Monday, December 2, 2024

TIN VIỆT NAM & THẾ GIỚI NGÀY 1/12/2024

 



 

Tổng Bí thư Tô Lâm 'dọn dẹp' bộ máy như thế nào?

BBC News Tiếng Việt

1 tháng 12 2024, 17:30 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cwygy793359o

 

Sau khi lên làm tổng bí thư, ông Tô Lâm đã thể hiện quyết tâm làm tinh gọn bộ máy vốn đang rất cồng kềnh, chồng chéo của Đảng Cộng sản, Chính phủ, Quốc hội và các đoàn thể sống bằng tiền thuế.

 

Sáng 1/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức hội nghị, trong đó một trong những nội dung trọng tâm là tinh giản bộ máy.

 

Hội nghị có cái tên rất dài: Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 năm 2017 của Trung ương Đảng khóa 13; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.

 

Liên quan tới vấn đề tinh gọn bộ máy, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18 gồm 29 thành viên do Tổng Bí thư Tô Lâm làm trưởng ban.

 

Tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã thông báo về trọng tâm triển khai Nghị quyết 18. Theo đó, phương án tinh gọn bao gồm việc giải thể hoạt động một số ban Đảng, sáp nhập các bộ và giảm ủy ban, cơ quan Quốc hội.

 

Ông cũng cho biết báo cáo tổng kết các phương án tinh gọn bộ máy sẽ được trình Bộ Chính trị trước ngày 28/2/2025 để trình Hội nghị Trung ương Đảng, dự kiến trung tuần tháng 3/2025 xem xét, thông qua.

 

 

Thay đổi bộ máy như thế nào?

 

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết phương án chung sẽ nghiên cứu, đề xuất kết thúc hoạt động các ban cán sự đảng, đảng đoàn trong các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ theo hướng lập các đảng bộ.

 

Cùng với đó là nghiên cứu việc sáp nhập, giải thể một số cơ quan của Đảng, Chính phủ và Quốc hội. Mục đích của việc này là nhằm giảm đầu mối, khắc phục tình trạng chồng chéo, giảm tầng nấc trung gian…

 

Cụ thể, về mặt ban Đảng, có một vài đề xuất thay đổi gồm:

 

·        Sáp nhập Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương

·        Kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương, chuyển các nhiệm vụ chính về Bộ Ngoại giao; một phần công việc về Văn phòng Trung ương Đảng.

·        Kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương, chuyển nhiệm vụ về Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Y tế và một số bệnh viện trung ương.

·        Kết thúc hoạt động của Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương.

 

Trước đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cho tái lập nhiều ban đảng, qua đó tập trung quyền lực vào đảng. Nhà báo Trương Huy San từng viết trên Facebook cá nhân rằng việc tái lập các ban Đảng thời ông Nguyễn Phú Trọng là "một bước lùi về chính trị". Có thể thấy, dù mới nhậm chức nhưng Tổng Bí thư Tô Lâm đang có các bước đi nhằm sắp xếp lại một số di sản của người tiền nhiệm.

 

Về bộ máy Chính phủ, dự kiến có tương đối nhiều sự thay đổi, gồm:

 

·        Sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Bộ Tài chính.

·        Sáp nhập Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng.

·        Sáp nhập Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Khoa học và Công nghệ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, chuyển đổi số; chuyển một số nhiệm vụ khác về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan.

·        Sáp nhập Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về nông nghiệp, tài nguyên môi trường..., chuyển một số nhiệm vụ khác về các bộ và các cơ quan liên quan.

·        Kết thúc hoạt động của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, chuyển nhiệm vụ về Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc, các cơ quan liên quan.

·         

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ; ngoài ra còn có 8 cơ quan thuộc Chính phủ (như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam...). Với sự sắp xếp trên, Chính phủ Việt Nam sẽ giảm được 5 bộ và 2 cơ quan trực thuộc. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ việc giảm các bộ và các cơ quan này thì sẽ dẫn tới sự thay đổi nhân lực như thế nào.

 

 

XEM TIÊP >>>>>

 

 

 

 

Đề xuất giảm 4 ban Đảng, 5 Bộ, 2 cơ quan thuộc Chính phủ, 4 Uỷ ban của Quốc hội    

VTC News 

 

 

 

Quốc hội thông qua Luật Dữ liệu bị quốc tế chỉ trích là học của Trung Quốc

RFA

2024.12.01

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-national-assembly-passed-data-law-china-cybersecurity-12012024083924.html

 

Quốc hội Việt Nam hôm 30/11 vừa thông qua một loạt các luật và nghị quyết quan trọng bao gồm Luật Dữ liệu, Luật Điện lực và nghị quyết đồng ý xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam trị giá 67 tỷ đô la.

