Monday, December 15, 2008

TÀU MV WELLPARK CỨU VỚT 346 LINH HỒN

MV Wellpark - cứu vớt 346 linh hồn
Blacky’s blog

Saturday December 13, 2008 - 12:21am (ICT)
http://blog.360.yahoo.com/blog-KMd8BGwhaa8mtAF4pgc8Gaj7LfT3vm0Y?p=4641#comments

Sau khi miền Nam Việt Nam được giải phóng năm 1975, cũng là khởi đầu cuộc di dân “vượt biên” – Trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam 1954-1975, không người miền nam nào bỏ xứ ra đi - vậy mà vào thời kỳ chiến tranh chấm dứt, hoà bình trở về, đất nước thống nhất, người ta lại ào ạt bỏ nước ra đi tìm tự do. Thật oái oăm, ngược đời!

Khỏi cần dài dòng về chính trị để đặt lại câu hỏi ở đây. Một số người không may bị du kích hoặc công an bắt trước khi ra biển, một số bị hải tặc cướp và hảm hiếp, một số kháng cự bị hải tặc giết trên biển cả, một số không may lạc lỏng giửa biển khơi như chuyến tầu Bolinao 52 – một số khác đi đến được bến bờ Thái Lan, Mã Lai... còn một số nhỏ may mắn được các tầu buôn cứu vớt, và đây là câu chuyện cuộc cấp cứu của tầu MV Wellpark - một chiếc tầu vận tải hàng do trường hàng hải và Denholm Line Steamers của Anh Quốc đảm trách huấn luyện các sĩ quan hàng hải dân sự trên đường từ Ấn Độ Dương đến Đài Loan, đã gặp một chiếc thuyền mong manh trên biển Đông mưa bảo...

Tạp chí Denholm News đang tin vớt thuyền nhân với Sĩ quan hàng hải Andrews Griffin ở trang bìa
http://i270.photobucket.com/albums/jj109/fbuis/refugee/wellpark01.jpg

Souls saved: 346

“Chỉ người thôi, đừng mang hành lý!”
30 năm sau Craig Holmes vẫn còn nhớ in trong đầu là anh ta đã la lớn câu nói nầy vọng xuống dọc khoang tầu và thấy hàng trăm khuôn mặt đầy băn khoăn chăm chú nhìn vào anh.
Người phụ nữ việt trên khoang gổ của chiếc thuyền xê dịch nương theo chiếc xách tay thể thao Adidas mầu đỏ mà chị ta dùng tay kéo lê theo người và đành đẩy nó qua một bên.
“Tôi thấy có 2 khuôn mặt nhỏ ở trong xách tay,” Ngồi tại nhà ở Dunedin, Craig nhớ lại.

Báo Daily Mail ở Anh Quốc đăng tin
http://i270.photobucket.com/albums/jj109/fbuis/refugee/wellpark02.jpg

Khẩu lệnh không được mang hành lý của anh bị quên đi nhanh chóng. Như thế anh ta chầm chậm cẩn thận kéo mớ người lên khoang tầu, việc lo lắng của anh bây giờ chính là nút dây thắt dùng để kéo người từ thuyền lên.
Một khi 2 đứa trẻ được đưa lên khoang tầu an toàn, tránh xa mọi nguy hiểm, Craig kiểm soát lại dây kéo và thắt đôi nút dây thêm chắc chắn đừng bị tuột ra và thẩy cái bao buộc dây xuống thuyền.
Khoảng một giờ sau đó, cái túi xách thể thao mầu đỏ là trọng tâm công việc cấp cứu của Craig. Anh ta thường xuyên kiểm soát dây và xem xét tay xách còn chắc chắn không trong khi anh vẫn tiếp tục vận chuyễn những trẻ em lên khoang tầu.

Tầu MV Wellpark trên đường đến Đài Loan
http://i270.photobucket.com/albums/jj109/fbuis/refugee/wellpark04.jpg

“Tôi không rõ là bao nhiêu em bé được mang lên bằng cái xách tay nầy,” anh nói tiếp “nhưng có lẽ khoảng chừng trên 20 đứa”.
Vài giờ trước đó, vào chạng vạng tối ngày 1 tháng mười 1978, Craig đang ngồi trong phòng trên chiếc tầu thủy chở hàng hoá MV Wellpark và đang chuyện trò với một người bạn học viên hàng hải về bài học hàm thụ mà họ phải ứng dụng.
Bổng nhiên tiếng chuông tầu báo động reo vang, Craig và các bạn học viên hàng hải hối hả chạy lên trạm cấp cứu trên sàn tầu.
“Thoạt đầu chúng tôi chẳng biết chuyện gì xẩy ra,” Craig nói “nhưng sau đó một học viên cho biết là anh ấy phát hiện ra một hoả hiệu báo nguy.”

