ASIA TIMES
Việt Nam đương đầu với một cuộc bùng nổ hoạt động Blog
Helen Clark
Ngày 20-12-2008
http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/JL20Ae01.html
HÀ NỘI - Trong khi cách thức sử dụng Internet ngày càng phát triển ở Việt Nam, nuôi dưỡng nên một cộng đồng blogger đầy sức sống và nghị lực, thì chính phủ lại đang toan tính những phương kế nhằm chỉnh đốn các blog, đặc biệt với những loại hướng tới chính trị hơn là mang tính cá nhân.
Mặc dù những nguyên tắc áp dụng cho hoạt động blog đã được thảo luận từ trước, song vấn đề này đã trở nên nổi bật vào tháng Mười một với những tin tức được đăng tải trên hệ thống truyền thông trong nước rằng Bộ Thông tin và Truyền thông đang lên kế hoạch cho một quy định sẽ làm mất tác dụng "thông tin không đúng" về Việt Nam.
Các nhà cung cấp dịch vụ Internet là Yahoo và Google đã được công khai đề nghị trợ giúp. Yahoo có một văn phòng đại diện tại Việt Nam và dịch vụ blog Yahoo 360 của họ, bằng tiếng Việt, là rất phổ biến.
"Các blog tượng trưng cho một mối đe doạ đối với hệ thống cai trị trong những gì mà chúng có thể khai triển vào bên trong một xu hướng mang tính nền tảng cho dư luận quần chúng, thứ không thể dễ dàng bị kiểm soát như là trường hợp của báo chí do nhà nước sở hữu," Stephen Denney thuộc trường Đại học Berkeley đã nhận xét như vậy với Inter Press Service [IPS] qua e-mail. Denney hiện coi sóc blog Vietnam Human Rights Journal mà ông thỉnh thoảng cập nhật và không bị chặn tại Việt Nam.
Nhiều blogger nói là họ thích phô ra chuyện riêng tư. "Tôi nghĩ hầu hết mọi người chỉ coi nó [hoạt động blog] như là một cuốn sổ tay trực tuyến," Nguyễn Anh Hùng đã nhận xét như vậy với IPS trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. "Ngay lúc này thì tất cả những người bạn của tôi đều đang làm như vậy."
Tuy còn là một sinh viên đại học, Hùng đã tỏ ra năng động trong cộng đồng công nghệ thông tin (IT) của Thành phố Hồ Chí Minh, và đưa lên blog bằng tiếng Anh những vấn đề về công nghệ. Anh đồng ý với giới hạn của chính quyền, song tỏ ra hoài nghi về việc thi hành nó. "Có 1,5 triệu blog ở Việt Nam, làm cách nào mà họ kiểm duyệt được tất cả chúng? Chính quyền chỉ cố giữ mọi điều dưới sự kiểm soát của mình."
Trong khi đã có một thời thông tin đến chủ yếu từ những tờ báo do nhà nước trông nom và những thông báo qua những chiếc loa phóng thanh hỗn tạp lọt sang cả nhà hàng xóm, được dẫn dắt từ đầu bởi màn diễn loảng xoảng của bản quốc ca, thì những ngày này thông tin là một cú nhắp chuột ngay lập tức.
Khoảng 20 triệu trong số 84 triệu công dân Việt Nam sử dụng Internet. Những quán cà phê Internet ít tốn kém trở nên bình thường tại cả những ngõ hẻm thành phố lẫn thị trấn miền quê. Vào năm 2010, chính phủ hướng tới sẽ có 30 triệu người tham gia mạng trực tuyến, một mục tiêu mà nhiều người tin là có thể với tới được.
Dải băng thông rộng quốc tế của Việt Nam có tốc độ truyền 30 gigabyte trên giây. "Cách sử dụng Internet tiếp tục được phát triển," theo lời Chris Harley, người tổ chức những cuộc hội nghị chuyên đề thường xuyên về thương mại điện tử và là tổng giám đốc Vietnam Works. "Việt Nam có một trong những tỉ lệ thâm nhập [Internet] cao nhất trong khu vực."
Chính phủ đã thúc đẩy việc sử dụng Internet và khai thác sức mạnh của nó để vươn tới được các công dân trong nước. Năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được coi là một nhà đổi mới, đã hướng dẫn một cuộc đối thoại trực tuyến chưa hề thấy, trả lời khoảng 113 câu hỏi từ dân chúng.
Vào tháng Mười cũng năm nay, Việt Nam đã phải bối rối bởi đoạn phim gợi dục về nhân vật nổi tiếng bị loang ra trên Internet, mô tả những cảnh đặc biệt quay bằng điện thoại di động về diễn viên Hoàng Thuỳ Linh, ngôi sao trong cuốn phim nhiều tập giáo dục đạo đức cho tuổi thanh thiếu niên tên là Nhật ký Vàng Anh. Bốn sinh viên đại học đã phải nhận những bản án treo cho hành động phổ biến đoạn phim này.
Nhưng bất chấp các phương tiện truyền thông trong nước gây nên những tiếng huyên náo lo âu đôi lúc về tình trạng phổ biến chưa từng có của các blog gợi dục, nhiều người đã nhận ra mối quan tâm thực sự của nhà nước trong việc giới hạn những blog chính trị và tập trung nhiều tin tức.