 

Luật Dữ liệu được thông qua với 451/458 phiếu, chiếm 94,15% tổng số đại biểu Quốc hội. Luật mới bắt buộc các tổ chức, cá nhân phải cung cấp dữ liệu cho cơ quan Nhà nước khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền mà không cần chủ thể dữ liệu đồng ý trong bốn trường hợp: ứng phó với tình trạng khẩn cấp; khi có nguy cơ đe dọa quốc phòng, an ninh nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; thảm họa; phòng, chống bạo loạn, khủng bố.

 

Quy định này của luật đã bị một số các chuyên gia quốc tế chỉ trích. Trang tin Nikkei dẫn nhận định của một số chuyên gia cho rằng luật này sẽ bóp nghẹt sáng tạo và làm tăng thặng dư thương mại với Mỹ vào khi Tổng thống đắc cử Donald Trump sắp nhậm chức.

 

Nikkei dẫn nhận định từ Hiệp hội Công nghiệp truyền thông và máy tính (CCIA)cho rằng thặng dư thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đang lên rất cao và Hà Nội nên bảo vệ mối quan hệ thương mại này.

 

Ông Jonathan McHale - Phó Chủ tịch của CCIA - đại diện cho các hãng Facebook, Amazon, TSMC và Deliveroo - được Nikkei dẫn lời cho biết, các chính sách cản trở việc chuyển giao dữ liệu bao gồm các các điều trong luật mới đang gây nguy hại cho các công ty nước ngoài và nền kinh tế trong nước vốn phát triển được nhờ sự tham gia từ bên ngoài.

 

Theo Nikkei, Luật Dữ liệu mới của Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các quy định về dữ liệu gần đây của Trung Quốc, tương tự như Luật An ninh mạng trước đó.

 

Luật Điện lực mới được cho là nhằm giúp gỡ bỏ những rào cản cho đầu tư vào các dự án năng lượng mới ở Việt Nam, gia tăng tốc độ phê duyệt đối với các thoả thuận mua bán điện trực tiếp, cho phép nhà sản xuất đàm phán trực tiếp với nhà cung cấp điện tái tạo.

 

Quốc hội Việt Nam nhân dịp này cũng đồng ý khởi động lại dự án điện hạt nhân ở tỉnh Ninh Thuận sau tám năm trì hoãn.

 

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam được Quốc hội thông qua là dự án hạ tầng cơ sở tham vọng nhất của Việt Nam vào lúc này với chiều dài 1.541 km chạy qua 20 tỉnh, thành và dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2035. Dự án có vốn đầu tư ước tính 67 tỷ đô la. Chính phủ Việt Nam cho biết sẽ ưu tiên sử dụng vốn ODA ưu đãi cho dự án, nếu không có sẽ tính đến vốn vay trong nước. Dự kiến vốn vay sẽ chiếm không quá 30% tổng vốn đầu tư.

 

---------------------

Tin, bài liên quan

Tin Việt Nam

·        Facebook, Google cảnh báo luật dự kiến của Việt Nam sẽ cản trở các trung tâm dữ liệu, mạng xã hội

·        Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh tính răn đe trong xử phạt những người bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội

·        Bắc Giang: Bắt giữ nhóm thanh niên giả danh nhân viên ngân hàng, lừa đảo hơn 30 tỷ đồng

·        Cán bộ công an và một quản lý của VNPT bán thông tin cá nhân khách hàng thu lời hàng tỷ đồng

·        Việt Nam chuẩn bị luật để hạn chế tin tức đưa lên mạng xã hội

 

 

 

 

Việt Nam sáp nhập cơ quan Đảng và Chính phủ, giảm năm bộ

RFA

2024.12.01

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-merges-vcp-w-government-agencies-12012024090756.html

 

Một loạt các cơ quan Đảng sẽ không còn tồn tại sau sáp nhập với các cơ quan Đảng khác hoặc các cơ quan Chính phủ trong khi năm bộ trong Chính phủ sẽ biến mất sau khi sáp nhập với các bộ khác trong một đề nghị mới được công bố hôm 1/12.

 

Truyền thông Nhà nước cho biết, thông báo này được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đưa ra, truyền đại các nội dung chính, trọng tâm trong triển khai tổng kết Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12.

 

 Những nội dung chính đáng chú ý bao gồm:

 

·        Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ sáp nhập với Ban Dân vận Trung ương

·        Ban Đối ngoại Trung ương sẽ kết thúc hoạt động để chuyển nhiệm vụ về Bộ Ngoại giao và một phần về Văn phòng Trung ương Đảng.

·        Ban Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ Trung ương kết thúc hoạt động, chuyển nhiệm vụ về Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Y tế và một số bệnh viện Trung ương.

·        Hội đồng Lý luận Trung ương; Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương… sẽ được nghiên cứu, đề xuất chuyển chức năng, nhiệm vụ về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

·        Báo Điện tử Đảng Cộng sản kết thúc hoạt động để chuyển chức năng, nhiệm vụ về Báo Nhân Dân.

