Thursday, January 29, 2009

NGOẢNH MẶT VỚI CUỘC CHIẾN

Ngoảnh mặt với cuộc chiến
29 Tháng 1 2009 - Cập nhật 10h53 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/01/090129_new_gen_writers.shtml
Tác giả Aude Genet của Thông tấn xã Pháp AFP nhận xét thế hệ nhà văn mới của Việt Nam, khác với cha anh của họ trước đây, hầu như quên viết về chiến tranh.
BBCVietnamese.com xin giới thiệu bài viết cùng quý vị.

Khi Việt Nam giao thương rộng hơn với thế giới bên ngoài, ít nhắc tới các tàn dư cay đắng của của cuộc chiến trước đó, các nhà văn trẻ Việt Nam cũng đi tìm các chủ đề mới. Họ viết nhiều về cuộc sống thường ngày của người dân.
Chủ đề mà thế hệ nhà văn mới này của Việt Nam quan tâm là tình yêu, tình dục, việc làm. Và bất bình của người dân trước sự thay đổi quá nhanh của xã hội, khiến nhiều người luyến tiếc quá khứ.
Một số nhà chỉ trích, trong đó có các cây viết thời chiến của Việt Nam, than phiền rằng tác giả thời nay không sắc bén về chính trị.
Một vài người khác nói rằng nhà văn trẻ đang đáp ứng đòi hỏi của độc giả, người chỉ muốn đọc câu chuyện bình dân của cuộc sống thường ngày. Họ không quan tâm đến cuộc chiến ngày xưa nữa.
Nguyễn Việt Hà, người được xem như anh cả của nhóm nhà văn trẻ thế hệ mới, nói: "Trong cuộc sống của giới trẻ ngày nay, chính trị chỉ đóng một vai trò rất nhỏ.”
Ông Hà viết nhiều về cuộc sống tại Hà Nội.

Nhà văn đổi mới

Việc Việt Nam phát động chính sách đổi mới năm 1986 đã giúp tạo ra một thế hệ nhà văn mới. Nhiều người trong số này đã đừng đi bộ đội, và chính họ từ bỏ ‘trách nhiệm’ truyền thống viết các câu chuyện về lòng yêu nước.
Chẳng bao lâu sau đó, họ cũng chẳng được chính quyền cộng sản ưa thích.
Và mỗi người đi một hướng. Trong đó có Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, và Dương Thu Hương.
Nhóm nhà văn này làm cho người đọc ngạc nhiên với câu chuyện kể về chiến tranh, hoặc bất mãn của người dân sau cuộc chiến. Và các sai lầm của chính quyền cộng sản.
Về sau họ trở thành các nhà văn có tên tuổi ở trong nước và quốc tế.
Dương Thu Hương vừa cho công bố tiểu thuyết "Au Zénith," (Đỉnh cao chói lọi). Đây là cuốn truyện gây tranh cãi về đời tư của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nay nó đang được dư luận trên mạng bàn tán sôi nổi.

Nhà phê bình văn học Đoàn Cầm Thi nói người đọc Việt Nam ngày nay, với nhiều người sinh sau 1975, không biết nhiều về ‘hy sinh’ của cuộc chiến. Họ chỉ muốn đọc truyện với nhân vật giống như trong cuộc sống của họ mà thôi.
Bà Thi nói: "Cuộc chiến Việt Nam mỗi ngày lùi sâu về quá khứ, và tác phẩm của các nhà văn yêu nước ‘lão thành’ không giúp cho thế hệ trẻ hiểu thế giới họ đang sống”.
Bà nói thêm rằng nhóm nhà văn trẻ hiện giờ đang nói và viết về kinh nghiệm của họ một cách rõ ràng.
Nguyễn Việt Hà viết sách về khoảng trống tinh thần dành cho những ai sống ở Hà Nội. Cuốn tiểu thuyết ‘Khải huyền muộn’ là cuốn sách lồng trong cuốn sách kể về quá trình viết sách về một người mẫu.

