NỘI DUNG :
Trung Quốc gắn
'súng AK' lên máy bay không người lái
BBC
News Tiếng Việt
.
Hố sụt khổng lồ ở
Trung Quốc: hấp dẫn du khách, nhưng rủi ro cho rừng cổ đại
BBC
News Tiếng Việt
====================================================
Trung Quốc gắn
'súng AK' lên máy bay không người lái
BBC News Tiếng Việt
24
tháng 11 2024, 18:51 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c5yrdm41vdvo
Các
nhà khoa học Trung Quốc vừa phát triển thành công một loại súng trường tự động
dành riêng cho máy bay không người lái cỡ nhỏ, South China Morning Post đưa
tin.
Trong
các cuộc thử nghiệm, khẩu súng được treo lơ lửng trên không và khai hỏa. Biên độ
dao động trước-sau chỉ 1,8cm, cho thấy độ giật gần như không đáng kể. (Ảnh minh
họa)
Loại súng này này sử dụng cỡ đạn 7,62mm giống
như AK-47. Tốc độ đầu đạn có thể đạt từ 740 đến 900 mét/giây ở khoảng cách 10
mét tính từ nòng súng, tương đương hỏa lực của AK-47.
Điểm
đột phá chính nằm ở độ giật gần như bằng không của khẩu súng, nhẹ “như gõ bàn
phím”, theo mô tả của South China Morning Post (SCMP).
Bài
viết dẫn thông tin từ các nhà khoa học và kỹ sư tham gia dự án nói rằng độ giật
thấp khiến ngay cả drone thương mại hoặc một chú chó robot đồ chơi cũng có thể
giữ và bắn khẩu súng này.
.
Thiết
bị này được cho là sẽ đánh dấu một chuyển biến lớn trong chiến tranh drone.
Trên
chiến trường, ví dụ như ở Ukraine, drone thường chỉ được sử dụng để thả lựu đạn
hoặc đạn cối. Ngoài ra cũng có loại drone tự sát lao thẳng vào mục tiêu và phát
nổ.
Ngay
cả drone chuyên dụng hoặc các drone được tinh chỉnh đáng kể vẫn gặp khó khăn
khi sử dụng súng máy do độ giật cao, dẫn tới việc giảm độ chính xác và khả năng
linh hoạt. Gần đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện những video binh lính
tự gắn AK-47 vào drone. Thiết bị "tự chế" này có thể bắn, tuy nhiên độ
giật tương đối lớn.
Nhóm
nghiên cứu do giáo sư Lưu Bằng Chiến thuộc Trường Cơ điện, Đại học Bắc Trung Quốc
dẫn đầu đã đưa ra một giải pháp để giảm độ giật.
Theo
nghiên cứu của nhóm, việc khoan một lỗ ở vị trí thích hợp phía sau nòng súng sẽ
giúp giải tỏa sóng xung kích khí sinh ra khi thuốc súng phát nổ. Sau đó, để duy
trì vận tốc đầu đạn, giáo sư Lưu và các đồng nghiệp đã thiết kế một loại đạn mới
với màng chắn chịu lực cao ở phía sau và chip cảm ứng điện từ bên trong.
Khi
nhận được lệnh bắn, chip sẽ kích nổ thuốc nổ, đẩy viên đạn về phía trước. Chỉ
khi áp suất đạt đến mức yêu cầu, viên đạn mới xuyên qua màng và thoát ra ngoài
qua lỗ, loại bỏ độ giật trong khi vẫn đảm bảo sơ tốc đầu nòng cao.
Cấu
trúc của súng rất đơn giản, với chi phí sản xuất thấp. Theo các nhà nghiên cứu,
chỉ cần lắp một sợi đốt vào bên trong nòng súng để kích hoạt chip. Để bảo vệ
chip, chỉ cần sử dụng một lớp gốm có khả năng chịu nhiệt và áp suất cao.