Trẻ em trước ống kính máy ảnh của thủy thủ
http://i270.photobucket.com/albums/jj109/fbuis/refugee/wellpark05.jpg

Sinh hoạt trên sàn tầu Wellpark sau khi được cứu vớt
http://i270.photobucket.com/albums/jj109/fbuis/refugee/wellpark06.jpg

Tầu Wellpark thử dùng radar để dò tìm nơi tín hiệu phát ra, nhưng chỉ là một chiếc thuyền gổ bé nhỏ đang gặp khó khăn.
Trong đêm tối đen không trăng sao và mây phủ kín. Biển còn nổi những lượn sóng lớn bởi cơn bảo Lola vừa mới lướt qua trong vùng.
Craig cho biết, “Sau cùng khi tôi nhận ra chiếc thuyền lắc lư giửa 2 ngọn sóng, tôi nghĩ là nó đang phát hoả”.
Liền sau đó anh ta khám phá ra rằng đốm lửa mà những người trên thuyền đốt trong một cái thùng và dùng nó vẩy ra thành hoả hiệu xin cấp cứu.
Lức đầu thủy thủ đoàn cho rằng đó chỉ là một thuyền đánh cá gặp nguy và thuyền trưởng Hector Connell đã quyết định gởi một chiếc thuyền cấp cứu có gắn động cơ đi thăm dò.

Craig kể “Chiếc thuyền được vận hành bởi 6 học viên và một sĩ quan phụ tá”.
“Tôi được cắt cử việc ở lại trên sàn tầu để giúp việc tổ chức và tiếp nhận cấp cứu bất cứ người nào từ chiếc thuyền được đem đến”.
Vào lúc nầy, toàn bộ thủy thủ đoàn nghĩ rằng họ phải cấp cứu một nhóm nhỏ ngư phủ trên chiếc thuyền đánh cá.
Họ đâu có ngờ rằng chiếc thuyền gổ dài khoảng 20 mét bị hỏng máy lắc lư trong cơn sóng nhồi giửa biển cả nhồi nhét trong đó khoảng 350 người đàn ông, đàn bà và trẻ em.
Họ cũng chẳng đoán được chiếc thuyền bị rò đáy và đang chìm từ từ. Đối với toán thủy thủ cấp cứu, đây là điểm khởi đầu của một nhiệm vụ cấp cứu lâu dài đầy nguy hiểm và bất trắc.
Craig kể, “Hầu hết mọi người bị say sóng.”
Trong suốt 8 giờ, chiếc thuyền cấp cứu dập dềnh trên sóng biển khổng lồ.

Thuyền cấp cứu chở một số người tỵ nạn trong hai chuyến về tầu Wellpark cho đến khi chiếc thuyền bị nạn sau cùng được cặp vào thân tầu an toàn và giử chặt giây neo trong khi đoàn người tỵ nạn còn lại được kéo lên tầu.
Craig kể tiếp, “Điều đầu tiên chúng tôi biết được là có những người tỵ nạn khi chiếc thuyền cấp cứu gọi báo về và cho biết có hàng trăm người việt gồm đàn ông , đàn bà và trẻ em trên đó.”
Việc tiếp xúc đầu tiên với chiếc thuyền của người tỵ nạn cũng lao đao với nhiều hiểm nguy. Khi thuyền cấp cứu vận chuyễn đến gần, họ phải nương máy từ từ để tránh khỏi bị va chạm mạnh vào chiếc thuyền tỵ nạn lắc lư nhồi sóng.
Một học viên hàng hải trẻ trên thuyền cấp cứu tên là Mike Newton, kể lại rằng mặc dù thủy thủ đoàn cấp cứu chìa tay ra, những người tỵ nạn thoạt đầu còn ngần ngại không dám bước qua thuyền cấp cứu, với dáng vẽ ngờ vực không tin tưởng gì cho lắm.