·        Kết thúc hoạt động của Ban Cán sự đảng Chính phủ, lập Đảng bộ Chính phủ trực thuộc Trung ương

·        Kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng, lập Đảng bộ các bộ, cơ quan ngang bộ

·        Kết húc hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội, lập Đảng bộ Quốc hội trực thuộc Trung ương

·        Đề xuất kết thúc hoạt động của Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Đảng đoàn các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ.

 

Liên quan đến các bộ trong Chính phủ, các đề xuất bao gồm:

 

·        Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến sẽ sáp nhập với Bộ Tài chính

·        Bộ Giao thông Vận tải sáp nhập với Xây dựng

·        Bộ Thông tin và Truyền thông sáp nhập với Bộ Khoa học và Công nghệ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, chuyển đổi số

·        Chuyển một số nhiệm vụ của Bộ Thông Tin và Truyền thông về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan.

·        Bộ Tài nguyên và Môi trường sáp nhập với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

·        Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ kết thúc hoạt động, chuyển nhiệm vụ về Bộ Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc, các cơ quan có liên quan.

·         Kết thúc hoạt động của Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, các bộ chuyên ngành và các cơ quan liên quan. 

·        Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Việt Nam kết thúc hoạt động, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan.

·        Sáp nhập Ban Tôn giáo Chính phủ với Uỷ ban dân tộc, thành lập Uỷ ban Dân tộc - Tôn giáo.

 

Ngoài ra, một số uỷ ban của Quốc hội cũng sẽ kết thúc hoạt động để sáp nhập với các cơ quan khác bao gồm, Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội, Uỷ ban Kinh tế và Uỷ ban Tài chính - Ngân sách, Uỷ ban Xã hội và Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục, Uỷ ban Tư pháp và Uỷ ban Pháp luật.

Ban Dân nguyện của Quốc hội sẽ chuyển thành Ban Giám sát và Dân nguyện.

 

----------------------------

Tin, bài liên quan

Tin Việt Nam

·        Việt Nam kêu gọi “đối thoại hòa bình” vụ Nga sáp nhập 4 tỉnh Ukraine

·        5 tờ báo công an địa phương sẽ bị thu hồi kể từ 1/3

·        Đến hết năm 2020, Hà Nội sẽ giảm 10 cơ quan báo chí

·        Việt Nam sẽ sáp nhập hơn 600 xã, huyện ở 42 tỉnh/thành phố từ 2019-2021

 

 

 

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025    -  VnExpress — cập nhật lần cuối 30/11/2024

 

 

Quốc hội chốt đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam    -  VTC News — cập nhật lần cuối 30/11/2024

 

 

 

 

Chiến dịch cắt giảm quốc tang

Bình luận của blogger Nguyễn Nhơn
2024.11.30

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/national-funeral-ceremony-reduction-campaign-11302024181852.html

 

Dân mạng Việt Nam vui sướng kháo nhau rùm trời như thế, cho sự việc Bộ Chính trị kỷ luật ông Vương Đình Huệ nguyên Chủ tịch Quốc hội, và treo kỷ luật ông Võ Văn Thưởng, nguyên Chủ tịch nước.

 

Bỗng dưng thôi chức

 

Quốc tang thì ai cũng biết đại khái rồi, đó là nghi thức tang lễ cao nhất dành cho những người quyền cao chức trọng nhất của một thể chế. Khi có quốc tang, cả nước phải treo cờ rủ, dừng toàn bộ hoạt động giải trí, báo chí đưa tin, truyền hình trực tiếp lễ quốc tang. Ban tổ chức lễ gồm toàn các vị lãnh đạo máu mặt nhất trong Đảng, chính quyền, Quốc hội…v.v. Tóm lại, quốc tang là những ngày cả nước (buộc phải) để tang cho một nhân vật lãnh đạo, bày tỏ nỗi đau lòng thương tiếc trên bình diện quốc gia.

 

Việt Nam quy định chỉ có tứ trụ và cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế-do Bộ Chính trị quyết định - thì khi chết mới được hưởng nghi thức quốc tang. Tứ trụ gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội (đương nhiệm hoặc đã thôi giữ chức đều được). Còn cán bộ cấp cao khác… thì đã từng có ông Võ Nguyên Giáp.

 

Tháng 4 năm nay, Trung ương đảng “đồng ý cho Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng của đồng chí Huệ”.

 

_____________

 

Vì sao Tô Lâm cảnh cáo Vương Đình Huệ?

Tô Lâm "xáo bài" nhân sự của Tổng Trọng!

Bộ Chính trị cảnh cáo Vương Đình Huệ, chưa kỷ luật Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh

_____________

 

Đang yên đang lành làm gì có lãnh đạo to nào ấm đầu đi xin cho thôi giữ chức vụ, nhất là các chức vụ đảm bảo chắc suất quốc tang sau khi về với cụ Các-Mác cụ Lê-nin. Trong cả dòng họ có một người được hưởng quốc tang là kinh lắm, vinh dự lắm, là mả tổ bốc khói xanh chứ đùa. Trịnh trọng ghi vào gia phả, sau này con cháu ốm đem ra khấn vái khéo bệnh còn hết nhanh hơn đi Bạch Mai khám chuyên gia ấy chứ.

