruộng đất. Cũng may là năm ngoái Zimbabwe còn khai thác được 4,8 tấn vàng! (nguồn: báo cáo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu trên).

Cải cách ruộng đất
Việc chính phủ của ông Mugabe truất hữu các đồn điền cò bay thẳng cánh của người da trắng về góc độ dân tộc chủ nghĩa là có thể phần nào giải thích được. Song trong toàn cục kinh tế lại phá hủy toàn bộ diện mạo nông nghiệp nước này, từ một nền nông nghiệp quy mô lớn công nghiệp hóa sang một nền nông nghiệp vỡ vụn. Nó càng thụt lùi hơn nữa kể từ tháng 5-2005 khi chính quyền Mugabe thực hiện chiến dịch “Murumbutvina” (Khôi phục kỷ cương) nhằm đưa 2,5 triệu dân thành thị về nông thôn.

LHQ đã cho tiến hành một cuộc điều tra tìm hiểu sự thật về chiến dịch “Khôi phục kỷ cương” và đã đúc kết thành một bản phúc trình công bố mang tựa đề “Report of the fact-finding mission to Zimbabwe to assess the scope and impact of operation Murambatsvina”. Báo cáo bắt đầu như sau:
“Ngày 19-5-2005, hầu như không báo trước, Chính phủ Zimbabwe khởi sự chiến dịch dọn dẹp các thành phố. Khởi đầu là tại thủ đô Harare, sau đó nhanh chóng lan khắp nước, trở thành một làn sóng phá hủy nhà cửa, chợ búa, cửa hàng và trục xuất, do cảnh sát và quân đội tiến hành. 2,4 triệu người bị tác động dưới mọi hình thức. Chiến dịch “Khôi phục kỷ cương”, với mục đích chống nạn cư ngụ và xây dựng trái phép, chống các tệ nạn xã hội, đã được tiến hành một cách kỳ thị và dửng dưng trước những đau khổ con người (tr.7).
Trong bối cảnh chính trị xã hội Zimbabwe lúc đó, cùng với sự xuất hiện của Đảng MDC đối lập, việc hàng triệu người làm ăn và sống bằng một nền kinh tế ngầm (chợ trời, chui...), cung cấp đến 40% công ăn việc làm, được chính quyền Mugabe xem như là một nguy cơ bất cần chính phủ, làm cơ sở hậu thuẫn cho Đảng MDC đối lập. Thế là chính phủ Mugabe đã cho quân đội và cảnh sát mở đường cho xe ủi đất san bằng tất cả khu ổ chuột, xây cất không giấy phép, lùa dân chúng ra nông thôn, xem họ như là những nguy cơ tiềm năng.
Song theo báo cáo, việc phát triển các khu ổ chuột ở thủ đô Harare và các thành phố khác là một hiện tượng tự nhiên ở các nước đang phát triển, hậu quả của việc các chính phủ bất lực hay lãnh đạm trước nhu cầu xây dựng nhà ở cho dân chúng. Cho dù chính phủ Mugabe đã cố hằng năm xây dựng 15.000-20.000 căn hộ thì đây cũng chỉ là muối bỏ bể so với nhu cầu lên đến 250.000 căn hằng năm (tr.24).
Chính chính quyền địa phương cấp dưới là đồng phạm làm bùng nổ các hang ổ tệ nạn xã hội này. Do lẽ đất công không thể chiếm ngụ nên dân chúng quay qua thuê đất của các chủ đất rồi tự xây cất không cần giấy phép. Chính quyền địa phương cứ nhắm mắt làm ngơ. Chủ đất được pháp luật bảo vệ quyền sở hữu cứ việc thu tiền thuê đất, mặc kệ cho xây nhà, nhà bị đập thì ráng chịu. Có thành phố như Mutare, số nhà có giấy tờ hợp lệ là 27.000 căn, số nhà không giấy tờ lên đến 34.000 căn (tr.26).
Hiềm một nỗi, đa số chủ đất là các cựu chiến binh đã có công với chính phủ Mugabe trong cuộc đấu tranh giành độc lập từ Rhodesia thuộc Anh năm 1980, nên được thưởng đất sau cuộc tịch thu đất ngoại kiều năm 2000. Và đây chính là lực lượng trung thành của ông Mugabe. Bởi thế báo cáo của LHQ mới ghi chiến dịch “Khôi phục kỷ cương” này đã được tiến hành một cách kỳ thị (tr.7). Có những đại nông trại trước kia của chủ da trắng, sau này được chủ đất mới cho thuê “tạm trú” bị ủi sạch sành sanh. Đáng nói là tất cả đã diễn ra trong dửng dưng. Bởi thế LHQ mới cho lập phái bộ điều tra để sau đó có cơ sở cứu trợ nhân đạo dân chúng Zimbabwe.

