Tuesday, January 6, 2009

PHÓNG SỰ KHÔNG HỘ CHIẾU

Phóng sự không hộ chiếu
Tôn Vân Anh’s blog
Saturday, 25 October 2008
http://tonvananh.blogspot.com/2008/10/trong-mt-ng-thi-cha-tng-c-tin-l-i-s-qun.html
Trong một động thái chưa từng có tiền lệ, đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan đã gửi một công hàm đặc biệt, thông báo về quyết định từ chối cấp, đổi hộ chiếu.
Tôi vốn bị các bác cán bộ nhà nước ta ghét, nhưng bị ghét tới mức nào thì phải hoạt động dân chủ mới biết được.

Dưới đây là văn bản ĐSQ gửi cho tôi qua đường bưu điện. Mời các bạn chiêm ngưỡng.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi2F8xPk9F1Tg28XcAFGSk0EhBhODSxzfwIapwVaBmKiXhGhsuCcj50pGJ7KAxZB5n4S6RbpQaQEwgqTHQJTb7uCGqtNhPh4A0o4itG0tq_5OzVSG5clif5B-J0bMT0iuB-Z3gI7BqBhzU/s400/pismo+kopia.jpg

Cáo trạng: "bà Tôn Vân Anh đã có những hoạt động đi ngược lại lợi ích của Nhà nước, nhân dân Việt Nam và quan hệ truyền thống Việt Nam - Ba Lan.".

Tạm coi như tôi vừa lãnh một bản án. Bọn họ hòng dùng quyển hộ chiếu để trừng phạt đồng thời gây khó dễ cho cuộc sống của tôi nơi xứ người. Cũng bằng hộ chiếu của tôi, nhà nước cộng sản đang muốn khủng bố, răn đe những ai chưa ngả hẳn về phe dân chủ .

Tôi cùng bức thư ngộ nghĩnh phải cùng nhau đích thân lặn lội tới tòa đại sứ nước ta tại Warszawa ở phố Resorowa để tìm minh giải cho một số thắc mắc khác, ví dụ: Điều 14 và 15 của Nghị định chính phủ số 48/CP cho phép truy cứu hình sự nếu chủ nhân lạm dụng hộ chiếu làm ảnh hưởng an ninh, gây án, chứ không cho phép từ chối cấp hộ chiếu vì công dân "gây ảnh hưởng tới quan hệ truyền thống Ba Lan - Việt Nam". Ngoài ra văn bản chỉ có con dấu "trần truồng" mà không có chữ kí, không có số hiệu thì văn bản có phải là hợp pháp hay không? Tôi mời 2 bạn hữu người Ba Lan đi cùng để chứng kiến tôi làm việc tại tòa đại sứ Việt Nam.

Chúng tôi đã có được các câu trả lời chính thức từ hai nhân viên lãnh sự, ông Ngô Hương Nam và bà Lê Thị Thái Hà, rằng: * đây là văn bản duy nhất ĐSQ CHXHCN Việt Nam tại Ba Lan gửi cho tôi, * văn bản không có số hiệu và chữ kí mới là văn bản chính thức vì, cũng như lời hai nhân viên lãnh sự: các công hàm ĐSQ Việt Nam gửi cho nhà nước Ba Lan cũng không có chữ kí và số văn bản, * văn bản này hợp pháp vì thực hiện quyết định của Bộ công an trong nước, ĐSQ Việt Nam tại Ba Lan thực hiện đúng quyết định trong nước đưa ra.

Kết thúc phần hỏi đáp với hai nhân viên lãnh sự, tôi thành công trong việc yêu cầu ĐSQ hoàn trả lại số tiền 175 zł tôi nộp trước đó cho chi phí hộ chiếu. Tôi cũng yêu cầu lãnh sự cấp cho tôi giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân. Tôi yêu cầu vậy chủ yếu để xem họ giải quyết ra sao với công dân đã bị từ chối cấp hộ chiếu tại nước ngoài. Rốt cuộc họ cũng đã cấp cho tôi giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân sau khi hai nhân viên lãnh sự phải vào „cánh gà” hội ý rất lâu. Trong lúc chờ đợi, chúng tôi có một cuộc hội ngộ hằng mong và vô cùng thú vị trong phòng chờ của tòa lãnh sự.

Tác giả cuốn „Đêm giữa ban ngày”, Vũ Thư Hiên và tù nhân lương tâm Uyên Thao từng 16 năm làm tù nhân lương tâm của 3 chế độ Diệm, Thiệu, Cộng Sản, trong đó 12 năm tù cộng sản.
Đôi bạn Hiên, Thao có đề nghị không dùng danh xưng "chú", "bác" mà chỉ cần coi chú bác là bạn. Thật vinh hạnh được kết thân với những con người tuyệt vời, mang lại cho tôi bao nhiêu niềm tin và nghị lực

Công hàm đặc biệt này là đề tài bàn thảo rôm rả của tôi với bạn bè. Phản ứng bất chợt của họ đồng đều và cũng mới mẻ tới mức có thể coi đó là một hiện tượng tôi chưa từng khám phá: tất cả đều phì cười và bình luận rất nhiều về việc nhà nước Việt Nam đưa ra một văn bản tự bêu riếu mình quá mức. Một số nhà hoạt động xã hội và các nhân vật trong chính giới lại còn giang tay chúc mừng tôi là đằng khác.
Còn tôi ư? Càng nghĩ, càng trao đổi nhiều hơn với bạn bè, tôi càng tiếp nhận cách nhìn lạc quan và điềm tĩnh hơn, trái với cảm giác uất giận, buồn ngán hôm đầu tiên nhìn cái thư quyết định khước từ quyền được cấp hộ chiếu. Nói cho cùng, tác giả của thư không dấu mình là kẻ độc tài, tự cho mình quyền té tát và luận tội thường dân.

Nhờ có „quyết định từ chối” này mà tôi và quân độc tài tự đẩy nhau ra 2 thế cực: không có giữa 2 bên bất kì một điểm nào hòa hợp, vậy khỏi phải mập mờ trong quan hệ, là điều không phải dễ có được trong thời buổi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thời buổi Việt Nam là thành viên WTO và Trung Quốc có chân trong ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc…


No comments:

Post a Comment