Wednesday, January 21, 2009

TỰ DO DÂN CHỦ là HY VỌNG LỚN NHẤT CHO TRUNG QUỐC

Project Syndicate
Hy vọng lớn nhất cho Trung Quốc

Ian Buruma
http://www.project-syndicate.org/commentary/buruma21
Năm 2008 sẽ không được nhớ đến một cách chủ yếu vì những hành động anh hùng hay anh hùng. Nhưng, giữa những tin tức tường thuật trong ít tháng qua về trò lừa gạt tài chính, cuộc đổ máu ở Ấn Độ và Gaza, và những thảm hoạ kinh tế toàn cầu, một tin tức đã nổi bật lên về tinh thần dũng cảm và cao quý của nó.

Vào ngày 10 tháng Mười hai, kỷ niệm lần thứ 60 bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, hơn 300 công dân Trung Quốc, khắp các thành phần từ những giáo sư luật cho tới các thương gia, các nông dân, và thậm chí một số quan chức chính quyền, đã ký tên của họ vào một văn kiện đặc biệt, có tên là Hiến chương 08.
Những người ký tên vào bản hiến chương, sau đó được tham gia thêm bởi hàng ngàn người khác, đã đặt câu hỏi rằng: Trung Quốc đang hướng tới đâu trong thế kỷ 21: “Đất nước sẽ tiếp tục hiện đại hóa dưới chính thể độc tài, hay TQ sẽ chấp nhận những giá trị nhân bản phổ quát, gia nhập vào dòng chính của các quốc gia văn minh, và xây dựng một hệ thống dân chủ?”

Chẳng có gì có tính chất kích động chống đối đằng sau bản Hiến chương 08, không có lời kêu gọi nổi loạn bằng bạo lực, không có khao khát vì hận thù hay trừng phạt. Bản hiến chương đó chỉ đơn thuần đòi hỏi về những gì mà các công dân của tất cả các chế độ dân chủ tự do coi là bình thường: quyền chất vấn các chính sách của chính phủ, bảo vệ nhân quyền, một bộ máy tư pháp độc lập, và các cuộc bầu cử đa đảng.

Kiểu mẫu của bản Hiến chương 08 là bản Hiến chương 77 của nước Tiệp Czechoslovakia. Vào năm 1977, một số nhân vật ký tên nổi tiếng, ví như ông Václav Havel, đã bị bắt như là một hệ quả. Tương tự vậy, một trong những trí thức dũng cảm nhất, sáng suốt nhất của Trung Quốc, ông Liu Xiaobo, đã bị bắt vào tháng Mười hai do đã ký tên vào bản Hiến chương 08, và vẫn chưa được thả. Những người ký tên khác đã và đang bị thẩm vấn và quấy nhiễu.

Hiến chương 08 đã không nhận được sự chú ý mà nó xứng đáng có được, chắc có lẻ bởi vì hầu hết dân chúng có những mối quan tâm khác, cấp bách hơn. Thế nhưng cũng có một khuynh hướng, không phải chỉ ở Trung Quốc, muốn gạt bỏ những lời kêu gọi cho dân chủ đó, coi là không thích hợp, thậm chí là sai lầm dại dột. Những chính sách của Mỹ gần đây đã làm cho việc cổ vỏ dân chủ có bị ô danh. Tại Trung Quốc, và các khu vực còn lại của các nước theo chủ nghĩa độc tài ở Châu Á, một chuyện đã và đang trở thành thói quen, thậm chí trong số “những người tự xưng là tự do”, tranh cải rằng nền dân chủ có thể là tốt đẹp cho những người Âu châu và người Mỹ, song không thích hợp cho các điều kiện của Á châu. Nước Trung Quốc quá lớn, nền văn hóa của họ quá khác biệt, và dân chúng vẫn còn quá nghèo khổ và không được học hành để ủng hộ một hệ thống dân chủ.

Một phương cách thay thế khác cùng có chung một lối bào chữa này là cho rằng Trung Quốc có kiểu dân chủ của riêng họ, căn cứ vào một tư tưởng Nho giáo của lòng nhân từ của chính quyền và thiên hướng văn hóa của người dân Trung Quốc là hy sinh những quyền lợi cá nhân cho lợi ích của tập thể. Đối với những ai có quan điểm này - và nhiều thương gia phương Tây cũng hoàn toàn nhất trí với Đảng Cộng sản Trung Quốc ở điểm này - thì những người ký tên vào bản Hiến chương 08 một cách đơn giản là những kẻ xa vời, lạc lỏng với nền văn hóa của riêng bản thân họ.

Nói theo tác động ngay tức thì, đúng là bản Hiến chương 08 sẽ khó mà làm nên một gợn sóng lăn tăn trong cái vũng nước chính trị của Trung Quốc. Chính quyền thậm chí sẽ không tranh luận về những ý kiến trong bản Hiến chương, và đừng nói là họ sẽ làm bất cứ điều gì để thực hiện đầy đủ những ý kiến đó. Thế nhưng đó không phải là lý do để nói là bản hiến chương đó là không thích hợp. Năm 1977, có một ít người đã đoán rằng ông Havel một ngày nào đó sẽ dẫn dắt một nền dân chủ ở Czech. Ông và các nhà bất đồng chính kiến bạn hữu của mình đã từng là một thiểu số ít ỏi. Một Trung Quốc tự do-dân chủ có thể không tới sớm, nhưng sau khi Hiến chương 08 ra đời, không ai có thể phủ nhận rằng nhiều người Trung Quốc hiện nay đang mong muốn có bản hiến chương ấy một cách cực độ.