Cứu trợ quốc tế sợ gì nhất?
Trong bối cảnh một nước khoảng 12 triệu dân mà có đến gần 200.000 bệnh nhân HIV/AIDS chết hằng năm và 2 triệu dân nhiễm bệnh này cùng các bệnh bội nhiễm kèm theo như bệnh lao, năm ngoái Quỹ toàn cầu chống AIDS, lao và sốt rét đã đồng ý cấp cho Zimbabwe 500 triệu USD viện trợ y tế. Song quỹ này vẫn luôn băn khoăn trước việc Ngân hàng Trung ương Zimbabwe sẽ độc lĩnh số tiền này. Lý do là thống đốc ngân hàng Gideon Gono là một thân hữu của ông Mugabe và ngân hàng này có thói quen ngâm tiền viện trợ để sau đó giải ngân dần dần theo hối suất chính thức!
Theo nhật báo The Telegraph ngày 23-10-2008, “các nhà ngoại giao phương Tây ở thủ đô Harare xem ông Gono như là một trong những tác giả của sự sụp đổ kinh tế Zimbabwe”.
Cứu trợ nhân đạo cũng bó tay trước việc mà Hãng tin toàn châu Phi allAfrica.com ngày 19-1-2009 thuật lại: “Một nông dân ở Chegutu, cách thủ đô Harare 80km, cho biết ông rất cần phân hóa học cho vụ bắp của mình nhưng ở cửa hàng chẳng bán và ông cũng chẳng thuộc diện được giúp kích tăng năng suất. Ông bảo: Nông dân chúng tôi đều nghe nói rằng hàng xóm chúng tôi có người được cấp phân, song không biết tiêu chuẩn mà quân đội cấp như thế nào. Có điều số phân cấp phát kích tăng năng suất đó được đem bán chợ đen với giá cắt cổ”.
Hãng tin này cho biết một viên tướng Zimbabwe tên Nyikayaramba, phụ trách hậu cần cho chương trình “Kích tăng năng suất”, mới đây đã đe “sẽ công bố tên các quan chức đứng tên đất đai rồi thuê người làm mướn, sau đó khai năng suất, lĩnh thưởng kích tăng năng suất rồi đem bán chợ đen”.
Trong khi chờ đợi, các đại tư bản Zimbabwe vẫn sẵn sàng đi dự tiệc mừng thọ lãnh tụ tối cao Mugabe và con cái họ đi xe hơi đến trường trong khi thầy giáo cuốc bộ, như bài báo sau của World Paper, ngày 30-5-2003 viết: “Đối với thầy giáo Freedom Hove cùng hàng ngàn đồng nghiệp của mình ở Zimbabwe, nghề của họ nay đã mất vinh quang, thầy giáo biến thành kho truyện cười của xã hội do bị xem thường bởi đồng lương quá thấp của mình. Thầy Hove cho biết sinh viên của ông không còn xem thầy cô ra gì. Họ thừa biết rằng mua cái điện thoại di động còn không xong, huống hồ là mua xe bốn bánh như họ”.

