Tên
lửa Oreshnik của Nga rất kinh khủng?
Bich
Nguyen X cùng
với Phúc
Lai GB và 2 người khác
Lời nói
đầu.
Bài
hơi dài nhưng trả lời được nhiều câu hỏi mà bạn đọc đặt ra, sau khi Nga bắn tên
lửa tầm trung xa vào thành phố Dniepro. Động lực để tôi dịch bài này bởi, đọc
các bài báo ở xứ Chiều nay thấy nguyên giọng điệu của tên sát nhân Putin. Trên
Facebook cũng có không ít người Việt ca tụng loại vũ khí giết người hàng loạt.
Họ vui sướng và mong chờ ngày Putin đánh tổng lực loại tên lửa này vào Ukraine,
để kết thúc cuộc chiến, như họ mong muốn là đại đế Putin của họ duyệt binh ở
Kyiv. Nếu bạn đọc đã từng nghe Putin khoe khoang về T-14, Su-57, Kindzal và nhiều
loại "độc nhất vô nhị" của Nga, thì tên lửa Oreshnik chắc sẽ không loại
trừ đi theo dấu vết cũ.
Sau
bài này, tôi sẽ share bài viết của một anh bạn FB hiểu biết nhiều về tên lửa để
bạn đọc tham khảo thêm.
Nếu
có thể, bạn đọc lan tỏa những bài này để nhiều người hiểu hơn, về bản chất của
thứ vũ khí, mà mấy hôm nay Putin đang quảng cáo.
--------------
Tên
lửa mới của Nga chẳng qua là con ngáo ộp hù dọa, Oreshnik không phải là
thiết bị mới hoàn toàn về công nghệ như Putin tuyên bố. Nó có nguồn gốc từ thế
kỷ trước, đưa chúng ta quay trở lại những năm 1980.
Các
tên lửa đạn đạo được phân loại theo tầm bắn:
-
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) có tầm bắn từ 300-1.000 km.
-
Tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) từ 1.000-3.500 km.
-
Tên lửa đạn đạo tầm trung xa (IRBM) còn gọi tên lửa đạn đạo tầm xa (LRBM) từ
3.500-5,500 km.
-
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có tầm bắn trên 5.500 km.
Tên
lửa đạn đạo được người Nga sử dụng để tấn công vào Dniepro, trở thành chủ đề được
đồn đoán sôi nổi trong nhiều ngày qua trên thế giới. Và điện Kremlin đã đạt được
mục đích của mình, đó là gieo rắc sự sợ hãi cho loài người và vũ khí Nga là nhất.
Trong biên chế của quân đội Nga không có tên lửa tương tự. Nhưng bây giờ chúng
ta biết chắc chắn rằng, đó là một tên lửa mới nhưng là ý tưởng cũ.
Không
có hình ảnh hay video nào về tên lửa Oreshnik, hoặc RS-26 để chúng ta có thể
phân tích, so sánh, tuy nhiên gần nhất với chúng nhưng lớn hơn, đó là tên lửa RS-24 Yars.
Tên lửa được
phóng lên từ vùng Astrakhan bên bờ biển hồ Caspi, Liên bang Nga, cách mục tiêu
800 km. Tối hôm đó Putin có bài phát biểu tới người dân Nga và tuyên bố rằng đó
là tên lửa tầm trung xa (IRBM) mới, có tên Oreshnik. Thông điệp của Putin tới
phương Tây: "đây là đòn cảnh báo đáp lại việc phương Tây đồng ý cho
Ukraine sử dụng vũ khí của họ trên lãnh thổ Nga". Thông điệp tiếp theo:
"hãy coi chừng với kho vũ khí hạt nhân của chúng tôi" và "các
người không được vượt qua lằn ranh đỏ tiếp".
Trong
thực tiễn, cuộc tấn công bằng Oreshnik không có tác động trực tiếp gì đến cuộc
chiến ở Ukraine. Đơn thuần nó chỉ là một cuộc biểu dương ra oai và được trang bị
bằng đầu nổ huấn luyện không có sức công phá.
Tên
lửa tầm trung xa (IRBM) là loại tên lửa có tầm bắn từ 3.000 đến 5.500 km, nó có
thể đánh vào mục tiêu gần hơn nếu cần thiết. Những tuyên bố của Putin về tốc độ,
số lượng đầu thuốc nổ và tính năng bất khả đánh chặn là những thông tin tuyên
truyền, không dính dáng gì với thực tế.