“Các
thử nghiệm đã khẳng định hiệu quả của thiết kế này,” nhóm của giáo sư Lưu viết
trong báo cáo.
Trong
các cuộc thử nghiệm, khẩu súng được treo lơ lửng trên không và khai hỏa. Biên độ
dao động trước-sau chỉ 1,8cm, cho thấy độ giật gần như không đáng kể.
Theo
SCMP, Trung Quốc từng hai lần, lần lượt vào năm 2016 và 2021, đề xuất Liên Hợp
Quốc cấm việc chuyển đổi drone thành vũ khí giết người, nhưng không được chấp
thuận. Kể từ năm 2021, Bắc Kinh đã đẩy mạnh việc phát triển loại vũ khí này.
Vào
tháng Ba, truyền thông Trung Quốc đưa tin các nhà khoa học tại Đại học Hàng
không Vũ trụ Nam Kinh đã phát triển một loại drone cỡ nhỏ có khả năng phân chia
thành nhiều chiếc nhỏ hơn.
Drone
trong chiến tranh
Hiện
tại, drone đang là một trong những loại vũ khí chính được quân đội Ukraine và
Nga sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine.
Ngày
24/11, Tổng thống Volodymyr Zelensky nói rằng Ukraine cần tăng cường hệ thống
phòng không để bảo vệ người dân sau khi hệ thống của nước này bắn hạ 50 trong số
73 drone do Nga triển khai trong đêm tới nhiều khu vực, theo Reuters.
“Cảnh
báo không kích đã được phát đi gần như mỗi ngày trên khắp Ukraine trong suốt tuần
qua,” ông Zelensky viết trên Telegram.
Theo
ông, tính riêng trong tuần này, Nga đã phóng hơn 800 quả bom dẫn đường, khoảng
460 drone và hơn 20 tên lửa các loại.
Trước
đó trong tuần, Nga cũng đưa tin đã bắn hạ thành công hơn 40 drone do Ukraine
phóng tới “ít nhất tám khu vực phía nam và trung tâm, trong đó có 32 chiếc tại
khu vực Bryansk giáp biên giới và 2 chiếc tại Moscow”.
Lâu
nay, Ukraine đã sử dụng drone để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ
Nga, bao gồm các sân bay và các cơ sở hạ tầng năng lượng.
Liên
quan tới Trung Quốc, thời gian qua, phương Tây và Mỹ đã nhiều lần cáo buộc các
doanh nghiệp của nước này cung cấp drone quân sự cho Nga.
Theo
Politico, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) đã nói vào ngày
15/11 rằng EU sẽ gây sức ép buộc Bắc Kinh phải trả lời về việc có thông tin nói
rằng một công ty có trụ sở tại Trung Quốc đang sản xuất drone quân sự để Nga sử
dụng trong cuộc chiến ở Ukraine.
"Chúng
tôi đã nhận được thông tin từ các nguồn tình báo về sự tồn tại của một nhà máy ở
Trung Quốc sản xuất drone được vận chuyển đến Nga," một quan chức cấp cao
của EU cho biết.
Quan
chức này cho biết EU phải xác định liệu Bắc Kinh có biết về hoạt động của công
ty này hay không và liệu việc sản xuất này có cấu thành hành vi "hợp tác
trực tiếp về thiết bị quân sự giữa Trung Quốc và Nga" hay không.
Hồi
tháng 10, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với hai doanh nghiệp Trung Quốc, cáo
buộc hai công ty này có liên quan đến việc sản xuất và vận chuyển drone cho
quân đội Nga, đồng thời cảnh báo Nga và Trung Quốc ngừng hợp tác hỗ trợ quân sự
cho cuộc chiến ở Ukraine.
Gần
một tháng trước đó, Reuters, dựa trên hai nguồn tin từ một cơ quan tình báo
châu Âu và các tài liệu mà hãng tin này xem được, đưa tin rằng Nga đã thành lập
một chương trình vũ khí tại Trung Quốc để phát triển và sản xuất drone tấn công
tầm xa nhằm sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine.