 

Thế cho nên phải có cái lý do đằng sau việc bỗng dưng xin thôi chức của bác Huệ, anh Thưởng (và các cô các bác khác nữa, từ từ mình bàn tiếp).

 

Lý do đó được Trung ương đảng đưa ra trong các thông cáo chính thức là do bác và anh “đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của đảng và pháp luật của Nhà nước (…) gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của đảng, Nhà nước và cá nhân”.

 

Nội cái lý do kể trên và kết quả cho thôi giữ chức theo nguyện vọng đã vả nhau đôm đốp.

Ơ hay tại sao vi phạm trầm trọng đến thế mà lại không xử lý theo pháp luật, lại nhẹ nhàng cho hạ cánh an toàn?

 

Nếu thượng tôn pháp luật thật sự như Đảng vẫn luôn tô khẩu hiệu rất đậm nét, thì mọi vi phạm của các ông Huệ và Thưởng đều phải xem xét công khai và thông qua các quy trình luật định, như với mọi công dân khác. Họ đã vi phạm điều cấm nào của đảng viên, vi phạm ra sao, hậu quả như thế nào, từ lúc nào và tại sao, đã khắc phục chưa?

 

Còn nếu họ chỉ vi phạm các quy định nội bộ của Đảng thì tại sao lại dẫn đến kết luận nghiêm trọng đến mức “gây dư luận xấu làm ảnh hưởng đến uy tín của (đĐảng và) Nhà nước”? 

 

Nếu thượng tôn pháp luật thật sự thì phải cho những người bị kết tội cũng như cho các đảng viên khác và cho người dân nói chung-một phiên tòa công khai và công bằng, có công tố luận tội nhưng cũng có luật sư bảo vệ.

 

 

XEM TIẾP >>>>>    

 

 

 

 

 

Tô Lâm “vừa sắp hàng vừa chạy” tại Hội nghị Trung ương bất thường

Bình luận của Blogger Nguyễn Đình Công
2024.11.30

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/to-lam-runs-at-extraordinary-plenum-meeting-11302024180415.html 

 

Nếu Tổng Bí thư Tô Lâm muốn thực hiện một cuộc cách mạng từ trên xuống, ông cần phải thay thế “chiếc áo rách” đang bao phủ mạng lưới quyền lực của Đảng và Nhà nước bằng một cấu trúc mới, mạnh mẽ và hiệu năng hơn. Nếu thất bại, nỗ lực tái cơ cấu của ông rất có thể sẽ trở thành điểm yếu chí mạng, bị chính các đối thủ trong cuộc đấu đá nội bộ lợi dụng.

 

-------------------------------

 

Chốt chặn quyền lực

 

Hội nghị Trung ương sáng 25/11 chỉ kéo dài nửa buổi, một sự bất thường hiếm thấy. Báo chí chính thống không gọi đây là một hội nghị bất thường, nhưng rõ ràng, các dấu hiệu từ nghị trình đến cách thức tổ chức đều cho thấy tính cấp bách đặc biệt. Sự bất thường này còn được đẩy lên cao hơn, khi chiều cùng ngày, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm lại xuất hiện trong vai trò Giáo sư – Tiến sĩ, chủ trì một hội thảo chuyên đề mang tên “Kỷ nguyên phát triển mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” (1) Đảng Cộng sản Việt Nam rõ ràng đang đứng trước nhiều xáo trộn. Nhưng tại sao việc xem xét thực hiện Nghị quyết số 18 lại phải được bàn thảo trong một hội nghị khẩn cấp?

 

Câu trả lời có thể tìm thấy trong phát biểu của ông Tô Lâm. Ông nhấn mạnh đây không chỉ là một bước đi nhằm tinh gọn tổ chức bộ máy, mà còn là một cuộc cách mạng đòi hỏi sự thống nhất cao trong cả nhận thức lẫn hành động: “Các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành, trước hết là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cần gương mẫu, chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ… ‘Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở’. Quyết tâm hoàn thành việc tổng kết Nghị quyết 18 và báo cáo sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị trong Quý I/2025” (2).

 

Một điểm bất thường khác không thể bỏ qua là ông Tô Lâm vẫn “lận đận” trong việc củng cố mạng lưới quyền lực của mình, hơn 100 ngày kể từ khi được bầu làm Tổng Bí thư vào ngày 3/8/2024. Khác với các Tổng Bí thư tiền nhiệm, ông thiếu hẳn tính chính danh mang tính biểu tượng. Nếu như ở Trung Quốc, quá trình chuyển giao quyền lực thường đi kèm tuyên bố “đồng chí làm việc, tôi yên tâm” để tạo lòng tin nội bộ, thì ở Việt Nam, việc ông Nguyễn Phú Trọng trao quyền cho Tô Lâm chưa từng được biết đến công khai. Điều này tạo ra một khoảng trống chính danh mà chính ông Tô Lâm phải ra sức lấp đầy.