-----------------------------------

Hệ thống quyền lực của Tổng thống Mugabe
Trên website Africa Agenda của giới trí thức châu Phi, bài viết “Is Mugabe’s legacy a lesson for Zuma?” (“Di sản của Mugabe: một bài học cho Zuma?”) được đăng nhằm cảnh báo nguy cơ tương tự cho Nam Phi mà sang năm tới sẽ có tổng thống mới là ông Jacob Zuma. Dưới đây là vài trích đoạn:
“Mugabe hoạt động qua một hệ thống giám sát hữu hiệu các thuộc hạ nhằm “bêtông hóa” quyền lực của mình. Thoạt đầu khi mới giành được độc lập, ông và các đồng đội của mình cũng tin rằng sẽ phục vụ dân chúng nên lập ra bộ quy ước lãnh đạo rất nghiêm khắc, theo đó làm giàu là nghịch đề.
Thế nhưng thật nhanh chóng, Mugabe phát hiện rằng họ tham ăn như lợn nên quyết định nuôi tính háu ăn vô chừng của họ bằng cách gắn họ với chế độ tổng thống trọn đời của mình. Nghe họ thề trung thành với tổng thống trọn đời, người ta cứ ngỡ rằng họ chỉ nói đùa. Thật ra họ không đùa: họ thừa biết số phận của họ gắn chặt với lão già này, như ông thường bảo họ: “Nếu tôi văng, các ông sẽ văng trước”.
Ông cho phép họ thoải mái tham nhũng, song tất cả đều được ghi chép đầy đủ. Các ghi chép đó chính là nguồn bảo hiểm nhân thọ của ông. Chỉ cần ông giơ ra vài ghi chép là chẳng cần xét xử gì cả cũng sẽ văng xa tít. Nhiều người thắc mắc sao các đệ tử của ông lại cong lưng cung cúc cúng bái ông như thế. Chẳng qua, ông đã tạo ra hoàn cảnh (tham nhũng) mà nay họ đang ở trong đó.
Hệ thống ấy rất đơn giản: trước tiên phải tạo ra những “cổ chai”. Càng kẹt cứng, ai có quyền hành càng dễ làm giàu. Vụ xìcăngđan Willowgate trong những năm đầu thập niên 1980 là một ví dụ. Chiếc Toyota Cressida nhảy vào thị trường Zimbabwe. Cho dù người ta có tiền cũng không mua được, vì số xe lắp ráp quá ít. Thế nhưng các quan thì tha hồ mua, mua cho mình và cho người khác.
Nếu đã vi phạm thì xin lỗi đi, rồi sẽ được luân chuyển sang một ghế khác. Có khi được cử đi sứ hoặc đâu đó. Có một quan chức kỳ cựu tên Chikoore đã làm một chuyện không thể tưởng tượng được là xin từ chức ngay giữa lúc dân chúng đang bực tức vì thiếu hàng hóa. Sau đó, Chikoore đến gặp lãnh tụ tối cao xin một chức khác, bị từ chối thẳng thừng, bèn tự tử.
Chiếm đất mới diễn ra như giữa ban ngày, cứ truất hữu ở đâu tùy thích, chẳng cần đền bù gì cả. Song hệ thống không dừng lại ở đó. Những kẻ mới có đất đai này sẽ được mua dầu diesel trợ giá có khi chỉ bằng 5% giá thực tế. Mua xong bán lại chợ đen và hái ra tiền ngay. Các quan trong chính phủ còn được mua ngoại tệ với tỉ giá chính thức không đầy 10% tỉ giá thị trường chợ đen. Cứ thế mà nhân chục lần, chục lần, chục lần... tài sản.
Còn việc truất hữu các công ty nước ngoài, gọi là “nội địa hóa” chúng, thì mỗi công ty sẽ phải nhượng một số đáng kể cổ phần cho người Zimbabwe. Và những người nhiều khả năng được mua nhất chẳng ai khác hơn là các quan chức đầu ngành.
Đó là vài bí quyết gắn chặt họ với lãnh tụ tối cao...”.

DANH ĐỨC


No comments:

Post a Comment