“Có những tiếng khóc la giửa đám đông trong lúc hổn độn, một vài người trong đám cất tiếng hỏi quốc tịch của thủy thủ đoàn và từ đâu đến,” Mike viết thư kể chuyện lại cho mẹ.
“Khi câu trả lời được đáp lại rằng họ là người anh quốc (đúng ra là người tô-cách-lan – Scottish), câu trả lời lan ra nhanh vào đám đông và một người đàn ông đầu tiên không ngần ngại nhẩy qua khoảng cách trên biển tối vào khoang thuyền cấp cứu.
“Một cách nhanh chóng, trong câu trả lời lập lại hai lần, có khoảng 15 người từ các nơi trên thuyền nhảy qua, rơi mạnh trên những thân ngang của thuyền cấp cứu chòng chành trên ngọn sóng.”
“Bấy giờ thì nổi âu lo trên thuyền tỵ nạn đã tiêu tan với lớp người ùn ùn đưa đẩy nhau cùng muốn thoát khỏi cái bẩy chết người trên con thuyền rò rỉ của họ bắt đầu.”

Mike kể lại cho mẹ của anh ta rằng bọn anh ấy cố trấn tỉnh những người còn lại trên thuyền đang chìm rằng họ sẽ trở lại và họ lái thuyền cấp cứu về hướng tầu Wellpark.
Trên chuyến đi về tầu, một người trong đám tỵ nạn cho biết có hơn 300 nhân mạng trên chiếc thuyền và họ vừa mới trốn thoát khỏi miền Nam Việt Nam. Bây giờ thì những học viên hàng hải còn lại trên tầu đang chuẩn bị dàn thành đội cứu cấp trên sàn.
Họ chuyền một lưới tải hàng và một thang dẩn đưa dọc theo hông tầu nhưng không có một người tỵ nạn nào có sức để tự bám vào lưới.
Craig kể, “Họ đã quá mệt lã,”
“Nhưng có thể họ bò lên được cái thang.”

Trong nhiều lần, Craig đã vươn người ra dưới cái thang để giúp người tỵ nạn leo lên thang vượt thêm 4 hoặc 5 mét để leo lên sàn tầu Wellpack.
Những học viên cũng dàn thắt các khúc cuối dây thành hình vòng và ném xuống cạnh thân tầu cùng chỉ vẽ cho các người tỵ nạn tự tròng dây qua thân mình.
Hai hoặc ba học viên vận hành mỗi khúc dây thừng và từ từ kéo những người mệt lã lên tầu. Chiếc thuyền cứu cấp chìm trong bóng tối, một nguy biến đầy đe dọa xẩy ra. Một chiếc tầu Liên Xô lầm lủi tiến đến gần một cách nguy hiểm.
Đối với thủy thủ đoàn tầu Wellpark, dường như chiếc tầu Liên Xô muốn tìm cách ngăn trở việc cứu nạn bằng cách dùng mũi tầu xen vào giửa chiếc thuyền tỵ nạn và tầu Wellpark.
Có thể tin chắc rằng bọn nga cố tình dùng sức mạnh lao vào để bắt giử lại những người tỵ nạn và đem họ trở về Việt Nam.
Craig Holmes kể lại đương nhiên những người tỵ nạn không muốn bọn nga tiếp cứu.
“Thuyền trưởng Connell, là vị chỉ huy trên hiện trường, nói cho chúng hiểu rỏ là phải đứng qua một bên. Ông ta nói rằng ông ta sẽ kêu gọi chúng đến tiếp sức khi cần, nhưng điều nầy đã không xẩy ra.”

Tầu Wellpark cập bến ở Đài Loan
http://i270.photobucket.com/albums/jj109/fbuis/refugee/wellpark15.jpg

Khi chiếc thuyền cấp cứu trở lại chiếc thuyền ngập nước lần thứ hai, còn khoảng 20 người đàn ông, đàn bà và trẻ con nhảy vào khoang.
Theo lời kể của Newton, một vài người ôm siết chặt những bàn tay của thủy thủ đoàn cảm ơn họ đã ra sức cứu nguy, ôm hôn tay thủy thủ đoàn với lòng biết ơn.
Craig kể cho biết khi đem người tỵ nạn thứ nhất lên tầu Wellpark, không còn thì giờ đễ nghĩ đến và tìm hiểu chuyện gì đang xẩy ra.
“Chúng tôi chỉ kịp nghĩ đến việc cần thiết mà chúng tôi đang làm là đem tất cả mọi người lên tầu cái đã, rồi sẽ tính sau.” Anh cho biết.
“Ý nghĩ mạnh nhất là phải làm cho xong việc.”

