Sunday, January 18, 2009

VIỆT NAM BUỘC GIỚI BLOGGER VÀO KHUÔN PHÉP

The Washington Post
Nhà chức trách Việt Nam buộc giới blog đang sôi động của đất nước phải vào khuôn phép

Tim Johnston
Ban đối ngoại Washington Post
Chủ nhật, ngày 18-1-2009; Trang A21[từ bản báo in]
http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2009/01/17/AR2009011702552.html
BANGKOK - Chính quyền Việt Nam vừa ban bố vài quy định pháp lý trong mấy tháng gần đây nhằm hạn chế hoạt động blog, trong lúc số người dùng Internet đang tăng vọt ở đất nước cộng sản này.
Chiến dịch được bắt đầu vào tháng Tám, khi chính quyền cho công bố một chỉ dụ trao cho công an quyền hành rộng lớn liên quan đến hoạt động chống lại những chỉ trích trên mạng trực tuyến, bao gồm những người chống lại “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và ngấm ngầm phá hoạt an ninh quốc gia và trật tự xã hội.
Bản quy định cũng cấm “những hành vi khiêu dâm và truỵ lạc … và hủy hoại phong tục và truyền thống tốt đẹp của dân tộc,” theo như tờ công báo được xuất bản - trên mạng trực tuyến - bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

Việt Nam là nước đến với thời đại giao dịch trực tuyến khá muộn, song tăng trưởng kinh tế nhanh chóng lạ thường trong ít năm qua đã làm bùng nổ một con số ấn tượng tương đương ở những người dùng Internet.
Các ước đoán cho biết rằng khoảng 24 triệu người ở đất nước 88 triệu dân này đều đặn sử dụng trang Web. Các quán cà phê Internet nhan nhản những người không có đủ điều kiện sắm một chiếc máy tính, và những cửa hiệu nhỏ bán những phần mềm sao chép bất hợp pháp cho họ.
Trong một môi trường mà ở đó thông tin bị định hướng nặng nề bởi hệ thống truyền thông nhà nước, các blogger đã nhanh chóng phát hiện ra những khả năng mà thế giới trực tuyến dâng tặng. Tin tức về đất nước, với nhiều tin trong đó là từ các phương tiện truyền thông nước ngoài, và những bình luận về chính trị thường là phê phán chính quyền đã trở thành những mặt hàng chủ yếu. Như một hệ quả, những thảo luận về tương lai chính trị của đất nước, tồn tại hoặc không tồn tại Đảng Cộng sản, đã nở rộ.
“Nó là một môi trường được trí thức hoá một cách kỳ dị,” Kim Ninh, người đứng đầu văn phòng của Quỹ Á châu tại Hà Nội, đã nhận xét về hoạt động blog. “Có nhiều lời vu khống, nhưng lại dưới cái vẻ bên ngoài rằng có một truyền thống của giới trí thức đã tồn tại từ thời Pháp thuộc trong những năm 20, 30 và 40 nay tiếp tục tuôn chảy. Họ lựa chọn đề tài tranh cãi về chính trị rất nghiêm túc.
“Dân chúng đang để ý đến các blog để có tin tức mà họ không thể nhận được trên hệ thống truyền thông chính thống,” bà nói.

Những động thái của chính quyền chống lại hoạt động blog đã kích động một phản ứng mạnh mẽ từ những người bênh vực cho quyền tự do ngôn luận. “Việt Nam là một trong vài quốc gia mà người dân có thể bị giam giữ với những tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ,” ông Brad Adams, giám đốc Á châu của tổ chức Giám sát Nhân quyền, đã nhận xét trong một bản tuyên bố hôm thứ Năm. “Các nước cấp viện cho Việt Nam cần phải tiếp tục nhấn mạnh rằng chính phủ hãy chấm dứt hình sự hóa việc phát biểu chính kiến một cách ôn hoà.”
Sau một thời kỳ có được những quyền tự do tương đối, khi mà mạng trực tuyến và các báo in đang kiểm chứng những giới hạn của những gì mà họ có thể đăng tải, các nhà chức trách mới đây đã bắt đầu đàn áp thẳng tay.
Cuối năm ngoái, các tòa án đã áp đặt một bản án hai năm đối với một nhà báo sau khi ông cho đăng tải một loạt bài báo phơi bày sự thật tham nhũng, và một blogger nổi bật được biết đến dưới cái tên Điếu Cày, người có tên thật là Nguyễn Văn Hải, đã bị kết án hai năm tù giam vì trốn thuế trong một vụ việc được khắp nơi nhìn nhận như một hành động trừng phạt hoạt động blog của ông.