======================================
Hố sụt khổng lồ ở
Trung Quốc: hấp dẫn du khách, nhưng rủi ro cho rừng cổ đại
BBC News Tiếng Việt
24 tháng 11 2024, 14:40 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4g2wy0lrnno
Các
hố sụt ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã trở thành điểm thu hút khách du lịch
Hai
người họ đang đứng trên rìa một vách đá vôi dựng đứng.
Hơn
100 mét phía dưới là một thế giới tưởng chừng đã mất của những khu rừng và các
loài động thực vật cổ đại.
Tất
cả những gì họ có thể thấy là ngọn của những cây rậm lá và tất cả những gì họ
nghe được là tiếng ve kêu và chim hót dội lại từ vách đá.
Suốt
hàng ngàn năm, “thiên khanh” (hố trời) này không có ai khám phá.
Người
ta sợ rằng có quỷ dữ và yêu ma ẩn nấp trong làn sương mù cuồn cuộn bên dưới.
Nhưng
thiết bị bay và một vài cá nhân dũng cảm đã đu dây xuống những nơi chưa từng có
bóng dáng loài người từ thời khủng long còn tung hoành trên Trái Đất đã phát hiện
ra những kho báu mới – và biến những hố sụt ở Trung Quốc thành địa điểm thu hút
khách du lịch.
Hai
phần ba trong số 300 hố sụt trên toàn thế giới nằm ở Trung Quốc, rải rác ở khu
vực phía tây đất nước.
Có
tới 30 hố trời được biết tới nằm ở tỉnh Quảng Tây thuộc miền nam Trung Quốc.
Nhiều hơn bất cứ nơi nào khác.
Hố
sụt lớn nhất và được phát hiện gần đây nhất ở Quảng Tây là vào năm 2022: một
khu rừng cổ đại với những cây cao tới 40 mét.
Những
hốc sâu trong lòng đất này như những chiếc hộp thời gian lưu giữ lại hệ sinh
thái độc đáo và mong manh qua hàng thế kỷ.
Tuy
nhiên, khi chúng được phát hiện, du khách và các công ty xây dựng bắt đầu kéo tới,
dấy lên lo ngại rằng những kỳ quan hiếm có này sẽ biến mất mãi mãi.
Rui
và Michael trước chuyến đi vào hố sụt
Đu
xuống vách đá
“Tôi
chưa từng làm điều giống thế này,” Rui, một cô gái 25 tuổi, nói khi nhìn xuống
khoảng không bên dưới.
“Thực
sự rất tuyệt. Đây là lần đầu tiên nhưng sẽ không phải là lần cuối.”
Hít
một hơi dài, cô và bạn trai bước thụt lùi – rồi họ rời vách đá và bay vào khoảng
không.
Fei
Ge (Phi Ca, tức anh Phi) – người đàn ông vừa kiểm tra kỹ lưỡng dây đai an toàn
của Rui và Michael trước khi đưa họ xuống vực – hiểu rõ hơn ai hết cảm giác đi
lùi về phía vách đá.
Ông
là một trong những nhà thám hiểm đầu tiên khám phá nơi này.
Giờ
đây, ở tuổi ngoài 50, ông làm hướng dẫn viên du lịch và giúp mọi người đi khám
phá những bí mật ẩn giấu bên trong các hố sụt của Quảng Tây.
Lớn
lên ở một làng gần đấy, ông Phi từng được dặn là phải tránh xa những cái hố như
vậy.
“Chúng
tôi tin rằng nếu con người dám xuống dưới hố sụt, quỷ dữ sẽ gây ra mưa to gió lớn.
Chúng tôi nghĩ rằng yêu ma sẽ gọi sương mù tới.”
Phi
Ca được dạy rằng các hố sụt này có vùng tiểu khí hậu riêng.
Gió
thổi qua những đường hầm và nước bốc hơi từ các con sông ngầm bên trong hang động
tạo ra sương mù.
No comments:
Post a Comment