Thursday, January 1, 2009

NỖI ĐAU DÂN CHỦ (Phần 1)

Nỗi đau dân chủ
Phạm Đinh Trọng
Đăng ngày 01/01/2009 lúc 01:01:22 EST
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=3413

1. NỀN DÂN CHỦ NON TRẺ BỊ CHẾT YỂU

Ngồi ở bậc thềm đền vua Hùng đất Tổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với những người lính đại đoàn Quân Tiên phong trên đường về nhận lại Thủ đô Hà Nội từ tay quân Pháp xâm lược: Các vua Hùng đa có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước!

Nước của các Vua Hùng là nước Văn Lang. Suốt chiều dài lịch sử, nước Văn Lang nhiều lần mất đi, nhiều lần phải dựng lại. Đến thời chúng ta, Hồ Chí Minh là người sau cùng dựng lại nước Văn Lang của các Vua Hùng thành nước VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ. Chính thể Cộng hoà chỉ là chính thể xoá bỏ chế độ quân chủ. Dân chủ là tiêu chí duy nhất và trên hết của nhà nước do Hồ Chí Minh dựng lên.

Suốt tuổi thanh niên học hỏi, tích luy nhận thức, khám phá thế giới ở Mĩ, Anh, Pháp, Hồ Chí Minh thấm thía sâu sắc giá trị nền dân chủ tu sản ở các nước đó. Linh hồn của nền dân chủ đó chính là bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của cách mạng Pháp và Hồ Chí Minh đã dẫn ra trọn vẹn hai câu văn của hai bản Tuyên ngôn thấm đẫm tinh thần dân chủ của nước Mĩ và nước Pháp ngay trong lời mở đầu Tuyên ngôn dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Ngay từ năm 1941, Hồ Chí Minh đa đi bộ đến sung chân trong đôi dép bện bằng rom từ Pắc Bó, Việt Nam đến Côn Minh, Trung Hoa để gặp thiếu tá Mĩ L. A. Patti trong phái bộ đồng Minh bàn chuyện hợp tác chống phát xít Nhật. Bốn năm sau, việc hợp tác đó mới được thực hiện nhung đa diễn ra tốt đẹp không ngờ: Ngày 16. 7. 1945, một đon vị quân Mĩ nhảy dù xuống đất cách mạng Tân Trào. Hồ Chí Minh liền thành lập đại đội Việt - Mĩ chống phát xít. Hồ Chí Minh giao cho đội viên đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân Đam Quang Trung làm đại đội trưởng và thiếu tá Thomas chỉ huy đon vị quân Mĩ làm tham mưu trưởng đại đội. Chỉ ba ngày sau khi cách mạng Việt Nam giành được chính quyền ở Hà Nội, ngày 22. 8. 1945 một viên tướng Mĩ dẫn đầu phái bộ trong đó có cả thiếu tá Patti có mặt ở Hà Nội. Ngày 30. 8. 1945, bản dự thảo Tuyên ngôn Độc lập do Hồ Chí Minh viết đã được Thường vụ đảng Cộng sản thông qua, Hồ Chí Minh liền mời thư kí và thiếu tá Patti đến 48 Hàng Ngang, Hà Nội và chính Hồ Chí Minh đã dịch ra tiếng Anh và đọc bản dự thảo Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cho người bạn Mĩ, thiếu tá Patti nghe. Patti đã giật mình khi nghe câu đầu tiên của bản Tuyên ngôn của nước Việt Nam: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Ngay tối hôm đó, Patti điện về Mĩ: Ngày 2. 9. 1945 sắp tới Việt Nam sẽ tuyên bố độc lập. Câu mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập do Hồ Chí Minh đọc sẽ là câu mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ.

Vừa trở thành người đứng đầu nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ Chí Minh liền viết thu cho Tổng thống Mĩ bộc lộ mong muốn tạo dựng quan hệ thân thiết Việt - Mĩ.

Những việc làm đó cho thấy ngay từ buổi đầu dựng lên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ Chí Minh đa hướng nhà nước non trẻ tới những giá trị dân chủ.

