Friday, January 16, 2009

BÁO CHÍ VIỆT NAM CHỊU ĐỰNG NHIỀU ÁP LỰC

The Economist
Báo chí Việt Nam phải chịu đựng nhiều áp lực
Bịt miệng người đưa tin.
Giới hạn mới về tự do ngôn luận

15/01/09
Nguyễn Phương Nga lược dịch
http://lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=597:597&catid=38:tudodanchu&Itemid=57
Giống như các đồng chí của họ ở Trung Quốc, giới cầm quyền cộng sản Việt Nam có vẻ còn nhậy cảm hơn cả lúc bình thường về những sự chỉ trích. Trong tháng này hai chủ biên của hai tờ báo tiến bộ, Nguyễn Công Khế của tờ Thanh Niên, và Lê Hoàng của tờ Tuổi Trẻ, được báo cho biết là hợp đồng làm việc của họ không được tiếp tục, rõ ràng là vì họ làm việc quá đắc lực. Báo của họ rất chịu khó vạch trần các vụ tham nhũng trong chính quyền, đáng ghi nhận nhất là cùng nhau phơi bày về vụ tham nhũng năm 2006 của một đơn vị xây dựng đường xá bịp bợm thuộc bộ giao thông vận tải. Các nhà báo đằng sau câu chuyện này đã bị một toà án ở Hà Nội trừng phạt hồi tháng 10 vì “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. Bây giờ thì dường như cả các chủ biên của họ cũng bị gạt bỏ. Một loạt các vụ bắt bớ khác hồi năm ngoái cho thấy có một chiến dịch đàn áp đang xảy ra rộng khắp.
Kể từ khi bắt đầu có công cuộc cải cách đổi mới vào năm 1986, việc mở rộng tự do kinh tế được kèm theo với việc nới lỏng từng bước một về chính trị. Có khoảng 700 tờ báo đang lưu hành. Tất cả đều do nhà nước kiểm soát, nhưng có vài tờ tương đối lên tiếng mạnh mẽ hơn. Trong khi đó, một dân số trẻ trung hiểu biết về kỹ thuật lại quay sang đọc các ý kiến trên mạng internet, trong những trang blog được viết bởi các tác giả ẩn danh. Các tay bình luận gia này thắc mắc về các chính sách của chính phủ với bầu nhiệt huyết ngày càng gia tăng. Hồi năm ngoái, một ngày sau khi hai nhà báo bị bắt, các tờ báo của họ đã công kích hành động của chính phủ một cách công khai, khiến cho một vài kẻ phải giật mình khó chịu. Nhà nước bây giờ cũng muốn ngăn chặn các blogger hay gây phiền toái, bằng cách thông báo đưa ra những quy định vào tháng 12, nhằm giới hạn các nội dung chính trị nhạy cảm trên mạng internet.
Một hậu quả xảy ra có lẽ là làm mất đi sự hăng say trong công cuộc phòng chống tham nhũng trong nhà nước. Mặc dù có vài thành công được công bố rộng rãi, nhưng các nhà phê bình cho rằng cho đến nay chỉ có các cán bộ nhà nước thuộc hàng cắc ké mới bị truy tố dưới luật chống tham nhũng ban hành năm 2005. Vì thế, có vẻ như là nhà nước ra tay hành động để vô hiệu hóa báo chí trong nước trước khi một con cá tham nhũng lớn bị bắt. Nhưng theo ông David Koh, thuộc Viện Nghiên cứu Ðông Nam Á của Singapore, thì các nhà báo Việt Nam không phải lúc nào cũng vô tội. Một vài tờ báo, khi phải đương đầu với sự cạnh tranh mạnh mẽ để giành độc giả, đã phải dùng đến cái kế sách bịa ra “tin tức”. Trần Lê Thuỷ, một cựu ký giả của tờ Tuổi Trẻ, lập luận rằng trong sự vắng bóng của một luật lệ thích hợp để bảo vệ quyền riêng tư và chống phỉ báng, thì nhà nước không có phương tiện nào khác để sửa lại những điều bị cho là không đúng, ngoài các tội danh mang nặng chĩu tính chất chính trị chẳng hạn như “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
Tất cả những sự kiện này đến vào một lúc không thích hợp, khi nhiều vết rạn nứt đã bắt đầu xuất hiện trong nền kinh tế Việt Nam. Những mối sợ hãi về một cuộc khủng hoảng tiền tệ làm run rẩy sự tin tưởng của giới đầu tư hồi tháng 4 năm ngoái. Hiện nay, nhu cầu cho các mặt hàng xuất cảng của Việt Nam đã tụt giảm, và đầu tư nước ngoài có khả năng bị kềm chế bởi tình trạng thiếu hụt tín dụng toàn cầu. Cả nước phải đối diện với viễn tượng của một nền kinh tế suy sụp rõ ràng nhất trong một thế hệ. Hãng tư vấn kinh tế Economist Intelligence Unit, một công ty chị em với báo The Economist, tiên đoán rằng mức tăng trưởng sẽ đi chậm lại từ 6.1% trong năm 2008 xuống còn 3.2% cho năm 2009.
Với hàng ngàn người Việt Nam có thể sẽ bị mất việc trong năm nay, mối nguy cơ về bất ổn xã hội trên cả nước chắc chắn sẽ gia tăng. Nhà nước có lẽ sẽ nghĩ đến việc khẳng định lại quyền hạn của mình bằng cách dập tắt tất cả mọi phê bình chỉ trích. Nhưng đuổi việc và bỏ tù các nhà báo cùng giới blogger thay vì bọn tham quan mục nát, thì nhà nước Việt Nam không thể nào tạo được nhiều thiện cảm.

