Liên
Hiệp Quốc: Hạn hán khiến thế giới thiệt hại gần 300 tỷ euro mỗi năm
Thùy
Dương - RFI
Đăng
ngày: 03/12/2024 - 12:11Sửa đổi ngày: 03/12/2024 - 14:52
Hạn
hán gây thiệt hại gần 300 tỷ euro mỗi năm trên quy mô toàn cầu, theo cảnh báo
hôm nay, 03/12/2024, của Liên Hiệp Quốc. Vào ngày thứ hai của hội nghị COP16 về
tình trạng sa mạc hóa, Liên Hiệp Quốc kêu gọi đầu tư khẩn cấp vào các giải pháp
dựa vào thiên nhiên, ví dụ như trồng rừng.
HÌNH
:
Ảnh
minh họa: Một con lạc đà được dẫn qua cồn cát ở Erg Chebbi, rìa sa mạc Sahara,
Maroc, tháng 06/2013. AP - Giovanna DellOrto
Theo
báo cáo mới của Liên Hiệp Quốc, các đợt hạn hán do tác động của biến đổi khí hậu
và việc quản lý không bền vững tài nguyên nước và đất, được dự báo sẽ tác động đến 75%
dân số thế giới từ nay đến năm 2050.
Andrea
Meza, phó thư ký điều hành Công ước Liên Hiệp Quốc về chống sa mạc hóa
(CNULCD), lưu ý : « Quản lý đất và các nguồn tài nguyên nước một
cách bền vững là điều kiện thiết yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường
khả năng chống đỡ của các cộng đồng bị các chu kỳ hạn hán tác động ». Chính
CNULCD là định chế tổ chức vào tuần này tại Riyad, Ả Rập Xê Út, hội nghị COP16
về tình trạng sa mạc hóa.
Theo
giải thích của bà Andrea Meza, « trong khi các cuộc thảo luận để đạt
được một quyết định mang tính lịch sử về hạn hán đang được tiến hành, báo cáo
kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới nhận ra rằng những chi phí do hạn hán gây ra
là quá cao nhưng có thể tránh được, và cần sử dụng các giải pháp chủ động, dựa
vào chính thiên nhiên để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của con người ».
Về
các giải pháp chống hạn hán dựa vào thiên nhiên, Liên Hiệp Quốc nêu lên ví dụ về
các biện pháp « tái trồng rừng » hoặc « quản
lý hiệu quả chăn thả gia súc », vừa có thể giảm tổn thất, vừa
tăng các nguồn thu nhập từ nông nghiệp, đồng thời mang lại lợi ích về khí hậu
và môi trường.
Một
nghiên cứu năm 2020, được công bố trên tạp chí khoa học Global Change Biology
và được AFP trích dẫn, đã kết luận rằng trong 59% trường hợp, « các
biện pháp can thiệp dựa vào thiên nhiên thường cho thấy là có hiệu quả nhất hoặc
hiệu quả hơn so với các biện pháp can thiệp khác nhằm chống lại tác động của
biến đổi khí hậu ».
Năm
2024 gần như chắc chắn sẽ là năm nóng nhất từng được ghi nhận trên Trái đất, với
nhiều đợt hạn hán có sức tàn phá mạnh ở Địa Trung Hải, Ecuador, Brazil, Maroc, Namibia,
Malawi, gây ra các vụ cháy rừng, khan hiếm nước và lương thực.
Kaveh
Madani, đồng tác giả của báo cáo và cũng là giám đốc Viện Nước, Môi trường và Sức
khỏe của Liên Hiệp Quốc (UNU-INWEH), nhấn mạnh chi phí khắc phục hậu quả « vượt
quá mức tổn thất trực tiếp về nông nghiệp, ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng,
làm giảm tổng sản phẩm quốc nội, tác động đến các phương tiện sinh kế, về dài hạn
sẽ gây ra nhiều vấn đề như nạn đói, thất nghiệp và di cư ».
---------------------------------
Các
nội dung liên quan
TRUNG
QUỐC
Trung
Quốc : Báo động hạn hán trên toàn quốc, tác động tai hại cho kinh tế
KHÍ
HẬU - SA MẠC HÓA
Chống
suy thoái đất do hạn hán: Khai mạc hội nghị Liên Hiệp Quốc tại xứ sở sa mạc
MÔI
TRƯỜNG - KHÍ HẬU
Tây
Ban Nha và Bồ Đào Nha bị hạn hán chưa từng có vào giữa mùa đông
No comments:
Post a Comment