Bằng chứng của một nền dân chủ chính là ở sự hình thành và hoạt động của Quốc hội. Đến nay nhà nước Cộng hoà Việt Nam định đô ở Hà Nội đa có mười hai khoá Quốc hội nhưng chỉ có duy nhất cuộc bầu cử Quốc hội khoá đầu tiên năm 1946 thật sự tự do dân chủ. Nhà nước non trẻ. Thù trong giặc ngoài ngổn ngang. Người dân vẫn được hưởng đầy đủ quyền công dân của nước độc lập. Ai đủ điều kiện theo những quy định của luật bầu cử đều có thể ra ứng cử. Mỗi đon vị bầu cử, trong danh sách ứng cử có vài chục người để bầu chọn lấy vài người. Tỉ lệ: Vài chục người / vài người, mười / một. Mười người chọn lấy một người thì người được chọn ấy phải thật sự là người xuất sắc, nổi bật. Bảy mươi người ứng cử ở Hà Nội để chọn lấy sáu người và Hồ Chí Minh là người cao phiếu nhất. Người dân tự nguyện, nô nức đi bầu cử và ngày 6. 1. 1946 đã đi vào lịch sử Việt Nam như ngày hội Công dân, ngày hội Dân chủ.

Cuộc bầu cử Quốc hội năm 1946 diễn ta khi quân Pháp xâm lược đã trở lại đánh chiếm Nam Bộ. Nhiều thùng phiếu bầu cử phải đặt trong vùng quân Pháp chiếm đóng. Người dân đi bầu cử dưới họng súng quân Pháp, trong sự chống phá của quân Pháp. Có người tay cầm lá phiếu đi đến thùng phiếu đã bị quân Pháp bắn chết. Nhung ngay cả ở những nơi đó vẫn có trên tám mươi phần trăm cử tri đi bỏ phiếu. Dù có 50 đại biểu Việt Nam Quốc dân đảng của Nguyễn Tường Tam, Vu Hồng Khanh và 20 đại biểu Việt Nam Cách mạng Đồng Minh Hội của Nguyễn Hải Thần được các lực lượng chính trị thoả thuận chấp nhận trở thành đại biểu Quốc hội không qua bầu cử, nhưng 333 đại biểu Quốc hội được bầu chọn bằng những lá phiếu thấm đẫm khát vọng dân chủ và bằng cả những lá phiếu thấm đẫm máu hi sinh vì độc lập tự do, Quốc hội khoá Một năm 1946 được hình thành qua cuộc bầu cử thật sự tự do dân chủ đã thực sự là Quốc hội của dân.

Bản Hiến pháp năm 1946 do Hồ Chí Minh làm trưởng ban soạn thảo và được Quốc hội năm 1946 thông qua mang tinh thần dân chủ rất sâu sắc mà tất cả những bản Hiến pháp về sau đều không thể so sánh được. So với bản Hiến pháp năm 1946, tất cả những bản Hiến pháp sau này của nhà nước Việt Nam đều là sự thụt lùi, là sự tủi hổ về dân chủ! Nhờ bản Hiến pháp dân chủ đó cùng với chính sách kháng chiến kiến quốc đầy tinh thần dân chủ của Hồ Chí Minh mà cuộc kháng chiến giữ nước do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã tập hợp được mọi thành phần xã hội, mọi người Việt Nam yêu nước, từ những quan đại thần của triều đinh Huế, từ những nhà tư sản, điền chủ cả nước đến những trí thức thành đạt ở xa Tổ quốc đều vào rừng, ra cứ tham gia kháng chiến chống Pháp.

Nhưng dân chủ luôn đi liền với xã hội công nghiệp. Xã hội trước công nghiệp, công cụ sản xuất thô sơ, năng suất lao động thấp kém, vai trò người lao động vì thế cung thấp kém, thân phận mong manh, nhỏ bé. Trước thiên nhiên dữ dội, trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn, khó khăn, trong xã hội đầy bất trắc, những thân phận nhỏ bé ấy muốn tồn tại được phải dựa vào số đông. Họ có mặt trong cuộc đời là những đám đông. Cá nhân nhỏ bé không được nhìn nhận, không được tính đến, không có giá trị gì, chỉ là con số không! Trong quan hệ xã hội, số đông tay trắng ấy phụ thuộc vào chủ nô, lãnh chúa, phụ thuộc vào số ít người có của. Đó là mối quan hệ của vài cá nhân có quyền và có của với một đám đông lao xao chỉ là công cụ, không có cá thể, không tên tuổi, không diện mạo, không cá tính! Chưa có cá nhân, chưa có ý thức cá nhân, khát khao của đám đông ấy chỉ là khát khao cơm áo!