---o0o---

The Economist
Vietnam's press under pressure
Muting the messengers
New limits on the freedom of speech

Jan 15th 2009 SINGAPORE
http://www.economist.com/world/asia/displaystory.cfm?story_id=12940221
LIKE their counterparts in China, Vietnam’s ruling Communists seem even more than usually sensitive to criticism. This month two leading reformist newspaper editors, Nguyen Cong Khe, of Thanh Nien (Young People), and Le Hoang, of Tuoi Tre (Youth Daily), were both told that their contracts would not be renewed, apparently because they were too good at their jobs. Their papers have assiduously uncovered official corruption, most notably with a joint exposé in 2006 about a crooked transport-ministry road-building unit. The journalists behind that story were punished by a Hanoi court last October for “abusing democratic freedoms”. Now it looks as if their editors, too, have been culled. A spate of other arrests last year suggests a wider clampdown.
Ever since the start of doi moi (renewal) reforms in 1986, economic liberalisation has been accompanied by a gradual political loosening. There are around 700 newspapers in circulation. All are government controlled, but some are relatively outspoken. Meanwhile, a young, tech-savvy population has taken to reading opinion on the internet, in blogs penned by pseudonymous authors. These commentators are questioning government policy with increasing zeal. A day after the two journalists were arrested last year, their newspapers openly attacked the government’s actions, hitting a few raw nerves. The government now also wants to curb the pesky bloggers, announcing rules in December restricting politically sensitive content on the internet.
One consequence may be a loss of steam in the drive against official corruption. Despite some highly publicised successes, critics contend that only low-ranking officials have so far been charged under a 2005 anti-corruption law. So it looks as if the government has moved to neuter the press before a big fish is caught. But David Koh, of Singapore’s Institute of South-East Asian Studies, says that Vietnamese journalists are not always blameless. Some newspapers, facing intense competition for readers, have resorted to making up the “news”. Tran Le Thuy, a former journalist at Tuoi Tre, argues that in the absence of a proper libel or privacy law, the state has no tools for correcting alleged untruths other than politically-laden charges such as “abusing democratic freedoms”.
All this comes at an inopportune time, as cracks have started to appear in Vietnam’s economy. Fears of a currency crisis shook investor confidence last April. Now, demand for Vietnam’s manufactured exports has plummeted, and foreign investment is likely to be constrained by the global credit shortage. The country faces the prospect of the sharpest economic decline in a generation. The Economist Intelligence Unit, a sister company to The Economist, forecasts that growth will slow from 6.1% in 2008 to just 3.2% in 2009.
With thousands of Vietnamese likely to lose their jobs this year, the risk of social unrest in the country will surely rise. The government might be tempted to reassert its authority by quashing all criticism. However, sacking and jailing journalists and bloggers rather than corrupt officials is unlikely to win it many friends.


No comments:

Post a Comment