Tuesday, February 17, 2009

NHỮNG LÝ DO ĐỂ GHÉT VIỆT NAM

Những lý do để ... ghét Việt Nam
Thứ Ba, 10.02.2009, 03:14pm
http://www.tinnhanhblog.com/article/DoLaToi/5010/
(TinNhanhBlog.com) Tất nhiên là không phải tớ, tớ chả có lý do gì để ghét quê hương của tớ cả. Bài viết này tớ vô tình đọc được ở bài "My Vietnam, our Vietnam" trên Tin nhanh Blog http://tinnhanhblog.com Đây là một bài viết của một du khách nước ngoài từng đến thăm Việt Nam và ... ghét nước mình.
Tất nhiên là bị ai đó ghét là cảm giác không hề dễ chịu, nhưng tớ thấy mình chẳng nên làm ngơ. Và tớ tin, không chỉ có một người như vậy nói ra nhiều bức xúc như thế. Mình có thể thay đổi được những cái xấu mà họ nêu ở đây không nhỉ? Đáng tiếc, tớ lại thấy những gì họ bực mình lại là sự thật. Không biết mọi người thấy sao nhỉ?
Tớ dịch lại từ bài viết này và mọi người hãy cũng đọc nhé.

Nguồn:
http://travelvice.com/archive/2007/10/reasons-to-hate-vietnam.php

Những lý do để ghét Việt Nam
Ôi, Việt Nam, sao tôi ghét đất nước này như thế... Để tôi liệt kê vậy...

1. Tôi ghét sự gian dối ở Việt Nam

Tôi thật mệt mỏi bởi bị lừa lọc. Nó giống như trở thành một thói quen lừa lọc của người dân xứ này.
Tôi bị lừa khi tôi hướng dẫn cho người lái xe bus đưa chúng tôi từ sân bay tới một khách sạn cụ thể (nơi mà người ta phải giật mình bởi tòa nhà tôi muốn tới tại địa chỉ đó, lại được khẳng định là đã hết chỗ, nhưng họ sẽ đưa chúng tôi đến một nơi khác ở một cái góc loanh quanh nào đó. ) Tôi bị lừa khi nhận lại một chiếc ba lô thừa bị bỏ quên ở khách sạn Hà Nội, cùng với việc một nhân viên cứ cố moi ở tôi 30$ cho việc giữ đồ trong vài ngày đó. Chúng tôi bỏ đi và không chi trả gì hết.
Tôi thường bị lừa như một kẻ ngốc, thật đơn giản bởi những ngón nghề vớ vẩn tầm thường. Như là lúc tôi mua mấy tấm thiệp hay hay ở một cửa tiệm nhỏ ngoài khu dành cho du lịch. Tatiana có hỏi cách làm những tấm thiệp đó, và người phụ nữ bán hàng đã ra hiệu rằng do chị ta tự làm bằng một con dao. Hoàn toàn bịa đặt, bởi tôi thấy được hầu như cả những vạch in còn lại từ máy laser khi thiệp được sản xuất với số lượng tương đối. Có vẻ cô ta cũng làm những mã vạch đằng sau tấm thiệp khá đấy chứ?
Lừa đảo. Thật quá nhiều người lừa đảo.

2. Tôi ghét kiểu nói thách giá ở Việt Nam

Mặc dù ở nhiều nước khác cũng phổ biến, nhưng giá cả dành cho người nước ngoài thay đổi xoành xoạch thể hiện rõ nhất ở Việt Nam. Cùng một chuyến đi, khách du lịch phải trả 100 ngàn đồng, hãy hỏi một người Việt Nam ngồi cạnh thì họ trả có 80 ngàn đồng. Tôi có mặc cả khi mua hoa quả, nhưng cái giá cuối cùng tôi trả vẫn cứ cao gấp đôi so với gánh hàng bán bên cạnh, bởi người bán đã thổi phồng giá gốc lên 400%.
Hầu hết người nước ngoài được coi là mục tiêu cho họ cơ hội. Theo lời ông Nguyễn Hữu Việt, trưởng phòng bộ phận du lịch Hà Nội, bán thách giá cho du khách nước ngoài không hẳn là một kiểu lừa lọc, nhưng nó là một phần "văn hóa".