-
Về tốc độ Mach 10, được Putin mô tả là "siêu thanh" chẳng có gì đặc
biệt, vì đó là tốc độ bình thường của các tên lửa đạn đạo, di chuyển với tốc độ
đó trong phần lớn thời gian bay.
-
Hiện nay tên lửa có nhiều đầu đạn là standard bình thường, không có gì ngạc
nhiên.
-
Đúng, việc đánh chặn tên lửa này là khó khăn, không có nghĩa là không thể. Có
nhiều hệ thống chống tên lửa như Aegis BMD của Mỹ với tên lửa SM-3, đã bắn hạ
tên lửa tầm trung mô phỏng, trong các cuộc thử nghiệm đã hơn một thập kỷ nay.
Oreshnik
không có gì mới hoàn toàn về mặt lý thuyết và công nghệ như Putin khoe khoang,
vì vậy nó cũng có thể bị bắn hạ. Nhìn chung, tên lửa "mới" của Nga là
sự quay trở lại những năm 1980. Vào thời điểm đó, Liên Xô có khoảng 500 bệ
phóng tên lửa tầm trung xa, đa đầu đạn RSD-10 Pionier. Chúng được thiết kế nhằm
mục đích tấn công hạt nhân vào lãnh thổ các nước NATO ở châu Âu, và được coi là
mối đe dọa đáng kể. Chính vì vậy Mỹ đã đưa tên lửa Pershing II loại nhỏ tới
châu Âu. Năm 1987 Mỹ và Liên xô đã ký "Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm
trung" INF (Intermediate Range Nuclear Forces Treaty) cấm hoàn toàn sở hữu
và thử nghiệm tên lửa tầm trung và tầm trung xa. Đó là một trong những thỏa thuận
giải trừ quân bị hiệu quả nhất trong lịch sử loài người.
Năm
2019 Mỹ tuyên bố rút khỏi hiệp ước với lý do, Nga vi phạm các quy định của nó.
Theo Mỹ, Nga đã đưa vào sử dụng tên lửa hành trình có cánh 9M729. Và đặc biệt,
Nga đã thử nghiệm tên lửa RS-26 Rubezh, có nhiều điểm chung với Oreshnik ngày
nay.
Theo
người Nga, RS-26 là một "tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nhẹ". Cụ
thể nó chỉ là tên lửa RS-24 được loại bỏ tầng đầu. Nó luôn đạt tiêu chuẩn tầm bắn
xa hơn 5.500 km, tức là không vi phạm INF.
Tuy
nhiên, theo người Mỹ việc kéo dài tầm bắn thêm vài trăm km là có thể, bằng cách
bỏ bớt một đầu đạn, lúc đó mốc hơn 5.500 km là giả tạo. Dù rằng RS-26 chưa bao
giờ xâm phạm qui định trên. Năm 2017 người Nga đã dừng đầu tư và phát triển
RS-26, để tập trung nguồn vốn vào việc phát triển tên lửa siêu thanh Awangard.
Tên
lửa mới trên thiết kế cũ.
Tuy
nhiên, kết quả nghiên cứu RS-26 chắc chắn không bị Nga bỏ vào sọt rác. Khi Hiệp
ước INF chính thức mất hiệu lực vào năm 2019, người Nga có điều kiện quay lại đề
tài này. Đặc biệt, kể từ khi Mỹ tuyên bố rằng, do Nga trước đây đã vi phạm thỏa
thuận, nên giờ họ có quyền phát triển các tên lửa tầm trung và tầm trung xa. Điều
này thực sự khá công bằng, bởi vì người Mỹ cũng đã làm điều đó trong lúc Hiệp ước
INF còn hiệu lực. Tuy nhiên, ở cấp độ thấp, vì họ phát triển và thử nghiệm các
công nghệ mới trong khi sản xuất hệ thống chống tên lửa.
Câu hỏi đặt
ra là, Oreshnik đã được người Nga phát triển đến mức nào? Cải tiến nhỏ hoặc sửa
đổi RS-26 là giải pháp đơn giản và rẻ tiền nhất. Theo Lầu Năm Góc, Oreshnik dựa
trên cấu trúc của Rubiezh. Điều này cũng trùng hợp với những tin đồn về một cuộc
tấn công sắp tới được lan truyền vào hôm 19.11. Theo họ, người Nga đang chuẩn bị
sử dụng RS-26 tại bãi tập Kapustin Yar ở tỉnh Astrakhan. Và đúng như vậy, tên lửa
tấn công từ trung tâm nghiên cứu tên lửa ở Astrakhan của Nga vào thành phố
Dniepro.