Máy hơi nước, máy phát điện xuất hiện kéo theo sự ra đời của hàng loạt máy móc co khí, điện khí, đưa con người nhảy một bước dài trên tiến trình lịch sử bước vào xã hội công nghiệp. Máy móc ngày càng hoàn thiện. Năng suất lao động ngày càng cao. Năng lực người lao động ngày càng lớn. Vị trí người lao động ngày càng được khẳng định. Máy móc đã thay thế vị trí công cụ mà người lao động trước đó phải đảm nhiệm. Người lao động không còn là công cụ như trong những xã hội trước nữa mà trở thành chủ thể trong xã hội công nghiệp. Mỗi cá nhân thấy được vai trò và vị trí của mình, ý thức được sự có mặt của mình trong xã hội và đòi hỏi xã hội phải nhìn nhận mình như những cá thể tự thân, độc lập. Đó là sự thức tỉnh lịch sử, là thành quả vi đại của xã hội công nghiệp gắn liền với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và được cụ Các Mác nhận định rằng: Ý thức về cá nhân là đóng góp vi đại của chủ nghĩa tư bản đối với lịch sử. Những thiết chế của xã hội để nhìn nhận và khẳng định sự có mặt của cá nhân, bảo đảm những quyền co bản của cá nhân, bảo đảm những quyền co bản của con người được ghi thành văn bản trong luật pháp nhà nước tư bản. Đó chính là nền tảng, là thiết chế của xã hội dân chủ. Những thiết chế ấy chỉ có được từ xã hội tư sản công nghiệp. Vì thế có thuật ngữ Dân chủ Tư sản.

Những xã hội nguyên thuỷ, xã hội nô lệ, xã hội phong kiến, cá nhân bị đánh mất trong bầy đan. Con người chưa có ý thức về cá nhân thì chưa thể có dân chủ! Con có khóc, mẹ mới cho bú! Cái tôi của mỗi con người, quyền con người đòi hỏi phải được nhìn nhận, xã hội mới có luật pháp đòi hỏi hành pháp phải bảo đảm sự nhìn nhận đó. Xã hội dân chủ ra đời từ đó. Cái tôi của cá nhân được nhìn nhận, được tôn trọng và xã hội dân chủ hình thành là thành quả vi đại, là giá trị nhân đạo cao cả của cuộc cách mạng đưa giai cấp tư sản công nghiệp lên địa vị thống trị xã hội thay giai cấp lãnh chúa phong kiến.

Hồ Chí Minh dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khi Việt Nam còn ở “Phương thức sản xuất châu Á”, phương thức sản xuất nông nghiệp thủ công cổ lỗ, trong xã hội còn mang nặng tư tưởng phong kiến lâu đời, vẫn là xã hội trước công nghiệp, chưa có cá nhân. Bám sau đội quân xâm lược, những ông chủ tư sản Pháp đến Việt Nam khai thác thuộc địa, khai mỏ, dựng nhà máy mới tạo ra được vài đô thị nghèo nàn và một lớp thị dân nhỏ bé. Đòi hỏi của cái tôi, đòi hỏi của cá nhân của lớp thị dân này đã để lại dấu ấn trong văn chương Tự Lực Văn Đoàn nhưng đó chỉ là đòi hỏi yếu ớt của lớp thị dân sơ khai, thị dân phố huyện. Khát khao của chín mươi chín phần trăm dân số là nông dân chân lấm tay bùn vẫn chỉ là khát khao cơm áo! Xã hội ấy lại trong vòng chi phối của những tín điều Cộng sản nông dân! Cộng sản nông dân vì chủ nghĩa Cộng sản của cụ Mác mà hồi học ở trường Sĩ quan Thông tin rồi sau này tôi lại phải học ra rả ở trường đại học đều khẳng định rằng chủ nghĩa Tư bản phát triển phải tranh giành nguyên liệu, tranh giành thị trường tất dẫn đến chiến tranh đế quốc và tiêu vong. Chủ nghĩa Tư bản phát triển cũng tạo ra giai cấp công nhân công nghiệp đao mồ chôn chủ nghĩa Tư bản, mở ra buổi bình Minh huy hoàng của chủ nghĩa Cộng sản, thiên đường có thật trên mặt đất của loài người! Nhưng chủ nghĩa Cộng sản lại đẻ non ra chính quyền Xô Viết ở nước Nga Sa Hoàng và mu-dích, phong kiến và nông dân! Chủ nghĩa Cộng sản lại đẻ non ra chính quyền nông dân Mao Trạch Đông! Những nhà nước Cộng sản phong kiến và nông dân ấy lại là khuôn mẫu cho nhà nước công nông của Hồ Chí Minh!