Sinh hoạt trên tầu trong khi chờ đợi ở Đài Loan
http://i270.photobucket.com/albums/jj109/fbuis/refugee/wellpark16.jpg

Craig nói, “Tôi cho rằng đấy là một trong những thí dụ điển hình tốt đẹp nhất của ngành hàng hải mà tôi được chứng kiến.”
“Tôi không nhận ra những việc tốt đẹp mà ông ta đã làm cho đến khi tôi xét lại theo quan điểm dưới con mắt nhà nghề. Những khéo léo của ông ta thật đáng phục, đặc biệt là cho tầu cặp sát mà không làm hư hại chiếc thuyền tỵ nạn.”
Craig cũng vẫn còn nhớ dấu hiệu kỳ lạ của chiếc thuyền trong bóng đêm bổng nhiên hiện ra dưới những ngọn đèn chiếu sáng của tầu Wellpark.
“Nhìn này nhé, tôi còn nhớ đến những khuôn mặt khắp nơi, trong mọi lổ quan sát và mọi khe hở của chiếc thuyền.”

Craig còn kể rắng có rất nhiều phụ nữ và trẻ em kêu la khi tầu cặp sát gần chiếc thuyền nhưng sau đó thì họ bình tĩnh lại.
Sau khi người cuối cùng của nhóm 346 người lên tầu, việc đầu tiên là trấn an mọi người rằng họ đã được an toàn và đã tránh xa những cơn sóng dữ vổ lên mủi tầu.
Những học viên có một căn phòng giải trí trên thượng tầng ở cửa số 5, nơi đây tự nhiên biến thành chốn thiên đường an lạc của những người tỵ nạn.
Một số người được đưa vào ở trong khu tầng dưới và Craig thu xếp ở chung với học viên khác để nhường cabin của mình cho 2 gia đình ở chung.
Những việc chính khác là phải lo cho mọi người ăn uống đầy đủ và áo quần sạch sẽ. “Quân đầu bếp thật tuyệt diệu,” Craig kể lại.
“Trong khi việc cấp cứu đang tiến hành, họ đã đốt lò và bắt đầu nấu nướng cho ăn và chăm sóc mọi người.”

Thuyền nhân đang lựa áo quần do các hội từ thiện mang đến
http://i270.photobucket.com/albums/jj109/fbuis/refugee/wellpark19.jpg

Trong khi tầu Wellpark trực chỉ đến Đài Loan, thủy thủ đoàn bắt đầu chắp nối các câu chuyện của thuyền nhân.
Hầu hết vốn liếng anh ngữ của họ rất hạn chế nhưng Craig cố gắng chuyện trò với một thiếu nữ tên là Luisa Van Nu, một người trong 2 gia đình đang cùng ở trọ trong cabin của Craig.
Luisa kể cho Craig biết hầu hết số người tỵ nạn ở đây thuộc hạng trung lưu mà cuộc sống của họ đột nhiên thay đổi thảm thương dưới chế độ cộng sản.
“Khi bọn cộng sản cầm quyền, chúng bắt đầu ép buộc người ta vào những công việc khác nhau,” Craig thuật lại “Chẳng hạn như tôi nói về một y sĩ có mặt trên tầu đã trở thành phu quét đường.”

Những người tỵ nạn kể với Craig về một hệ thống tham nhũng có tổ chức, nơi mà những người tỵ nạn phải trả bằng một số tiền lớn, thường là bằng vàng cho giới chức để được ra đi dễ dàng.
Những người mong muốn ra đi luôn cầu nguyện làm sao cho các giới chức tham nhũng quay mặt làm ngơ cũng như họ được bao che bởi bóng tối và mong sao có được những chiếc thuyền tốt đi biển được và không đông người cho lắm.
Craig kể, “Họ kể với tôi rằng họ chạy dọc theo sông Cửu Long hướng về các cửa sông ra biển.”
“Nhưng sau đó thuyền bị chết máy và bánh lái bị hỏng. Họ trôi dạt ra biển Đông và khi chúng tôi chạy qua gặp họ thì họ đã trải qua 4 ngày lênh đênh trên biển.”