Lảng tránh

Thuận, tác giả sống ở bên Pháp, sẽ sớm trình làng cuốn Chinatown (Phố Tàu). Đây là cuốn nửa tự truyện về hành trình của một Việt kiều, từ Hà Nội sang Paris, qua đường nước Nga.
Giới phê bình và thậm chí một số nhà văn hiện đại thừa nhận thế hệ nhà văn mới ít khi viết về chính trị, vì chế độ độ kiểm duyệt cứng nhắc, và việc bỏ tù nhà văn, hay bất đồng chính kiến mà chính quyền cho là ‘phản động’.
Nhà văn Bảo Ninh, người nổi tiếng hồi thập niên 1990 với tiểu thuyết "Nỗi buồn chiến tranh," nói giới nhà văn trẻ của Việt Nam đã bị ‘thuần hóa’, lảng tránh các chủ đề gây tranh cãi.
Theo ông, "nhà văn trẻ có xu hướng bỏ cuộc sớm" và “né tránh những khó khăn Việt Nam đang đối diện”.
Tuy nhiên nhà phê bình văn học Nguyễn Chí Hoan, người có bài đăng trên tuần báo Văn Nghệ nói hai thế hệ nhà văn Việt Nam có những điểm tương đồng, vì tác phẩm của họ đều nói đến cuộc vật lộn của con người.
Ông Hoan nói: "Trong thời chiến, cá nhân không được phép tồn tại, cá nhân buộc phải hy sinh vì tập thể.”
Và ngày nay, người Việt bắt đầu được hưởng chút quyền phát biểu, ông Hoan nói, điều này dẫn tới thách thức trên các trang tiểu thuyết – đó là cuộc sống có thể giàu hơn trước, nhưng đời sống tinh thần trở nên trống vắng hơn.
"Một mặt ai cũng muốn có cuộc sống tiện nghi và ấm no hơn, thích gì được nấy. Mặt khác, người Việt nào cũng muốn có một cuộc sống gia đình, và đời sống tâm linh.”
"Rõ ràng đây là điều gây mâu thuẫn, một cuộc vật lộn hàng ngày chúng ta thấy trên các trang tiểu thuyết về Việt Nam hiện đại.”


Vietnam's new wave of writers turns away from war
http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5itKN0HPXVAy1S7rpOLvb1Ydvxudg
HANOI (AFP) — As communist Vietnam has become more open to the outside world, and less focused on the bitter legacy of war, the country's authors too have moved on, offering readers stories about modern everyday life.
The new generation of Vietnamese authors are writing books about love, sex, work and the disillusionment of a rapidly changing urban society undergoing having severe growing pains.
Critics, including some of Vietnam's old literary guard, complain that today's authors are not politically engaged, but others say they are responding to readers who crave stories about ordinary concerns, not decades of conflict.
"In the real lives of young people today, politics only plays a very small role," says Nguyen Viet Ha, considered one of the leaders of the new generation, who writes about city life in Hanoi.
The "Doi Moi" policy of economic reform launched in 1986 helped bring to the fore a generation of Vietnamese writers, many of them former soldiers and revolutionary fighters who broke with the tradition of writing patriotic tales.
They quickly lost favour with the authorities in Hanoi.
But each in their own way, writers including Bao Ninh, Nguyen Huy Thiep and Duong Thu Huong stunned the country with vivid tales of war, postwar discontent among ordinary Vietnamese and the foibles of a fledgling communist government.
They remain the standard-bearers at home and abroad.
Duong Thu Huong has just released "The Zenith," a controversial novel about Ho Chi Minh's alleged secret lover that already has strong buzz online in literary circles.
But literary critic Doan Cam Thi says today's readers in Vietnam, a country where two-thirds of the population are under the age of 35 and don't remember the horrors of war, want books that speak to their experience.
"The reality of war is getting farther and farther away," she said, adding that the writings of the old guard "don't offer young people much to help them understand the world in which they live".
The current generation of writers "describe their experiences in a clear-headed way," Thi says.
In "Farewell My Turtledove," Nguyen Ngoc Tu -- popular in the south of the country -- recounts the tale of a loving couple who slowly grow apart.
Nguyen Viet Ha writes about the spiritual emptiness of living in Hanoi, notably in "Late Revelation," a book within a book that describes the writing of a novel about a model.
Thuan, who goes by one name and lives in France, will soon release in French "Chinatown," the semi-autobiographical story of the journey of a Viet Kieu, or overseas Vietnamese, from Hanoi to Paris via the former Soviet Union.
Critics and even some contemporary writers admit the new generation focuses less on political issues, as the regime continues to censor their work and jail journalists and dissidents deemed "reactionary".
Bao Ninh, who shot to fame in the 1990s with his novel "The Sorrow of War," says the country's new writers have sold out, avoiding contentious issues.
"Young writers have a tendency to give up" and avoid "the true difficulties Vietnam faces," he said.
But book critic Nguyen Chi Hoan, who writes for the weekly literary journal Tuan Bao Van Nghe, says the two generations of writers do have things in common, as all of their work focuses on individuals' struggles.
"During decades of war, individuals were forced to become invisible, to step aside in favour of the community," Hoan said.
But today the Vietnamese have some degree of self-expression, he said, leading to new challenges captured in modern literature -- how they can use their new-found wealth, for instance, to have an easier life while remaining spiritually balanced.
"On the one hand, everyone wants the comforts of modern life, to be a part of consumer society. But on the other hand, as Vietnamese they want a family and spiritual life too," said Hoan.
"This is clearly a contradiction, a daily struggle that we find in contemporary Vietnamese fiction."

No comments:

Post a Comment