Hồ Chí Minh muốn đem giá trị dân chủ của xã hội công nghiệp về cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhưng những giá trị dân chủ ấy chỉ chợt đến ở buổi ban đầu của nhà nước dân chủ non trẻ rồi nhanh chóng tiêu tan vì ba lực triệt tiêu:

Một. Xã hội công nghiệp giải phóng cá nhân. Cá nhân được hình thành đòi hỏi quyền cá nhân, quyền con người. Quyền cá nhân, quyền con người được luật pháp hoá tạo thành thể chế dân chủ của xã hội. Nhưng xã hội Việt Nam vẫn là xã hội nông nghiệp, ý thức cá nhân chưa thức dậy với số đông người dân. Quyền cá nhân, quyền con người không những chưa thành đòi hỏi bức thiết của cả xã hội mà những biểu hiện của cái tôi, của ý thức cá nhân còn bị gán cho tội tiểu tư sản, bị phê phán, đấu tranh quyết liệt để loại bỏ! Trong hồi tưởng của nhiều nhà văn, nghệ sĩ thời kháng chiến chống Pháp đều nhắc đến cuộc đấu tranh gay gắt trong các tổ chức xã hội và trong mỗi con người để cắt bỏ cái đuôi tiểu tư sản của những thị dân đi kháng chiến!

Hai. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa ra đời phải bước ngay vào cuộc chiến tranh chống Pháp xâm lược kéo dài suốt chín năm. Trong cuộc chiến tranh giữ nước, số phận đất nước được đặt lên trên hết. Mọi cái tôi riêng tư phải gạt ra một bên. Mọi lợi ích cá nhân phải hi sinh vì mục tiêu lớn lao, cao cả là đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.