 

Trong hơn ba tháng qua, ông liên tục nhấn mạnh thông điệp “đoàn kết nội bộ” tại hầu hết các cuộc họp chính thức, đồng thời tổ chức hai cuộc gặp gỡ quan trọng với các cựu lãnh đạo Bộ Tứ và Bộ Chính trị qua các khóa. Đáng chú ý, ông còn đích thân gặp cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để “thỉnh thị.” Đây là những động thái nhằm thu phục nhân tâm và củng cố uy tín trong nội bộ Đảng, điều mà ông còn thiếu khi so với những người tiền nhiệm.

 

Trước khi làm Tổng Bí thư, ông Tô Lâm đã xây dựng được một mạng lưới quyền lực mạnh mẽ trong Bộ Công an. Việc đưa Lương Tam Quang lên làm Bộ trưởng Bộ Công an là bước đi chiến lược nhằm duy trì và bảo vệ mạng lưới này. Tuy nhiên, mạng lưới quyền lực trong thể chế cộng sản, vốn được ví như một tấm vải toàn trị bao phủ toàn xã hội, đã trở nên rách nát vì lợi ích phe nhóm và tham nhũng. Ông Tô Lâm hiểu rõ điều đó và đang cố gắng vá lại “chiếc áo rách” bằng cách đưa các nhân vật thân tín – đặc biệt từ nhóm Hưng Yên – vào các vị trí then chốt. Điều này không chỉ giúp ông giữ vững quyền lực mà còn tạo ra lá chắn trước các đối thủ chính trị tiềm tàng.

 

Nếu ông Tô Lâm thực sự muốn thay đổi “chiếc áo rách” này bằng một mạng lưới quyền lực mới, sự khéo léo của ông sẽ được thử thách ở mức cao nhất. Việc vá víu tạm bợ có thể đem lại những thành công ngắn hạn, nhưng về lâu dài, ông cần phải tạo ra một cấu trúc quyền lực mới, hiệu quả hơn. Nếu không, nỗ lực cải cách của ông sẽ thất bại, và mạng lưới quyền lực cũ kỹ ấy sẽ trở thành chiếc “bẫy” chính trị, kéo ông xuống trong những cuộc đấu đá nội bộ. Hội nghị sáng 25/11 chính là một trường hợp điển hình cho thấy nỗ lực của ông trong việc thiết lập “chốt chặn quyền lực” mang dấu ấn cá nhân. Nhưng liệu ông có thành công trong việc thay đổi cấu trúc quyền lực từ gốc rễ, hay chỉ là những giải pháp tạm thời? Câu trả lời vẫn còn phụ thuộc vào thời gian.

 

 

XEM TIẾP >>>>>    

 

 

 

 

 

 

30 Tháng 11, 2024

Hội nghị Trung ương ‘đánh đố’: Toan tính của Tổng Bí thư Tô Lâm trước Đại hội XIV?

Hoàng Trường

30/11/2024

https://www.voatiengviet.com/a/hoi-nghi-trung-uong-danh-do-toan-tinh-cua-tong-bi-thu-to-lam-truoc-dai-hoi-xiv-/7882257.html

 

 

 

 

 

 

 

Bị bóp nghẹt và xóa bỏ, thập kỷ đấu tranh ở Hong Kong chìm dần vào quên lãng

Tessa Wong, Grace Tsoi, Vicky Wong và Joy Chang

BBC News

1 tháng 12 2024, 15:10 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c99r9z1pm25o

 

Ký ức bắt đầu ùa về khi Kenneth dạo bước qua Công viên Victoria ở Hong Kong, nơi từng là tâm điểm kháng cự của thành phố này trước Trung Quốc.

 

Hồi nhỏ, Kenneth thường mua những bức thư pháp từ các chính trị gia ủng hộ dân chủ tại hội chợ Tết Nguyên đán thường niên.

 

Bước vào tuổi thanh niên, anh từng tham gia các cuộc tuần hành, luôn khởi đầu từ công viên này trước khi đi khắp thành phố.

 

Lúc mới 12 tuổi, Kenneth bắt đầu tham dự những buổi tưởng niệm lớn vụ thảm sát Thiên An Môn được tổ chức tại công viên này - một chủ đề cấm kỵ ở Trung Quốc đại lục, nhưng được tưởng niệm công khai ở Hong Kong.

 

Những buổi tưởng niệm như vậy không còn nữa. Những gian hàng của các chính trị gia tại hội chợ đã biến mất, các cuộc biểu tình đã bị dập tắt và những nhà vận động dân chủ bị bỏ tù.

 

Kenneth cảm thấy thời kỳ trưởng thành chính trị của mình - và của Hong Kong - đang bị xóa bỏ.

 

“Mọi người vẫn tiếp tục sống… nhưng bạn có thể cảm nhận những thay đổi đang dần len lỏi,” một người từng là nhà hoạt động nói với chúng tôi với điều kiện giữ kín danh tính.