Điểm
khác biệt giữa tên lửa bắn vào Dniepro và RS-26 là số lượng đầu đạn. Video cho
thấy sáu vật thể rơi xuống, một số ở dạng đám mây gồm những mảnh nhỏ. Theo
tuyên bố của Nga, Rubiezh có 4 đầu đạn. Và đây chính là sự cải tiến của
Rubiezh, nó được tăng số lượng đầu đạn từ 4 lên 6.
Video
cho thấy một số đầu đạn như bị vỡ ra. Câu trả lời là rất có thể các đầu đạn dược
sử dụng hôm đó, là đầu đạn bắn tập (đầu đạn huấn luyện), bởi vì không có các vụ
nổ nào xảy ra, các bức ảnh chụp được từ tòa nhà bị trúng đạn cho thấy, nó chỉ bị
ảnh hưởng của động năng - không phải sức công phá của thuốc nổ.
Cho
đến nay không có thông tin gì về sự tồn tại của đầu đạn thông thường (không hạt
nhân) cho loại tên lửa lớn này của Nga. Tuy nhiên, người ta biết rằng có những
đầu đạn tập bắn được sử dụng thường xuyên trong các cuộc thử nghiệm. Đó là những
đầu đạn giả có kích thước, trọng lượng hình dáng y hệt đầu đạn hạt nhân thật.
Có
lẽ vì thế một vài đầu đạn giả đã không thể tồn tại nguyên vẹn, khi bay vào bầu
khí quyển đến mục tiêu ở cự ly cực ngắn. Khoảng cách từ Kapustin Yar đến
Dniepro chỉ là 800 km, đây là khoảng cách dành cho tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Tên
lửa Oreshnik lớn hơn nhiều so với tên lửa tầm ngắn, nên nó phải bay theo một quỹ
đạo bất thường để thực hiện một chuyến bay ngắn như vậy. Có lẽ vì thế, ngoại lực
quá lớn lên các đầu đạn làm cho một số chúng không tồn tại được trước khi rơi
vào mục tiêu.
Bản
thân cuộc tấn công hầu như không có ý nghĩa gì về mặt quân sự. Mục tiêu là nhà
máy Piwdenmash (trước đây là Yuzhmash) rộng lớn, nằm ở rìa phía tây thành phố
Dniepro. Dưới thời Xô Viết, đây là trung tâm quan trọng phát triển và sản xuất
tên lửa đạn đạo và không gian cỡ lớn. Sau khi Liên Xô sụp đổ và sự hợp tác giữa
Ukraine với Nga bị cắt đứt vào năm 2014, cơ sở này đã bị xuống cấp nghiêm trọng,
tuy nhiên nó vẫn là trung tâm quan trọng nhất của Ukraina về tên lửa đạn đạo,
hiện đang hoạt động tích cực trên lĩnh vực tên lửa đạn đạo mới - tên lửa tầm xa
HRIM-2. Tuy nhiên, có thể giả định rằng, người Ukraine không thực hiện điều này
ở các nhà máy cũ, nơi mà ai cũng biết đến, và đã bị Nga tấn công nhiều lần kể từ
đầu chiến tranh.
Hơn
nữa, các tên lửa như RS-26 hay Oreshnik không đủ độ chính xác để tấn công hiệu
quả bằng đầu đạn thông thường, chứ chưa nói đến đầu đạn huấn luyện. Điều này
đòi hỏi độ chính xác được đo bằng mét, trong khi đó độ sai số (CEP) của RS-26
hay Oreshnik là 100 đến 150 mét - với đầu đạn hạt nhân sai số này không có ý
nghĩa. Vì vậy, phải may mắn lắm người Nga mới phá hủy được thứ gì đó có giá trị.
Tuy
nhiên, trong các video không thấy bất kỳ vụ cháy hoặc vụ nổ thứ cấp nào. Đó
không phải là mục đích của cuộc tấn công này. Tất cả những gì xảy ra hôm đó,
bài phát biểu tới quốc dân của Putin và buổi gặp mặt với các tướng lĩnh và những
người phát triển Oreshnik tại điện Kremlin chỉ mang tính chất tuyên truyền.