Thuyền trưởng Connell, thủy thủ đoàn và thuyền nhân
http://i270.photobucket.com/albums/jj109/fbuis/refugee/wellpark21.jpg

Trong suốt 3, 4 ngày kế tiếp trên đường đến Đài Loan, thủy thủ đoàn trở nên thân thiện hơn với những người tỵ nạn trong một thời gian ngắn, cũng như Craig kể lại, “Chúng tôi nhận thấy những đức tính tốt của họ ở trên tầu.”
“Y sĩ, dược sĩ, cô đỡ, y tá và thư ký ra sức tham gia công việc nghề mộc. Họ tự tổ chức một cách nhanh chóng và chăm sóc lấy nhau.”
Craig tin rằng những người tỵ nạn có cơ may gặp tầu Wellpark hơn là những tầu buôn khác đến cứu vớt họ.

“Chúng tôi đang huấn luyện 24 học viên hàng hải rất năng nổ và thạo việc.” Craig nói.
“Các học viên đã ra sức làm những việc nặng nhọc để cứu những người tỵ nạn lên tầu. Chúng tôi có những phòng trống và rộng rải hơn những chiếc tầu khác để có thể cho tạm trú một số đông.”
Khi tầu Wellpark cập bến Đài Loan, số phận của những người tỵ nạn chưa được ổn.
Sự tranh cải về ngoại giao và chính trị buộc những người tỵ nạn phải ở thêm 2 tuần lể trên tầu trong khi chờ đợi những quyết định về số phận của họ.
Cuối cùng chính phủ Hoàng Gia Anh Quốc quyết định cho phép tất cả mọi người được nhập cảnh vào Anh Quốc và họ sẽ lấy máy bay đi đến Luân Đôn.

Trong khi Craig rơi vào ngay một chuyện buồn bực. Khi tất cả những người tỵ nạn đi định cư và tầu đã bốc dỡ hàng hoá xong xuôi, tầu lên đường đến Ulsan, Nam Hàn.
Các học viên được lên bộ giải trí và cùng đấu một trận bóng đá trên một sân dọc bên cạnh cảng.
“Tôi bị ngã một cách vụng về và bị vở mắt cá chân nên đành vào nhà thương.” Craig kể lại.
Nhưng anh ta vẫn không quên những người tỵ nạn. Một thời gian ngắn sau, anh trở về Luân Đôn, anh điện thoại đến Kensington Barracks nơi những người tỵ nạn tạm cư làm thủ tục.

Anh ta gặp lại Luisa và trao đổi quà cho nhau. Anh ta tặng cô một tấm huy hiệu hình tay lái tầu và một thánh giá mà anh đã mua ở Peru, Nam Mỹ.
Luisa tặng anh ta chiếc nhẫn tốt nghiệp trường cô ta học.
Craig nói, “Tôi cũng còn nhớ mãi về nó.”
“Bây giờ họ phải lo lấy cuộc sống và tôi cũng ra đi với công việc đó đây.”
Craig ít khi nghĩ đến câu chuyện cấp cứu hoặc về những người mà anh ta đã cứu vớt trong những năm tháng trôi qua. Anh tiếp tục công việc hàng hải dân sự và trở thành sĩ quan phụ tá một tầu tuần dương vòng quanh Anh Quốc.
Anh cũng đã từng làm cảnh sát ở Luân Đôn trong 5 năm nhưng tiếng gọi của đại dương quá mạnh mẽ, anh trở về với tiếng gọi đầu tiên và tốt nghiệp văn bằng thuyền trưởng hàng hải quốc tế.

Năm 1987, anh ta trở thành hoa tiêu hàng hải ở đông nam xứ Wales và năm 2003 di chuyễn đến Dunedin với gia đình và khởi sự làm hoa tiêu ở cảng Otago, Tân tây Lan.
Chẳng có gì xẩy ra cho đến một vài tháng gần đây anh ta lại lần nữa đối diện với chuyện thương tâm xẩy ra vào tháng mười 1978.
“Chúng tôi có một trục trặc nhỏ với máy vi tính ở Port Otago và tôi đánh mất đi tấm ảnh dùng làm phông màn hình máy.” anh kể lại.
Anh quyết định dùng Internet để săn tìm một tấm hình của tầu Wellpark và nghĩ rằng sẽ tìm lại được một tấm hình đẹp của chiếc tầu cũ dùng làm phông cho màn hình máy vi tính của anh.