 

“Thành phố của chúng tôi đang mất dần bản sắc.”

 

Bề ngoài Hong Kong vẫn vậy, những chiếc xe điện chật cứng người vẫn ầm ĩ chạy trên những con phố tấp nập, sự náo nhiệt dưới ánh đèn neon rực rỡ chưa hề giảm sút.

 

Nhưng nếu nhìn kỹ sẽ thấy những dấu hiệu thay đổi của thành phố - từ những tòa nhà chọc trời sáng đèn mỗi đêm với những lời ca ngợi đất mẹ Trung Quốc, đến tiếng Quan Thoại ngày càng phổ biến bên cạnh tiếng Quảng Đông bản địa của Hong Kong.

 

Không thể biết được có bao nhiêu trong số bảy triệu dân Hong Kong hoan nghênh sự kiểm soát của Bắc Kinh.

 

Tuy nhiên, có hàng trăm ngàn người đã tham gia những cuộc biểu tình trong thập kỷ qua, kể từ khi phong trào dân chủ nổ ra vào năm 2014.

 

Dù không phải ai cũng ủng hộ biểu tình, không có mấy người phủ nhận việc Bắc Kinh đã ra tay đàn áp.

 

Một thập kỷ biến động sắp sửa kết thúc, ước vọng một Hong Kong tự do hơn cũng dần lụi tàn.

 

Trung Quốc tuyên bố đã dập tắt thành công ngọn lửa bất ổn ở thành phố này.

 

Hàng trăm người đã bị bỏ tù theo một luật an ninh quốc gia (NSL) bao trùm. Luật này cũng đã khiến hàng ngàn người Hong Kong vỡ mộng và cảnh giác bỏ ra nước ngoài, bao gồm cả những nhà hoạt động sợ hãi hoặc trốn lệnh bắt giữ.

 

Những người khác, như Kenneth, đã ở lại và chọn sống thầm lặng.

 

Nhưng đối với nhiều người trong số họ, ký ức về một Hong Kong tự do hơn vẫn tồn tại. Đó là khung cảnh họ đang cố gắng níu giữ dưới những biến đổi Bắc Kinh mang tới thành phố.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/d811/live/cde3f780-afb7-11ef-8ab9-9192db313061.jpg.webp

Hàng ngàn người đã đổ ra đường trong các cuộc biểu tình năm 2014, được gọi là Phong trào Dù vàng và Chiếm Trung Hoàn

 

Việc trao trả Hong Kong, khi đó là thuộc địa của Anh, cho Trung Quốc vào năm 1997 được thực hiện với cam kết rằng thành phố này sẽ được giữ một số quyền, bao gồm tự do ngôn luận, tự do hội họp và hệ thống pháp quyền trong 50 năm.

 

Nhưng khi sự bành trướng quyền lực của Bắc Kinh dâng cao, nỗi bất bình của phe ủng hộ dân chủ ở Hong Kong theo đó cũng dâng lên.

 

Vào tháng 9/2014, hàng chục ngàn người đã biểu tình ngồi tại khu vực trung tâm của Hong Kong, yêu cầu tổ chức một cuộc bầu cử dân chủ toàn diện.

 

Sự kiện này đã đưa một thế hệ mới các nhà vận động dân chủ lên vị trí nổi bật - chẳng hạn như Joshua Wong (Hoàng Chi Phong), khi đó là một học sinh 17 tuổi, và giáo sư đại học Benny Tai (Đới Diệu Đình), người đã đặt tên phong trào này là Chiếm Trung hoàn.

 

Phong trào đã đặt nền móng cho những cuộc biểu tình bùng nổ hơn vào năm 2019, nổ ra do Bắc Kinh đề xuất dẫn độ người Hong Kong sang đại lục.

 

Đề xuất đã bị hủy bỏ, nhưng các cuộc biểu tình tiếp tục lớn mạnh trong vài tháng khi có thêm nhiều lời kêu gọi mở rộng dân chủ, tạo ra thách thức nghiệm trọng nhất đối với quyền lực của Bắc Kinh ở Hong Kong.

 

“Không có Benny Tai thì không có Chiếm Trung Hoàn,” ông Chan Kin-man (Trần Kiện Dân), người đồng khởi xướng chiến dịch cùng ông Tai và mục sư Chu Yiu-ming (Chu Diệu Minh), nói.

 

“Ông ấy có khí chất học giả và [dám] nói ra suy nghĩ… Đó là lý do tại sao ông ấy đủ táo bạo để thúc đẩy những thay đổi và nghĩ tới những ý tưởng lớn. Chính những người [như vậy] là người làm nên lịch sử.”