Đây là một trích dẫn về bài báo "Giá cả không hề ổn định"
"Khách du lịch người Mỹ và người Nga rất hào phóng, nhưng hào phóng nhất vẫn là khách hành từ Nhật Bản, họ hầu như không mặc cả gì hết" Thu Hương người làm việc trong một sạp lưu niệm nhỏ ở phố cổ nói. "Thậm chí với cái giá tăng gấp 10 lần, khách hàng người Nhật vẫn coi vậy là rẻ. Nhưng người Ý hay Đức họ chỉ xem và cười."

Vô tư hơn nữa với khách du lịch được coi là "gà béo", đây là một từ lóng dành cho những người mua phải cái giá 100$ cho một chiếc đồng hồ nhái Rolex của Trung Quốc trị giá chỉ 10$ hoặc 40$ cho một chuỗi hạt ngọc trai nhân tạo chỉ với giá 15$.

"Thành thật mà nói tôi không quan tâm lắm tới những tiệm lưu niệm hay là hoa quả khi họ cố lấy thêm chút tiền từ khách nước ngoài, việc mặc cả hàng hóa giống như một phần của trò chơi vậy" - Daniel Lewenstein luật sư người Mỹ thường qua lại và sống ở Việt Nam suốt 10 năm qua đã nói vậy. "Nhưng thực sự là rất phiền khi giá cả đã được ấn định, và người ta cứ cố tìm cách thay đổi nó, như lần trước tối tới sân bay Nội Bài, người lái taxi cứ cố đòi ở tôi 280 ngàn VND cho chuyến đi vào thành phố trong khi giá đề rõ trên biển là 150 ngàn đồng".

3. Tôi ghét sự ồn ào ở Việt Nam

Có vẻ như đất nước này phát huy hay gia tăng hết sức mọi kiểu cách để hủy hoại môi trường bằng tiếng ồn. Cấp độ âm thanh đạt đến đỉnh điểm trên đường phố, nơi tôi phải bịt lỗ tai lại chỉ vì tai tôi ong ong những tiếng "eeeeeeeeeeeeing" trong suốt quãng thời gian tôi trở về khách sạn.
Hàng trăm hàng ngàn thứ âm thanh xe cộ ầm ầm như tiếng súng trên mọi con đường. Còi xe máy thì kêu liên tục, trung bình cứ 5 đến 7 giây như vậy. Họ bấm còi khi vượt qua người khác, bấm còi khi quay xe, bấm còi khi say, bấm còi khi vui vẻ, bấm còi khi người ta không kịp đi nhanh, họ bấm còi ngay cả lúc họ đi ngược chiều, họ bấm còi chỉ để khoe cái còi của họ, và họ bấm còi chỉ vì người ta cũng bấm còi. Tôi nhìn và lắng nghe khi họ giảm tiếng còi là khi họ rẽ vào đại lộ. Ở Hà Nội, lúc nào trong ngày bạn cũng nghe thấy tiếng còi xe, không cần biết là ở đâu hay ngay trong phòng khách sạn.
Ở Hà Nội loa phường được đặt khắp mọi nơi, cứ nhồi vào tai người du lịch và dân cư cho tới khi cái tai phải chảy máu. Những bản phát thanh cả giờ đồng hồ về tin tức, thời tiết và thông tin quảng cáo thật sự quá lớn, nó át cả tiếng còi xe. Thật là ồn lắm.
Điều cuối cùng bạn thực lòng muốn có ở đất nước này chính là một căn phòng khách sạn ở mặt đường, đặc biệt là khi bạn có một chiếc microphone chĩa thẳng vào tòa nhà, làm bạn tỉnh giấc vì chói tai vào 7h sáng với một thứ âm thanh ồn ào bởi một thứ ngôn ngữ khó chịu (Lời người dịch: Dịch đến đây thì tớ bắt đầu tức rồi đó. Thói quen, nếp sống nhà người ta mắc mớ gì mà phải ghét, 7h sáng dậy được rồi. Đến đất nước người ta mà còn ghét ngôn ngữ của người ta. Thiệt tình... chạ lẽ hông biết đến câu ở bầu thì tròn, ở ống thì dài... hừ hừ!)
Giữa sự ồn ào của xe cộ, công trình xây dựng liên miên, ngôn ngữ và những quán Karaoker, tôi cảm thấy thật ghen tỵ với những người khiếm thính.