Điều ngạc nhiên đến với anh, anh rơi vào một website mời gọi đến tham gia cuộc hội ngộ kỷ niệm 30 năm ngày được cứu vớt trên biển, sẽ được tổ chức vào tháng tám tại thành phố Los Angeles, Hoa Kỳ.
Thế là anh ta lướt vào những tấm hình và có một vài tên cùng những khuôn mặt mà anh còn nhớ.
“Nhưng không phải là những khuôn mặt mà tôi hằng nhớ và nghĩ đến,” anh nói.
“Thật kỳ lạ khi bắt trí nhớ phải làm việc. Tôi nhớ đến họ về những chiếc áo mà chúng tôi đã tặng cho hơn là những khuôn mặt, trí nhớ gợi lại chiếc áo thun hoặc áo choàng.”
Rất nhiều người tỵ nạn ở lại Anh Quốc, nhưng còn những người khác đến định cư ở Hoa Kỳ hoặc Canada

“Có khoảng 10 gia đình ngày nay định cư ở Los Angeles và thường tổ chức họp mặt. Với lần thứ 30 sắp đến, họ quyết định tổ chức buổi họp mặt lớn.” Craig kể lại.
Lúc đầu anh ta cho rằng chẳng có gì cần thiết cho lắm nhưng sau đó anh nhận ra trong những người được đón chờ, không kể những người tỵ nạn và gia đình của họ, còn có Hector Connell và Pat Griffin, bà quả phụ của sĩ quan phụ tá Andrew Griffin.
“Liz, vợ tôi thúc giục tôi phải đi, nếu không tôi sẽ ân hận,” anh cho biết.
Craig cũng được mời theo tháp tùng Hector Connell và Pat Griffin.

Tại thành phố Los Angeles, Craig bị tràn ngập bởi đám đông cùng sự tiếp đón nồng hậu trong tình thân và khoáng đạt của những người tỵ nạn và gia đình họ.
“Tôi còn nhớ đã rút tiền khoảng 80 mỹ kim tiêu vặt khi tôi đến,” anh kể, “Nhưng họ không để tôi trả bất cứ một thứ gì. Tôi trở về nhà với 75 mỹ kim trong túi.”
Mặc dù anh ta thú nhận rất dễ cảm động, anh nói đã có rất nhiều dịp khi những cảm xúc giúp anh sống động hơn.
Anh nhắc lại khi nhìn 3 đứa bé trai cở 6 hoặc 7 tuổi, thầm nghĩ “Chúng sẽ chẳng có mặt tại đây nếu chiếc tầu Wellpark không đi ngang qua vào đêm ấy.”

Bằng khen thưởng thủy thủ đoàn MV Wellpark của Hoàng Hậu Elizabeth II
http://i270.photobucket.com/albums/jj109/fbuis/refugee/wellpark32.jpg

Có lẽ lúc cảm động nhất đối với anh ta khi gặp lại Luisa Van Nu, người thiếu nữ mà anh ta đã trao đổi kỷ vật tại Kensington Barracks những năm dài trước đây.\
“Chiếc nhẩn cô ta tặng tôi đã trãi suốt thời gian với tôi trong gia đình,” Craig nói.
“Nhẩn quá bé không vừa với ngón tay tôi nhưng cha tôi xỏ vào dây chuyền đeo lên cổ.”
Tại buổi họp mặt, Craig hoàn trả lại Luisa chiếc nhẩn mà cô ta đã đeo trên tay khi thoát khỏi miền Nam Việt Nam vào năm 1978.
“Cô ta rưng rưng nước mắt,” Craig kể tiếp.
Trong khoảng khắc, 30 năm vụt biến đi và chàng thủy thủ hay mủi lòng 49 tuổi trở lại thành một cậu học viên 19 tuổi, người đã tham dự vào công cuộc cứu vớt vỉ đại trong lịch sử ngành hàng hải hiện nay.
Bên cạnh anh ta phút chốc Luisa là một thiếu phụ và 2 đứa trẻ trong chiếc xách tay mầu đỏ nằm sóng soài mệt lã trên sàn tầu trên con đường tỵ nạn.