Tiếng súng kháng chiến chống Pháp vang rền cả nước. Một số đại biểu Quốc hội ở các tỉnh khu Ba, khu Bốn theo Chính phủ kháng chiến vào căn cứ trong rừng Việt Bắc. Các đại biểu Quốc hội ở các tỉnh khu Bảy, khu Tám, khu Chín Nam Bộ xa ngái, của các tỉnh ở khu Năm, khu Sáu Nam Trung Bộ mịt mù lửa đạn không thể cuốc bộ vượt Trường Son dằng dặc ra Việt Bắc họp Quốc hội! Trong rừng Việt Bắc, bộ máy chính quyền kháng chiến vẫn là Chính phủ nhưng Quốc hội của dân chỉ còn là Ban, Ban Thường trực Quốc hội. Trưởng ban Thường trực Quốc hội Nguyễn Văn Tố hi sinh khi Pháp bất ngờ tấn công lên Việt Bắc cuối năm 1947 liền có ngay Trưởng ban Thường trực Quốc hội Bùi Bằng Đoàn lên thay nhưng Quốc hội khoá Một chỉ còn là hình thức, là cái bóng mờ nhạt bên cạnh bộ máy đảng đang phình to trùm lên tất cả và bộ máy nhà nước đã quân sự hoá. Bộ máy đảng trùm lên tất cả và bộ máy nhà nước quân sự hoá thì chỉ còn mệnh lệnh và phục tùng và mối quan hệ Đảng - Chính phủ - Quốc hội là mối quan hệ trên – dưới. Đảng là tối cao. Hội đồng Chính phủ là cơ quan cấp hai của đảng. Ban Thường trực Quốc hội đương nhiên phải đứng sau co quan tác chiến là Bộ Tổng tư lệnh, đứng sau cả những tổ chức tin cậy của đảng do đảng tổ chức ra và sử dụng như những công cụ là Hội Liên Việt (sau đổi tên là Mặt trận Tổ Quốc), Tổng Liên đoàn Lao động, đoàn Thanh niên, hội Phụ nữ..., vì thế Ban Thường trực Quốc hội chỉ còn là co quan cấp bảy, cấp tám của đảng! Đảng cần tiến hành cải cách ruộng đất, Ban Thường trực Quốc hội liền ban hành sắc lệnh cải cách ruộng đất. Cải cách ruộng đất là một biến cố khủng khiếp của nông thôn Việt Nam đã phá tung cả cơ cấu xã hội từ ngàn đời của một cộng đồng mà nông nghiệp là nền tảng bền vững đã tạo ra cả nền văn minh sông Hồng rực rỡ, tạo ra văn hoá làng xã là đặc trưng, là sức mạnh trường tồn của dân tộc Việt Nam trước mọi thử thách dữ dội của lịch sử. Thế mà sắc lệnh về biến cố lớn lao, trọng đại ấy được ban hành mau lẹ, tức thì, đơn giản như ban hành thông báo một cuộc họp xóm! Quốc hội đã là hình thức thì sắc lệnh hay sắc luật của Quốc hội cũng chỉ là hình thức mà thôi!

Ba. Theo đuổi lí tưởng Cộng sản thì phải chấp nhận khuôn mẫu tổ chức xã hội, luật pháp xã hội, phải chấp nhận cả những áp đặt nghiệt ngã của những nước Cộng sản đàn anh. Đó là hình mẫu chuyên chính vô sản của chế độ độc tài Stalin và chế độ lãnh chúa bạo liệt Mao Trạch Đông!

Theo lí thuyết sách vở Cộng sản, chuyên chính vô sản mang bộ mặt rất hiền từ, nhân hậu, cao cả, theo đó chuyên chính vô sản là dùng chính quyền vô sản tiêu diệt giai cấp bóc lột, liên minh với quần chúng lao động bị bóc lột trên cơ sở bảo đảm cho giai cấp vô sản nắm chính quyền để tổ chức xã hội xã hội chủ nghĩa không còn giai cấp và liên minh với vô sản các nước đưa cách mạng vô sản đi tới thắng lợi trên toàn thế giới. Nhưng thực tế chuyên chính vô sản đã diễn ra vô cùng bạo liệt, tàn khốc, chà đạp man rợ lên đạo lí, văn hoá và quyền con người ở tất cả các nước cộng sản nắm chính quyền. Chuyên chính vô sản đã dùng toàn bộ sức mạnh chính trị, sức mạnh kinh tế, đặc biệt là sức mạnh bạo lực của nhà nước để bảo đảm sự thống trị xã hội của đảng Cộng sản. Chuyên chính vô sản coi đảng Cộng sản là tối cao, là chủ thể duy nhất trong xã hội. Chính phủ, Quốc hội, quân đội, công an, toà án, nhà tù, văn học, nghệ thuật, báo chí... đều là của đảng, đều là công cụ bảo đảm sự độc tôn thống trị xã hội của đảng! Đã là công cụ thì làm gì còn cá nhân! Dù là Trưởng ban Thường trực Quốc hội, tức là Chủ tịch Quốc hội, nhưng không phải là uỷ viên Bộ Chính trị, không phải là uỷ viên Trung ương đảng, đến đảng viên cũng không thì vẫn chưa tách khỏi đám đông quần chúng lao xao để thành cá nhân!