Moskva cần một điều gì đó ngoạn mục để đáp trả việc phương Tây cho phép
Ukraine, tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga bằng tên lửa của họ.
Đó
là một lần vượt qua lằn ranh đỏ nữa mà Điện Kremlin dày công tô vẽ từ gần 3 năm
nay. Nga không có nhiều khả năng gì để phản ứng, ngoài việc sử dụng vũ khí hạt
nhân, nhưng đó là một quyết định cực đoan.
Việc
sử dụng tên lửa đạn đạo mới, chưa được biết đến, thường nhằm mục đích tấn công
hạt nhân, có ý nghĩa riêng. Tuy nhiên trong trường hợp này, thực sự không có bất
kỳ thay đổi gì cho tình hình của cuộc chiến tranh ở Ukraine, và trong mối quan
hệ Nga-NATO không có gì đáng kể.
Người
Nga chắc chắn không có nhiều Oreshnik. Bản thân Putin gọi cuộc tấn công là một
"thử nghiệm". Tên lửa chưa được sản xuất hàng loạt, cũng như chưa được
đưa vào sử dụng chính thức. Điều đó có nghĩa là, thiếu cơ sở hạ tầng và con người
cần thiết cho việc sử dụng trong hoàn cảnh chiến đấu. Tình hình có thể thay đổi
vào một ngày nào đó, nhưng do tính chất tuyên truyền của vũ khí "độc nhất
vô nhị", Điện Kremlin chắc chắn sẽ thông báo về điều này.
Nó
có thể xảy ra trong nhiều năm tới, nhưng cũng có thể không bao giờ xảy ra.
Trong quá khứ chúng ta đã biết về rất nhiều các trường hợp như vậy, bởi chủ yếu
đó là vũ khí tuyên truyền của điện Kremlin. Mặc dù đã được tuyên bố sẵn sàng
đưa vào biên chế và hoạt động, nhưng chúng vẫn đang trong giai đoạn phát triển
và thử nghiệm, sau nhiều năm cố gắng.
Tuy
nhiên, không thể loại trừ khả năng trong vòng một thập kỷ nữa, Nga sẽ có một số
tên lửa tầm trung xa, sẵn sàng cho các cuộc tấn công hạt nhân, đặc biệt vào
châu Âu.
Căn
cứ đánh chặn tên lửa hạt nhân mới mở của Mỹ ở Redzikowo Ba Lan, trở nên đặc biệt
quan trọng để bảo vệ NATO trước mối đe dọa như vậy.
Các
bài liên quan về Oreshnik: https://www.facebook.com/share/p/14i6ozUL5Yq/
https://www.facebook.com/share/p/15BiuvMUvD/
NXB
chuyển ngữ từ nguồn:
https://wiadomosci.gazeta.pl/.../7,114881,31486582...
NXB,
24.11.2024
HÌNH
:
https://www.facebook.com/100001481602840/videos/pcb.8819893098069989/1075739257371874
.
https://www.facebook.com/photo?fbid=8819891251403507&set=pcb.8819893098069989
Tầm
bắn vào châu Âu của Oreshnik mà điện Kremlin đe dọa
.
https://www.facebook.com/photo?fbid=8819891394736826&set=pcb.8819893098069989
Tên
lửa đạn đạo tầm trung xa Oreshnik cũng như R-26 Rubiezh chúng ta chưa được nhìn
thấy.
.
https://www.facebook.com/photo?fbid=8819891548070144&set=pcb.8819893098069989
Tổng
thống Reagan và Tổng bí thư Gorbachev ký Hiệp ước IFR năm 1987.
.
https://www.facebook.com/photo?fbid=8819891681403464&set=pcb.8819893098069989
Quĩ
đạo bay của tên lửa đạn đạo.
.
https://www.facebook.com/photo/?fbid=8819891844736781&set=pcb.8819893098069989
Phân
loại tên lửa đạn đạo theo tầm bắn.
https://www.facebook.com/photo/?fbid=8819892044736761&set=pcb.8819893098069989
Căn
cứ đánh chặn tên lửa hạt nhân mới mở của Mỹ ở Redzikowo, Ba Lan.
No comments:
Post a Comment