Tuesday, November 19, 2024

COP29 KHÔNG TIẾN TRIỂN, MỌI HY VỌNG ƯỚNG VỀ THƯỢNG ĐỈNH G20 Ở BRAZIL (Trọng Thành / RFI)

 



COP29 không tiến triển, mọi hy vọng hướng về thượng đỉnh G20 ở Brazil

 Trọng Thành  -  RFI

Đăng ngày: 18/11/2024 - 13:42

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20241118-cop29-kh%C3%B4ng-ti%E1%BA%BFn-tri%E1%BB%83n-m%E1%BB%8Di-hy-v%E1%BB%8Dng-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-v%E1%BB%81-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-g20-%E1%BB%9F-brazil

 

Trọng tâm của Hội nghị Khí hậu Liên Hiệp Quốc COP 29 tại Azerbaijan là đạt được một thỏa thuận về 1.000 tỉ đô/hàng năm để hỗ trợ các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hâu.  Tuy nhiên, trong tuần đầu tiên của hội nghị, kết thúc hôm qua, 17/11/2024, các đàm phán cấp chuyên gia không mang lại kết quả khả quan.

 

HÌNH :

Các nhà hoạt động tham gia biểu tình tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc COP29, ngày 16/11/2024, ở Baku, Azerbaijan. AP - Rafiq Maqbool

 

Theo AFP, ngày hôm nay, bộ trưởng các nước tới COP 29. Đại diện Liên Hiệp Quốc, Simon Stiell, đã hối thúc các phái đoàn nỗ lực « làm việc nghiêm túc » để đạt được thỏa hiệp về « tài chính khí hậu » này.

 

Tuy nhiên, nhiếu nước đặt hy vọng vào thượng đỉnh G20 tại Brazil. Hôm qua, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã kêu gọi G20 tìm được « thỏa hiệp », giúp tháo gỡ bế tắc tại COP29.

 

Thông tín viên Jeanne Richard tường trình từ Baku :

 

« Tuần lễ hội nghị vừa qua chỉ để lại một văn bản dài, chứa đầy các đề xuất hoàn toàn không tương ứng với mục tiêu tìm ra cách thức huy động được hàng nghìn tỉ đô la cần thiết để hỗ trợ các nước nghèo đối phó với biến đổi khí hậu.

Publicité

 

Ai sẽ trả tiền ? Tiền lấy ở đâu ? Và nhất là bao nhiêu tiền ? Tất cả những câu hỏi khó này đều chưa có lời đáp. Tình hình đặc biệt khó khăn trong bối cảnh quốc tế căng thẳng hiện nay : từ việc Donald Trump, người phủ nhận biến đổi khí hậu, đắc cử tổng thống Mỹ cho đến quyết định rút đoàn Achentina khỏi COP29 của tổng thống Javier Milei, người có quan điểm hoài nghi về biến đổi khí hậu không ít hơn Trump, rồi sự cố ngoại giao giữa Azerbaidjan và Pháp. Không khí tại Baku hoàn toàn không có gì sáng sủa. 

 

Từ đây trở đi, các nhà đàm phán sẽ bàn giao công việc cho bộ trưởng các nước, tham dự tuần lễ thứ hai của COP29, sẽ phải cố gắng đạt được các thỏa hiệp mang tính chính trị nhiều hơn.

 

Trong khi chờ đợi, mọi cái nhìn đều hướng về Brazil, nơi diễn ra hội nghị G20, với hy vọng là cuộc thượng đỉnh lần này với sự tham dự của lãnh đạo 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tháo gỡ được bế tắc, và mang lại một lực đẩy mới cho COP29. Ở giai đoạn hiện tại, một thỏa thuận vẫn còn có thể, nhưng COP29 đã khởi đầu không thuận lợi ».

 

Hôm nay, ủy viên châu Âu phụ trách đàm phán về khí hậu, Wopke Hoekstra, có mặt tại COP29, cho biết Liên Âu tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy vấn đề « tài chính khí hậu » cho các nước đang phát triển, nhưng chỉ Liên Âu thôi không đủ. Theo AFP, tại Baku, một cuộc họp tuần trước giữa các đại diện Trung Quốc và Liên Âu mang lại « một chút hy vọng ».

 

Khoản tiền dự trù 1.000 tỉ đô la/năm cho các nước đang phát triển để đối phó với biến đổi khí hậu, từ đây đến 2030, là theo thẩm định của các kinh tế gia có uy tín, Nicholas Stern và Amar Bhattacharya, do Liên Hiệp Quốc chỉ định.

 

 

 




No comments:

Post a Comment