Trong xã hội chỉ có những cá nhân là những người đứng đầu tổ chức đảng các địa phương, tức là những lãnh chúa vùng miền và những người có vai vế trong tổ chức đảng ở trung ương. Người đứng đầu tổ chức đảng ở các địa phương là ông chủ các vùng miền, là những cá nhân quyền uy ở những nơi đó. Uỷ viên trung ương đảng là ông chủ các lĩnh vực mà họ trị nhậm, là những cá nhân quyền uy ở những lĩnh vực đó. Uỷ viên Bộ Chính trị thì cá nhân còn lớn hơn! Tổng bí thư thì tới tột đỉnh quyền lực, là hoàng đế, là Thiên tử, con Trời! Trời thì xa lắm nhưng đảng thì ngay trên đầu trên cổ nên nhất đảng nhì Trời! Xã hội chuyên chính vô sản là xã hội chỉ biết có đảng, chỉ có những người có vai vế trong đảng như nêu trên mới thật sự có vai trò cá nhân, còn lại tất cả đều là bầy đan, là đám đông lao xao, là công cụ, chưa được nhìn nhận là những cá nhân!

Trong tùy bút chính trị
Đi tìm cái tôi đã mất, nhà văn Nguyễn Khải ngậm ngùi: “Năm đất nước mới thống nhất, vào Sài Gòn được gặp các nhà văn, nhà báo, các nghệ sĩ của chế độ cu mà thèm! Họ sống thoải mái quá, nói năng hoạt bát, cử chỉ khoáng đạt như chưa từng biết sợ ai, còn mình thì sợ đủ thứ. . .” Những người ở chế độ Sài Gòn cũ sống thoải mái, hoạt bát, khoáng đạt, chưa từng biết sợ ai là vì họ là những cá nhân được nhìn nhận, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ cái tôi, cái cá nhân, cái quyền con người của họ. Họ được sống thật với bản thể của họ. Họ được thể hiện cá tính, được bộc lộ chính kiến. Cá nhân trong nghệ thuật là cá tính sáng tạo. Nghệ thuật vô cùng cần thiết cá tính sáng tạo của cá nhân. Không có cá tính là không còn nghệ thuật. Cá nhân trong xã hội là chính kiến. Chính kiến cá nhân là những góc nhìn khác nhau về một vấn đề xã hội, là phản biện xã hội không thể thiếu để xã hội phát triển. Nguyễn Khải phải sợ đủ thứ vì dù là nhà văn mang hàm đại tá quân đội nhưng ông vẫn chưa có cá nhân, cái tôi, cái cá nhân của ông không được nhà nước chuyên chính vô sản nhìn nhận! Đến tận cuối đời ông vẫn phải loay hoay, day dứt khổ sở đi tìm cái tôi của ông! Không có cái tôi, không có cá nhân, là công dân, Nguyễn Khải chỉ là một cái đầu nhấp nhô trong đám đông người chen chúc chờ nhận tem phiếu tiêu chuẩn lương thực, thực phẩm! Là nhà văn, đại tá, Nguyễn Khải chỉ là công cụ trên mặt trận tuyên truyền của đảng, phải nghi, phải nói, phải viết theo ý đảng! Nói thuận, viết ngoan thì lên cấp, tăng tiêu chuẩn tem phiếu! Viết không thuận, nói trái tai thì ăn đon! Trận đon dằn mặt Nhân văn Giai phẩm làm cho nhiều tài năng thân bại danh liệt luôn là nỗi ám ảnh rùng mình sởn gáy đối với mọi trí thức!

Mĩ đánh ta tàn khốc như thế cũng không đưa được Miền Bắc Việt Nam trở lại thời đồ đá như Mĩ tuyên bố. Nhưng trận đòn Nhân Văn-Giai Phẩm, ta đánh ta, văn chương Việt Nam lại trở về thời khuyết danh, trở về thời văn học dân gian truyền miệng. Những tác phẩm có tên tác giả chỉ là những diễn nôm minh hoạ đường lối chính sách của đảng, sách in ra rơi ngay vào quên lãng! Nhưng những tiếu lâm dân gian truyền miệng về những con người và sự việc của một thời nghiệt ngã thì còn mãi! Lại vẫn nhà văn lớn Nguyễn Khải xót xa: “Tôi cũng được giải thưởng văn chương cao nhất cấp quốc gia, nhưng tôi biết chỉ mươi năm nữa, thời thế đổi thay chắc chả ai nhắc đến mình nữa! Tôi là nhà văn của một thời! Thời hết thì văn phải chết, tuyển tập, toàn tập thành giấy lộn cho con cháu bán cân!”