Phỏng dịch theo bài viết của Quentin Fogarty.

Họp mặt kỷ niệm 30 năm
Những thuyền nhân tri ơn những anh hùng đã cứu vớt họ.

Tìm bạn cũ: Nga Trinh và Chi Pham đang điểm lại những bạn đồng hành trong buổi họp mặt 30 năm kỷ niệm được tầu Wellpark cứu nạn.
http://i270.photobucket.com/albums/jj109/fbuis/refugee/escape01.jpg

Nhớ đến anh hùng: Pat Griffin đã đến từ Newcastle, Scotland – quá xúc động trước mặt những người tỵ nạn mà người chồng quá cố của bà đã ra sức cứu vớt 30 năm trước, con gái bà, Carmen Fenton đang vổ về mẹ.
http://i270.photobucket.com/albums/jj109/fbuis/refugee/escape02.jpg

Vào tháng mười năm 1978, chồng của bà Andrew Griffin, nhận ra chiếc thuyền đang đắm chìm trong cơn bảo tố trên biển Đông, đã huy động một thuyền cấp cứu và hoạt động suốt 8 giờ không ngưng nghĩ để vớt 346 thuyền nhân.

Sum họp: Chi Pham ôm hôn thuyền trưởng Hector Connell của chiếc tẩu Wellpark khi tầu vớt Pham cùng với nhưng thuyền nhân khác ở biển Đông năm 1978. Connell là một trong thủy thủ đoàn đến Westminster tham dự buổi họp mặt từ Scotland và New Zealand.
http://i270.photobucket.com/albums/jj109/fbuis/refugee/escape03.jpg

Hồi tưởng: Craig Holmes, lúc đó là một học viên hàng hải 19 tuổi trên tầu Wellpark, trò chuyện cùng Paul Tran lúc đó được 4 tuổi khi được cứu vớt vào năm 1978 và cùng xem lại những hình ảnh người tỵ nạn nhỏ bé. Holmes đến từ Tân Tây Lan và Tran đến từ Luân Đôn.
http://i270.photobucket.com/albums/jj109/fbuis/refugee/escape04.jpg

Quốc thiều: Khai mạc buổi họp mặt với những quốc kỳ khi quốc thiều Nam Việt Nam, Anh Quốc và Hoa Kỳ trổi lên.
http://i270.photobucket.com/albums/jj109/fbuis/refugee/escape05.jpg

Chiếu ảnh: Một microphone bắt âm thanh phát từ máy trong khi những hình ảnh được trình chiếu cuộc cứu vớt thuyền nhân của tầu Wellpark nhân dịp kỷ niệm 30 năm tại Westminster
http://i270.photobucket.com/albums/jj109/fbuis/refugee/escape06.jpg

Chìm đắm: Một chiếc bánh kỷ niệm 30 năm mang hình tượng biển cả với chiếc thuyền của 346 người đang chìm và chiếc tầu Wellpark đến cấp cứu.
http://i270.photobucket.com/albums/jj109/fbuis/refugee/escape07.jpg

Chuyện về biển: Nga Trinh và Phuoc Trinh (ở chính giữa) hồi tưởng lại lúc gặp gở thuyền trưởng Connell của tầu Wellpark ở biển Đông năm 1978.
http://i270.photobucket.com/albums/jj109/fbuis/refugee/escape08.jpg

Thủy thủ đoàn: Cựu học viên Craig Holmes và Hector Connell thuyền trưởng tầu Wellpark siết tay nhau khi mọi người vổ tay chúc mừng và tri ân việc cứu nạn vào năm 1978.
http://i270.photobucket.com/albums/jj109/fbuis/refugee/escape09.jpg

Nguồn : Quentin Fogarty – MV Wellpark Crew – Nguoi Viet Online – BBC – Jebb Harris/The Orange County Register

Xem thêm:
BBC – Vietnamese Boat People

Video – Malaysia – Return of the Boat People - (tiếng anh – 17 phút 51’), 3 dạng phim Video ở cuối trang: Broadband – Dialup - hoặc Flash Video (FLV)
ABC News – Australia – Foreign Correspondent

Blog
Francois B

No comments:

Post a Comment