 

XEM TIẾP >>>>>

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dọa giết tổng thống: Sóng gió chính trường Philippines chuyển sang cấp độ mới

Jonathan Head

Phóng viên Đông Nam Á

1 tháng 12 2024, 12:18 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c6242805rzro

 

Khi một phó tổng thống đương nhiệm tuyên bố đã thuê các sát thủ để giết tổng thống và mơ đến chuyện chặt đầu ông ta, thì đất nước đó hẳn đang rắc rối to.

 

Nhưng đây là Philippines, một đất nước mà chính trị và giật gân luôn song hành.

 

"Tôi đã nói chuyện với một người," Phó Tổng thống Sara Duterte tuyên bố trên trang Facebook của bà vào cuối tuần trước.

 

"Tôi đã nói chuyện với một người. Tôi nói, nếu tôi bị giết, hãy đi giết BBM (Marcos Jr.), (Đệ nhất phu nhân) Liza Araneta và (Chủ tịch Hạ viện) Martin Romualdez. Không đùa đâu. Không đùa đâu. Tôi đã nói [với người đó], đừng dừng lại cho đến khi giết được họ và người đó đã nói đồng ý."

 

Hồi tháng trước, bà Sara Duterte đã nói với các phóng viên rằng quan hệ giữa bà với Tổng thống Ferdinand “Bongbong” Marcos Jr. đã trở nên độc hại và bà mơ đến chuyện chặt đầu ông ta.

 

Bà cũng đe dọa sẽ đào mộ cha của tổng thống Marcos Jr. từ Nghĩa trang Anh hùng ở Manila và đổ tro cốt xuống biển.

 

Đằng sau tất cả những diễn biến kịch tính này là liên minh chính trị từng một thời rất hùng mạnh nhưng đã tan rã một cách ngoạn mục.

 

·        Biển Đông: Trung Quốc nổi giận với luật mới của Philippines, Việt Nam ảnh hưởng gì?

14 tháng 11 năm 2024

 

·        Bongbong Marcos: Người cố gắng làm sống lại một triều đại tham nhũng

8 tháng 5 năm 2022

 

·        Vị thế Philippines trong chiến lược của Hoa Kỳ

13 tháng 11 năm 2017

 

 

Liên minh vụ lợi

 

Quyết định hợp lực giữa gia tộc Marcos và Duterte trong cuộc bầu cử tổng thống Philippines hồi năm 2022 là một liên minh vụ lợi.

 

Cả hai ứng cử viên đều là có cha là cựu tổng thống - cha của Sara Duterte là Rodrigo Duterte, tổng thống đương nhiệm khi đó - và có được sự ủng hộ mạnh mẽ ở các khu vực khác nhau của Philippines. Cả hai đều có sức hấp dẫn kiểu dân túy.

 

Tuy nhiên, nếu cả hai người này đều ra tranh cử tổng thống thì có nguy cơ xảy ra chia rẽ trong số những người ủng hộ họ và dẫn tới nguy cơ thua cuộc trước một ứng cử viên thứ ba.

Vì thế, bà Sara Duterte đã đồng ý để ông Marcos Jr. ra tranh cử tổng thống, trong khi bà tranh cử phó tổng thống - hai chức danh được bầu riêng biệt - nhưng họ đã lập một đội chung trong chiến dịch tranh cử.

 

Giả định được đặt ra khi đó là "Duterte con" sau đó sẽ ở vị trí thuận lợi để ra tranh cử tổng thống tiếp theo vào năm 2028.

 

Chiến lược này đã cho thấy rất hiệu quả. UniTeam, tên của liên minh này, đã giành chiến thắng áp đảo.

 

 

XEM  TIẾP >>>>>   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mỹ thông qua hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan, Trung Quốc sẽ có « biện pháp đối phó quyết liệt »

 Thanh Hà  -  RFI

Đăng ngày: 01/12/2024 - 13:28  -  Sửa đổi ngày: 01/12/2024 - 14:47

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20241201-m%E1%BB%B9-th%C3%B4ng-qua-h%E1%BB%A3p-%C4%91%E1%BB%93ng-b%C3%A1n-v%C5%A9-kh%C3%AD-cho-%C4%91%C3%A0i-loan-trung-qu%E1%BB%91c-s%E1%BA%BD-c%C3%B3-bi%E1%BB%87n-ph%C3%A1p-%C4%91%E1%BB%91i-ph%C3%B3-quy%E1%BA%BFt-li%E1%BB%87t

 

 

Mỹ : Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn tân giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI

 

 

 

Các nhà hoạt động: Mexico chặn 2 đoàn di dân hướng đến Hoa Kỳ

 

 

 

 

 

Syria : Phe nổi dậy chiếm được gần như toàn bộ Aleppo

 Thanh Hà  -  RFI

Đăng ngày: 01/12/2024 - 11:17Sửa đổi ngày: 01/12/2024 - 14:44

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20241201-syria-phe-n%E1%BB%95i-d%E1%BA%ADy-chi%E1%BA%BFm-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-g%E1%BA%A7n-nh%C6%B0-to%C3%A0n-b%E1%BB%99-aleppo

 

 