Trận đòn Nhân Văn-Giai Phẩm không phải chỉ có văn nghệ sĩ, nhà khoa học hàng đầu bị khắc chữ “chống đối” vào trán, bị gạt ra bên lề cuộc sống, sống như chết! Hậu quả nặng nề của trận đòn Nhân Văn-Giai Phẩm là làm tê liệt sự sáng tạo cả đội ngũ trí thức. Văn nghệ sĩ, trí thức không cần tìm tòi sáng tạo, chỉ cần viết kịp thời phục vụ các phong trào quần chúng! Mà các phong trào của quần chúng cách mạng thì dồn dập như sóng biển, hết phong trào nọ đến phong trào kia! Chỉ cần viết vừa lòng lãnh đạo vốn xuất thân nông dân, năng lực thẩm mĩ hạn chế, lại luôn nghi kị, đề phòng với đám trí thức không thể tin cậy! Nghĩ chân thành, viết tròn trịa, thiện chí nhưng cơ quan tuyên huấn, cơ quan an ninh văn hoá bóp méo ra thành ác ý cũng không thể cãi! Trong đầu người cầm bút lúc nào cũng lảng vảng bóng mấy ông công an văn hoá và mấy ông tuyên giáo thủ cựu nên lúc nào cũng sợ!

Đến nhà văn lớn như Nguyễn Khải còn chưa có cá nhân, còn rúm ró sợ đòn như đứa trẻ con thì tám mươi triệu dân Việt Nam làm gì có hình hài, làm gì có diện mạo:
Tám mươi triệu cái mặt không nhìn thấy mặt
Tám mươi triệu cái mồm tự nguyện bịt mồm . . .
Trí thức cụp tai
Ngòi bút trượt dài sợ hãi
. . .Trí thức cụp tai xin phiếu bé ngoan <
(thơ Nguyễn Đình Chính)

Trí thức cũng chỉ là một lũ trẻ trong lớp mẫu giáo, cố xin đảng tấm phiếu bé ngoan để được yên phận, không bị liệt vào đám trẻ cá biệt để bị đe nẹt, bị cô lập, có tác phẩm, có công trình cũng không nơi nào cho công bố!

Các nước Tây Âu nhờ có thời kì đề cao con người kéo dài suốt ba thế kỉ, từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI, đó là thời kì Phục Hưng, thời kì đứa trẻ trong bóng tối trung cổ vươn vai đứng dậy thành người lớn bước ra ánh sáng. Tiếp liền thời kì Phục Hưng là thời kì Ánh Sáng kéo dài đến thế kỉ XVII giải phóng tư tưởng con người khỏi sự trói buộc của phong kiến và nhà thờ. Trí tuệ được giải phóng. Tài năng được đánh thức. Con người trưởng thành bước ra ánh sáng, mở to mắt nhìn vào thế giới, tìm tòi, khám phá. Những phát minh khoa học ra đời. Những nhà máy mọc lên. Tây Âu từ phong kiến, nông nghiệp thủ công bước vào kỉ nguyên công nghiệp, khai sinh ra xã hội tư bản công nghiệp và cũng khai sinh ra nền dân chủ tư sản, đưa Tây Âu phát triển rực rỡ đến hôm nay.