Peter Leech, một người Úc từng lập một trang web tổng hợp tin tức phổ biến, có tên là Intellasia.net, tại Việt Nam, đã bắt đầu có những sự cố với các nhà chức trách vào tháng Sáu năm 2007. Ông cho biết là công an thường xuyên đột kích vào các văn phòng của Intellasia, rằng máy chủ đóng ở Hoa Kỳ thực hiện ký gửi trang web này đã bị tấn công và rốt cuộc ông đã buộc phải trốn khỏi đất nước này.
“Họ đang trở nên thô bạo hơn nhiều đối với mọi việc — các báo, Internet, mọi thứ,” Leech cho biết từ Perth, Australia.

Đại đa số các blogger sử dụng các diễn đàn được thiết lập bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet khổng lồ là Yahoo và Google, và chính phủ đã cho biết họ sẽ giành được sự trợ giúp của các công ty này để kiểm soát Internet.
“Các nhà cung cấp dịch vụ sẵn sàng hợp tác với các cơ quan của Việt Nam,” ông Đỗ Quý Doãn, thứ trưởng bộ thông tin, đã nói tại một cuộc họp báo cuối tháng trước. “Tôi nghĩ là các nhà cung cấp dịch vụ cũng mong muốn có được một môi trường Internet lành mạnh. Tôi nghĩ nếu các cơ quan của nhà nước Việt Nam yêu cầu hợp tác, thì Google và Yahoo cũng sẽ sẵn sàng.”

Diễn đàn nổi tiếng nhất giành cho giới blogger Việt Nam là Yahoo 360. Yahoo cho biết vào tuần này là họ đã không được thăm dò ý kiến bởi chính quyền Việt Nam đối với bất cứ việc kiểm soát nào.
“Như là một chính sách chung, các công ty của Yahoo, giống như các công ty khác khắp nơi trên thế giới, được đòi hỏi tuân theo những yêu cầu hợp pháp từ các chính phủ khi công ty là chủ thể của luật pháp nước đó,” công ty đã cho biết trong một bản tuyên bố, và chỉ ra rằng diễn đàn Yahoo 360 của mình hoạt động ở Singapore.

Vấn đề ở đây vẫn được nhìn nhận là chính phủ có thể kiểm soát thành công tới đâu đối với Internet. Như Trung Quốc từng chứng tỏ, công nghệ tồn tại để ngăn chặn những nội dung không mong muốn, ít nhất là từ những người dùng không có chủ định. Thế nhưng không như những người dùng ở Trung Quốc, nơi mà chính phủ của họ kiểm duyệt Internet ngay từ ban đầu, người dùng ở Việt Nam đã được hưởng điều kiện truy cập không bị trói buộc trong hàng năm trời, làm cho họ trở nên coi nó như là một thứ quyền lợi của mình.
“Nếu họ làm điều gì đó một cách khắc nghiệt,” ông Leech nói về các giới chức chính quyền,” thì nó không phải chỉ là một bước lùi lớn, mà còn làm cho dân chúng trở nên hết sức tức giận.”

Hiệu đính:
TBT Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
18/01/2009
http://anhbasam.wordpress.com/2009/01/18/40nha-ch%e1%bb%a9c-trach-vi%e1%bb%87t-nam-bu%e1%bb%99c-gi%e1%bb%9bi-blog-dang-soi-d%e1%bb%99ng-c%e1%bb%a7a-d%e1%ba%a5t-n%c6%b0%e1%bb%9bc-ph%e1%ba%a3i-vao-khuon-phep/#respond

——————————————–
The Washington Post
Vietnamese Authorities Rein In the Country’s Vigorous Blogosphere
By Tim Johnston
Washington Post Foreign ServiceSunday, January 18, 2009; Page A21
http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2009/01/17/AR2009011702552.html

No comments:

Post a Comment