Taliban: Afghanistan phải tham gia các cuộc đàm phán về khí hậu trong tương lai

 

 

 

 

 

 

 

Mỹ huy động 57 triệu đô la trùng tu Nhà Thờ Đức Bà Paris

 Thanh Hà  -  RFI

Đăng ngày: 01/12/2024 - 13:43  -  Sửa đổi ngày: 01/12/2024 - 13:48

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20241201-m%E1%BB%B9-huy-%C4%91%E1%BB%99ng-57-tri%E1%BB%87u-%C4%91%C3%B4-la-tr%C3%B9ng-tu-nh%C3%A0-th%E1%BB%9D-%C4%91%E1%BB%A9c-b%C3%A0-paris

 

 

 

Ngày bế mạc Hội nghị quốc tế chống rác nhựa : Thương lượng vẫn chưa ngã ngũ để đạt hiệp ước toàn cầu

 Thùy Dương  -  RFI

Đăng ngày: 01/12/2024 - 13:37

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20241201-ng%C3%A0y-b%E1%BA%BF-m%E1%BA%A1c-h%E1%BB%99i-ngh%E1%BB%8B-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-ch%E1%BB%91ng-r%C3%A1c-nh%E1%BB%B1a-th%C6%B0%C6%A1ng-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-v%E1%BA%ABn-ch%C6%B0a-ng%C3%A3-ng%C5%A9-%C4%91%E1%BB%83-%C4%91%E1%BA%A1t-hi%E1%BB%87p-%C6%B0%E1%BB%9Bc-to%C3%A0n-c%E1%BA%A7u

 

 

Pierre Bonnard, họa sĩ của những thiên đường đã mất

 Thanh Hà  -  RFI

Đăng ngày: 01/12/2024 - 10:51

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-v%C4%83n-h%C3%B3a/20241201-pierre-bonnard-h%E1%BB%8Da-s%C4%A9-c%E1%BB%A7a-nh%E1%BB%AFng-thi%C3%AAn-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-%C4%91%C3%A3-m%E1%BA%A5t

 

 

Rumani và những thách thức trong kỳ bầu cử Quốc Hội

Minh Phương  -  RFI

Đăng ngày: 01/12/2024 - 11:04  -  Sửa đổi ngày: 01/12/2024 - 13:39

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20241201-rumani-v%C3%A0-nh%E1%BB%AFng-th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c-trong-k%E1%BB%B3-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i

 

 

 

 

Gruzia : Đụng độ trước Quốc Hội giữa cảnh sát và người biểu tình ủng hộ châu Âu

 Thanh Hà  -  RFI

Đăng ngày: 01/12/2024 - 11:56   -   Sửa đổi ngày: 01/12/2024 - 14:49

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20241201-gruzia-%C4%91%E1%BB%A5ng-%C4%91%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-gi%E1%BB%AFa-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-v%C3%A0-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-ch%C3%A2u-%C3%A2u

 

 

 

 

30 Tháng 11, 2024

Tàu Trung Quốc bị tình nghi cắt cáp ngầm vùng Baltic

 

 

 

Tương lai của NATO dưới thời TT Donald Trump sẽ ra sao?

 

 

 

Tân lãnh đạo EU thăm Kyiv vào ngày bắt đầu cương vị mới

 

 

 

Các lãnh đạo ngoại giao mới của Liên Âu công du Ukraina, bày tỏ quyết tâm hỗ trợ Kiev giành chiến thắng

 Thùy Dương  -  RFI

Đăng ngày: 01/12/2024 - 11:27

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20241201-c%C3%A1c-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-ngo%E1%BA%A1i-giao-m%E1%BB%9Bi-c%E1%BB%A7a-li%C3%AAn-%C3%A2u-c%C3%B4ng-du-ukraina-b%C3%A0y-t%E1%BB%8F-quy%E1%BA%BFt-t%C3%A2m-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-kiev-gi%C3%A0nh-chi%E1%BA%BFn-th%E1%BA%AFng

 

 

 

 

02 Tháng 12, 2024

Putin phê duyệt chi tiêu quốc phòng kỷ lục

 

 

 

Bộ Quốc Phòng Nga : Máy bay ném bom chiến lược Nga - Trung tuần tra chung ở Biển Đông và Hoa Đông

 Thùy Dương  -  RFI

Đăng ngày: 01/12/2024 - 10:45  -  Sửa đổi ngày: 01/12/2024 - 11:05

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20241201-b%E1%BB%99-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-nga-m%C3%A1y-bay-n%C3%A9m-bom-h%E1%BA%A1ng-n%E1%BA%B7ng-nga-trung-tu%E1%BA%A7n-tra-chung-%E1%BB%9F-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng-bi%E1%BB%83n-hoa-%C4%91%C3%B4ng-v%C3%A0-%C4%91%C3%B4ng-th%C3%A1i-b%C3%ACnh-d%C6%B0%C6%A1ng







No comments:

Post a Comment