Friday, October 24, 2008

CAM BỐT PHỎNG VẤN NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN

UNHCR giao cho Bộ Nội Vụ Campuchia phỏng vấn người Việt tị nạn
Nguyễn Bình, thông tín viên RFA, Campuchia
2008-10-24
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/UNHCR-allow-%20ministry-of-interior-%20interview-Vietnamese-refugee-10242008131347.html
Hiện đã có 2 người Việt tị nạn chính trị tại Campuchia được UNHCR giao cho Bộ Nội vụ Campuchia phóng vấn, khiến những Việt tị nạn chính trị khác hoang mang.

Người Việt đang tị nạn chính trị tại Campuchia cho biết họ hoang mang trước thông tin cho rằng Cao ủy Tị nạn Liên hiệp Quốc (UNHCR) giao cho Bộ Nội vụ Campuchia phỏng vấn những người Việt đang tị nạn tại đây.

Báo The Cambodia Daily phát hành tại Phnom Penh vào ngày 22 tháng 10 vừa qua, trích dẫn lời phát ngôn viên văn phòng UNHCR tại Campuchia, bà McKinsay nói rằng tổ chức bà chỉ chịu trách nhiệm phỏng vấn những người Thượng mà thôi. Tuy nhiên, vẫn tiếp tục giám sát mọi thủ tục cấp qui chế tị nạn tại đây.

Hai người tỵ nạn chính trị VN được BNV Campuchia phỏng vấn

Ông Đỗ Hữu Nam, lãnh đạo phong trào Trà Đàm Dân Chủ tại Campuchia xác nhận rằng thành viên của phong trào này từ Việt Nam sang tị nạn chính trị đã được giao cho Bộ nội vụ Campuchia.
Theo ông Nam, có 2 người Việt tị nạn chính trị đầu tiên đã được Bộ Nội vụ phỏng vấn là ông Lý Hữu Hạnh và Nguyễn Duy Linh.

Ông Chung Rawuth, đại diện Văn phòng Cao ủy tịn nạn Liên hiệp Quốc tại Campuchia từ chối rằng ông không biết thông tin này.

Còn ông Khieu Sopheak, phát ngôn viên Bội Nội vụ Campuchia cũng nói với phóng viên báo The Cambodia Daily vào ngày 22 tháng 10 vừa qua rằng ông không biết thông tin này. Nhưng theo ông, Campuchia sẽ làm tròn trách nhiệm của mình với cương vị là thành viên tham gia ký kết công ước quốc tế về người tị nạn chính trị vào năm 1951.

Một số quan chức trong Bộ Nội vụ không được báo The Cambodia Daily nêu tên thừa nhận rằng cơ quan này có phỏng vấn người tị nạn từ Việt Nam qua mà không phải là người Thượng. Các quan chức này cũng có lập luận như ông Khieu Sopheak cho rằng vì Campuchia cũng là thành viên tham gia ký kết công ước quốc tế về người tị nạn.

Bất lợi cho người Việt tỵ nạn

Các tổ chức nhân quyền tại Campuchia lo ngại rằng những thay đổi này sẽ bất lợi cho người tị nạn chính trị từ Việt Nam qua, vì quan hệ đặc biệt giữa chính quyền Phnom Penh và Hà Nội. Mặc khác, tình trạng tham nhũng và thiếu chuyên môn của Bộ Nội vụ khó có thể làm việc được một cách khách quan.

Để trấn an các tổ chức nhân quyền, bà McKinsey nói với báo chí rằng UNHCR sẽ đào tạo chuyên môn cho cán bộ chuyên trách trong Bộ Nội vụ và sẽ tiếp tục giám sát quá trình phỏng vấn.

No comments:

Post a Comment