Nhìn thấy các nước phương Tây phát triển là nhờ công nghiệp, chúng ta cũng hăm hở, vội vã và ồn ào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhưng chúng ta lại không thấy rằng phải có những thế kỉ Phục Hưng đề cao con người, phải có những thế kỉ Ánh Sáng giải phóng tư tưởng con người, phải có nền dân chủ thực sự, cá nhân được nhìn nhận, giá trị Con Người được tôn trọng bằng việc Quyền Con Người được thực thi, phương Tây mới có được sự phát triển như hôm nay. Chúng ta sẽ công nghiệp hoá, hiện đại hoá như thế nào khi chuyên chính vô sản đã đưa xã hội trở về thời trước công nghiệp ? Chúng ta sẽ công nghiệp hoá, hiện đại hoá như thế nào khi cá nhân chưa được nhìn nhận, tư tưởng chưa được giải phóng, khi trong xã hội chỉ có người cầm quyền mới được có tư tưởng, chỉ người cầm quyền mới được có chính kiến và tư tưởng, chính kiến người cầm quyền trở thành tư tưởng, chính kiến xã hội? Người dân có chính kiến khác với chính kiến người có quyền thì trở thành tội phạm, bị trấn áp, tù tội! Chỉ người có quyền mới được coi là người lớn, luôn dạy bảo, ban phát lời vàng cho xã hội, còn lại tất cả chỉ là đám đông quần chúng vô danh! Người dân dù là trí thức, văn nghệ sĩ, nhà khoa học cũng chưa được nhìn nhận như những người trưởng thành, vẫn chỉ là lũ trẻ trong nhà trẻ dưới sự dạy bảo, răn đe của người cầm quyền, vẫn phải ấp úng học chia động từ “mày phải...”! Mày phải nghĩ theo chính thống, nói theo chính thống, không được có ý kiến khác biệt! Mày phải học nghị quyết của đảng để làm theo nghị quyết, viết theo nghị quyết của đảng!

Chúng ta công nghiệp hoá, hiện đại hoá khi con người, khi ý thức xã hội, khi mối quan hệ xã hội còn ở thời trước công nghiệp nên bao điều tệ hại đã xảy ra! Xã hội công nghiệp tạo ra văn minh đô thị nhưng đô thị của ta vẫn là đô thị trước công nghiệp nên từ việc nhỏ như đánh số nhà đến việc lớn như quy hoạch đô thị, giao thông đô thị đều hỗn mang, rối loạn, vô chính phủ! Trong xã hội công nghiệp, nền hành chính nhà nước là nền hành chính phục vụ, người dân đòi hỏi và cả hệ thống hành chính đáp ứng, thoả mãn. Nhưng nền hành chính của ta vẫn là hành chính cửa quan, công đường, ban phát của thời phong kiến xa xưa, người dân khẩn khoản kính xin, cửa quan đủng đỉnh “ngâm cứu”, vặn vẹo tra xét, thích thì ban phát, không thích thì cứ để đấy hoặc đẩy dân đi lòng vòng! Xã hội thiếu dân chủ là mảnh đất màu mỡ để quyền lực nhũng nhiễu và tham nhũng lộng hành! Đó chính là xã hội Việt Nam hiện nay!

Tâm nguyện hướng tới một xã hội dân chủ của Hồ Chí Minh là có thật. Những lời nói về dân chủ của Hồ Chí Minh là chân thành: Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do . . . Đối với mọi vấn đề, mọi người được bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lí. (Hồ Chí Minh toàn tập. NXB Sự Thật. Hà Nội 1987. Tập VII. Trang 482). Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm (Sách dẫn trên, tập X, trang 508). Nhưng xã hội mà Hồ Chí Minh thực thi với nhân dân ruột thịt của ông lại là xã hội chuyên chính vô sản hoàn toàn đối lập với xã hội dân chủ! Mâu thuẫn giữa mong muốn tốt đẹp của Hồ Chí Minh với thực tế xã hội mà Hồ Chí Minh thiết lập cũng chính là mâu thuẫn giữa lí thuyết của lí tưởng Cộng sản với thực tế của xã hội Cộng sản! Đó là một bi kịch mà dân tộc Việt Nam đã phải nhận!

Xã hội dân chủ coi con người là trung tâm và quyền con người là cơ sở của mọi luật pháp xã hội. Xã hội chuyên chính vô sản coi đảng Cộng sản là trung tâm và coi việc bảo đảm sự thống trị xã hội của đảng Cộng sản là cơ sở của luật pháp xã hội! Và chuyên chính vô sản đã thủ tiêu dân chủ từ pháp luật đến thực tế!

No comments:

Post a Comment