Hiện nay, sự biểu lộ ước nguyện này là đặc biệt quan trọng khi mà thế giới đang bị siết chặt bởi một cuộc khủng hoảng kinh tế khủng khiếp. Mối tai hoạ kinh tế lan rộng chưa bao giờ lại không đi liền với những hệ quả chính trị. Chủ nghĩa dân túy bài ngoại đang nổi lên ở Âu châu. Tổng thống Barack Obama sẽ có một giai đoạn khó khăn hạn chế (một cách không mong muốn) chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và hàng công nghiệp nội địa tại Hoa Kỳ. Người Nhật có thể quay trở lại với chủ nghĩa dân tộc khó chịu. Tuy nhiên, không nơi đâu mà những hậu quả chính trị và xã hội của một thời kỳ khủng hoảng kinh tế lại chất chứa tính bất ổn định đang tiềm tàng hơn là ở Trung Quốc.

Đó là do sự độc quyền kiểm soát quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ có thể được biện minh là đúng hay hợp lý chỉ bởi khi mà mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng được tiếp tục, nếu không có sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh mẻ và đều đặn thì các công nhân và nông dân sẽ bị mất việc làm, và tầng lớp trung lưu thành thị sẽ mất đi cơ hội của họ để gia tăng sự thịnh vượng. Sự bùng nổ kinh tế là ngọn nguồn duy nhất cho tính hợp pháp mà nhà nước độc đảng này đã và đang còn lại. Rất ít người, thậm chí cả những đảng viên của Đảng, còn tin vào chủ nghĩa Marx-Lenin, chứ chưa nói tới chủ nghĩa Mao nữa. Và tình trạng bất mãn nói chung đối với nạn tham nhũng trong giới chức nhà nước và sự đàn áp chính trị đã được bày tỏ ra cho thấy một cách đầy đủ trong tất cả các vùng ở Trung Quốc vào năm 1989.

Chính quyền Cộng sản TQ đã xoay xở để tiếp tục nắm giữ được quyền lực sau sự kiện Thiên An Môn không phải chỉ thông qua vũ lực tàn bạo. Một cái vẻ bên ngoài của sự hợp pháp về chính trị, đặc biệt trong tầng lớp trung lưu có học, đã được mua bằng lời hứa hẹn có cuộc sống giàu có hơn. Khi nào dân chúng cảm thấy rằng họ đã và đang được giàu có hơn, thì những đòi hỏi về quyền tự do phát biểu ý kiến nhiều hơn, sự bảo vệ nhân quyền được tốt hơn, và quyền bầu cử có thể bị đình lại.

Thế nhưng nếu như sự dàn xếp như đã nói ở trên bị sụp đổ, và sự gia tăng thịnh vượng vật chất có thể không còn được coi là tất nhiên nữa, nhiều chuyện có thể xảy ra –ít ai mà vui vẻ. Những vùng nông thôn và các thành phố công nghiệp có thể nổ ra các cuộc bạo loạn phản đối chính quyền rất lớn. Trong khi chính phủ có thể đã có khả năng để nghiền nát các cuộc bạo loạn đó bằng vũ lực, thì sự mất mát niềm tin của giới trung lưu sẽ còn nghiêm trọng nhiều hơn nữa. Chủ nghĩa dân tộc trong giới quân sự, phần nào được cổ vũ bởi các nhà lãnh đạo đang bồn chồn nóng nảy, có thể là một hệ quả. Những nỗ lực của quân đội đẩy lui tình trạng náo loạn bằng cách nắm lấy quyền kiểm soát của chính phủ có thể sẽ là một vấn đề khác (xẩy ra).

Nếu không có những ý tưởng thay thế cho chủ nghĩa độc đoán độc đảng, sự cai trị của quân đội, hay tình trạng hỗn loạn trên khắp cả nước, thì tương lai của Trung Quốc quả thực sẽ là rất ảm đạm.

Nhưng đang có một giải pháp thay thế. Giải pháp ấy đã và đang được trưng ra một cách hùng hồn và thuyết phục trong bản Hiến chương 08. Nếu như Trung Quốc tìm cách có được một ngày đi theo tấm gương của Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Đài Loan, và gia nhập vào “dòng chính của các quốc gia văn minh” bằng cách thiết lập một nền tự do dân chủ, thì ngày 10 tháng 12 năm 2008, sẽ được thừa nhận trong lịch sử như là một trong những ngày chính yếu của sự khởi đầu.

*Ông Ian Buruma là một Giáo sư về nhân quyền của trường Đại học Bard. Cuốn sách gần đây nhất của ông là cuốn Vụ án mạng ở Amsterdam: Cái chết của họa sĩ Van Gogh và Những Giới Hạn của sức Chịu Đựng.

Hiệu đính:
Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
21/01/2009
http://anhbasam.wordpress.com/2009/01/21/dan-ch%e1%bb%a7-t%e1%bb%b1-do-la-hy-v%e1%bb%8dng-l%e1%bb%9bn-nh%e1%ba%a5t-cho-trung-qu%e1%bb%91c/#respond

-----------------------------------

Project Syndicate
China’s Best Hope
by
Ian Buruma
http://www.project-syndicate.org/commentary/buruma21

No comments:

Post a Comment