http://www.youtube.com/watch?v=C37j7r-uoQg&eurl=http://travelvice.com/archive/2007/10/reasons-to-hate-vietnam.php

4. Tôi ghét tiếng Việt

Đoạn này em xin phép bỏ qua. Ngôn ngữ của một dân tộc không thích thì thôi, cũng không thể vì bản thân không thích mà bôi nhọ nó. Đoạn này em cảm thấy người viết bài này rất ngu ngốc và hông biết điều. Bản thân em cảm thấy như bị xúc phạm. Có nhiều thứ tiếng cá nhân em thấy nó cũng ngộ ngộ, nhưng mà chưa bao giờ em nghĩ có một ngôn ngữ mà cần phải dùng những lời tệ hại như thế để diễn tả về nó. Bài này em dịch với mục đích tích cực, là cái gì ta thấy sai ta sửa, ta khắc phục. Chứ còn nói một câu "Tôi ghét tiếng Việt" kiểu vô lý như thế thì... kệ nó, nó hông cần phải học tiếng Việt làm gì, nó thiệt!

5. Tôi ghét giao thông ở Việt Nam và sự khốn khổ khi đi bộ

Hơn một triệu rưỡi xe mô tô ở Hà Nội và hơn bốn trăm ngàn xe ở các vùng phụ cận – là chỉ số tăng trưởng 14% hàng năm. Số lượng xe cộ đông đúc như thế như một minh chứng cho tình trạng nguy hiểm của người đi bộ.
Những lối đi cho người đi bộ bị nêm cứng bởi những người bán lẻ và các hộ gia đình ở đây khi họ cố cơi nới diện tích sử dụng ở tầng trệt với mục đích kinh doanh. Điều đó đồng nghĩa với việc người đi bộ phải đi trong lòng đường. Lúc nào họ cũng có thể cảm nhận được gió tạt ngang khi bị những chiếc xe gắn máy hoặc ô tô vượt qua.
Ở đây thực sự có rất ít lối băng qua đường dành cho người đi bộ. Kể cả khi có, nó cũng chẳng giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn cho người đi bộ gây ra bởi phương tiện giao thông, và ngay cả khi tín hiệu qua đường cho người đi bộ bật xanh, họ vẫn phải lưu ý những phương tiện giao thông rẽ vào hoặc từ hướng trái, hoặc từ hướng phải.
Việc băng sang đường, dù có hoặc không có kiểm tra giao thông, cũng có thể ví von như cảm giác phó thác hoàn toàn vào Đức tin của anh chàng Indiana John khi nhảy xuống vực từ miệng hang Đầu Sư Tử . Nếu ví luồng phương tiện giao thông như một dòng sông chảy xiết, thì khi đó bạn chỉ như một hòn đá chuyển động chậm chạp, luồng phương tiện giao thông sẽ tẽ ra khi bạn di chuyển.
Việc này đã gây ra mối bất an cho Tatiana, khi em lo sợ cho sự an toàn của đứa trẻ đang nằm trong bụng mỗi khi em phải liều lĩnh ra khỏi khách sạn. Đối với Tatiana, việc đi lại ở đây là một thử thách lớn. Em cảm thấy hoang mang khi phải nghĩ đến việc bị đâm bởi một xe máy chạy ẩu và những hậu quả xảy đến sau đó cho đứa con trai chưa sinh của mình.
Tôi lúc nào cũng phải giữ chặt tay em, đứng giữa em và luồng xe đang chạy đến, giống như kỹ thuật che chắn bằng hình nộm người. Tôi không thể trách cứ em, khi em lúc nào cũng có thói quen như muốn chặn phương tiện đó lại vì Tatiana có cảm giác như nó sắp đâm em, làm kiểu gì cũng sai. Chúng luôn làm ta cảm thấy hoàn toàn choáng váng. Không được dừng lại. Không được chạy. Điều đó đã thành luật. Bạn phải thoát khỏi nỗi sợ hãi như thể bạn sắp phải nhảy ra khỏi máy bay và tin rằng mọi thứ vẫn tốt đẹp.
Tôi có quay lại một đoạn phim ngắn để thấy xe cộ hằng ngày ở đây như thế nào và bạn phải cẩn thận như thế nào khi đi bộ ở đây.
Link:
http://www.youtube.com/watch?v=2BDekHnNxZ4