Mới đây, blogger Điếu Cày (tên thật là Nguyễn Văn Hải) đã bị kết án tội trốn thuế và phạt hai năm rưỡi tù giam. Tổ chức bảo vệ giới báo chí quốc tế Nhà báo Không Biên giới đã cho rằng phán quyết đó nhằm khủng bố blogger này - người đã viết về vấn đề Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nhạy cảm. Quyền sở hữu của các quần đảo này đang bị tranh cãi bởi Việt Nam và Trung Quốc.
Việt Nam có hàng trăm tờ báo, tất cả đều do nhà nước kiểm soát. Vào tháng Năm, hai nhà báo Việt Nam đã bị bắt do việc đưa tin bài của họ về vụ "PMU-18", liên quan tới các quan chức cấp cao của chính phủ đã đánh bạc trong các trận bóng đá hàng triệu đô la tiền cấp viện của nước ngoài. Cả hai người đã bị kết án trong tháng Mười.
Đã có một số viên chức được ghi nhận khi nói rằng bản dự thảo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông là không thể thực hiện được, khi họ nói bóng gió rằng phạm vi quản lý sắp tới có thể dính líu đến vấn đề kiểm duyệt hoạt động trực tuyến hoàn toàn trực tiếp giữa hai người. Những hành động đó cho thấy sẽ thách thức các quy định và có thể phải đương đầu với án phạt tù 12 năm.
Mặc dầu các nhà cung cấp dịch vụ trong nước đã phải nằm dưới sự kiểm soát khắt khe hơn các nhà cung cấp nước ngoài phổ biến ở nước này, song chính phủ Việt Nam đã công khai đề nghị cả Yahoo và Google hợp tác.
"Chúng tôi cần xem điều gì có trong bản quy định. Chúng tôi cần thêm thông tin," ông Vũ Minh Trí, tổng giám đốc Yahoo Việt Nam nói. Ông cho biết thêm rằng Yahoo 360 đã có một chức năng để blogger gửi lời phàn nàn và những hộp thư không tuân theo chính sách đối với người dùng đã được xem lại và hủy bỏ. Yahoo đã bị chỉ trích tại Thượng viện Hoa Kỳ năm ngoái về hành động cung cấp những chi tiết của các blogger bất đồng chính kiến Trung Quốc cho chính phủ nước này.
Kevin Miller, một cố vấn về trang web của Hoa Kỳ, người cũng đưa lên blog những vấn đề về công nghệ thông tin ở Việt Nam và điều hành "hội thảo" công nghệ BarCamp Saigon, thì cho rằng Yahoo và Google có thể sử dụng kinh nghiệm của họ tại Trung Quốc như là thứ gì đó cho một cuộc vận hành thử. Tất cả sẽ phụ thuộc vào việc Yahoo và Google có thể nhận lại được bao nhiêu."
Cho đến lúc này, Google mới thực sự có mặt chút ít ở Việt Nam. Ngoài một văn phòng đại diện và một vài sản phẩm được sản xuất riêng cho thị trường Việt Nam, các máy chủ đều được điều khiển tại Singapore. Yahoo đã gặp rắc rối trong năm nay vì đã quản lý kinh doanh tại Việt Nam mà không có những giấy phép thích hợp.
Các trang blog được điều khiển từ nước ngoài như Blogspot trước đó đã thông báo về việc sàng lọc thông tin, và những trang [blog] đấu tranh cho chế độ dân chủ tại Việt Nam, cho nhân quyền, tôn giáo hay khiêu dâm phần lớn vẫn truy cập vào được.
"Đôi lúc phải phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ Internet. Không phải là chắc chắn. Phần lớn phụ thuộc vào nơi mà bạn ở," ông Miller nói tiếp.
Và nếu như các máy chủ được đặt ở hải ngoại, thì các blogger có khả năng sẽ tiếp tục gửi thông tin lên mạng trực tuyến, và đơn giản là bắt đầu một blog mới khi những blog trước đó của họ đã bị chặn.
Blogger "Zero" đồng ý với ý kiến này. Tuy nhiên anh cũng nói anh tán thành quy định được đề xuất, với lập luận rằng "Nó sẽ bảo vệ Việt Nam khỏi những vấn đề về tình dục và chính trị," anh thú nhận mình là một kẻ hâm mộ trang tacke.com [tacke.tk thì đúng hơn-BS], một blog thuộc Yahoo 360 toàn những tin tức về tham nhũng và bê bối ở Việt Nam.
Mới đây, những hình ảnh về hàng trăm giáo dân Thiên chúa phản kháng việc kết án tám giáo dân về một vụ tranh chấp đất đai đang diễn ra đã được đưa lên blog. "Nếu họ xoá nó [tacke.tk], nó sẽ xuất hiện lại ở một nơi nào khác," Zero cho biết.
"Tại Việt nam, có những thứ gì đó mà bạn không nên đề cập, hoặc là phải hạ giọng," anh Hùng nói.
Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
Friday December 19, 2008 - 09:28pm (ICT)
http://blog.360.yahoo.com/blog-C6To.awlc6eMWmDUvAozkYGe?p=3061
---------------------------
ASIA TIMES
Vietnam confronts a blogging boom
By Helen Clark
Dec 20, 2008
http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/JL20Ae01.html
No comments:
Post a Comment