6. Tôi ghét cái giá trả cho việc xin thị thực vào Việt Nam

Tôi ghét cái giá đắt đỏ để được đặt chân đến đây và về phương diện kinh tế, nó như những cái nhọt ở mông vậy.7. Tôi ghét những tòa nhà lêu nghêu ở Việt Nam

Phải trèo không biết bao nhiêu tầng cầu thang vì người Việt Nam thích xây khách sạn mà bề ngang chỉ vừa cho một phòng đơn làm tôi đẫm mồ hôi. Tôi phải bỏ một căn phòng tiện nghi bởi nó ở tận tầng thứ 8 và người vợ mang thai gần 7 tháng Tatiana của tôi không thể nào leo qua đến tầng thứ 3 mà không tránh khỏi hụt hơi.

8. Tôi ghét kiểu người Việt Nam gây trở ngại mặt phố

Thói quen cố hữu bởi việc đậu xe máy đúng là một kiểu bị kín từng centimet vuông vào khoảng trống trước một nhà hàng tôi muốn vào. Việc thiếu hiểu biết và lịch sự đối với người khác được thể hiện một cách hiển nhiên trên đường phố theo phương thức mà họ đậu xe. Xô đẩy và luồn lách theo cách riêng của bạn vào bất kì chỗ trống nào và vậy là đủ.
Tôi nhận ra, không còn chỗ cho bất kỳ ai hay bất kỳ cái gì tại cái nơi kinh khủng với đủ sự khốn khổ về giao thông như vậy, trừ phi là những Ninja nặng 43 ký dáng như que củi mới có thể lách qua những thứ như vậy - chỉ cần nhìn cái bụng thai nghén nặng nề của Tatiana mà hiểu rằng làm sao tôi phải cản không để em đi lại nhiều ở đây.

9. Tôi ghét những con tôm hùm bị biến đổi gen ở Việt Nam

Tôi chẳng ngốc đến nỗi đi tin là mình thực sự được thưởng thức một thứ gì giống như cái loại tôm hùm chỉ có 3$ kia, nhưng chúng tôi đã từng ở vinh Tokin, và đồ biển ở đó quá phổ biến trên thực đơn. "Chính ra mình có thể tung ra con át chủ lắm", tôi nghĩ bụng.
Những thứ được quẳng lên trên đĩa là một trong những loại động vật gây ác cảm nhất mà tôi từng thấy tận mắt. Vị ngọt và chua phủ đầy lên mấy thứ đồ biển kỳ dị trông cứ như lũ tôm quỷ quái ấy. Tôi chẳng dám nhìn khi Tatiana moi có chút xíu thịt dính bên trong thứ giáp xác ấy.

Đây là đoạn phim nhanh về sự thất vọng của tôi
http://www.youtube.com/watch?v=Yx55ZgUEKRc

(Lời người dịch: Tên này đúng là kẻ quê mùa, hông thích thì đừng ăn. Đòi ăn cho được rồi lại ghét. Có ai nhét vào miệng nó ép nó ăn đâu. Nhìn tôm nhà người ta khác khác chút hắn kiu là đồ biến đổi gen. Vớ vẩn. Nhưng mà tớ cũng xin ghi chú một điều, nước ngoài họ giờ sợ chết lắm, sợ ung thư, cấy ghép phát triển cho lắm vào rùi giờ sợ đồ bị biến đổi gen. Ngoài ra có một số người đặc biệt sợ ăn tôm, vì họ thấy nó giống như con sâu biển. Phải nói vậy để các bác hiểu cái sự ghét ngớ ngẩn thế này của kẻ nhà quê ấy.)

Nguồn :
Phương Linh EL's Blog



Hanoi, Vietnam
Reasons To Hate Vietnam
Oh Vietnam, how I hate you... Let me count the ways...
http://travelvice.com/archive/2007/10/reasons-to-hate-vietnam.php

No comments:

Post a Comment