Ông Bùi Văn Cường bị đề nghị kỷ luật: sinh mệnh chính trị
sẽ sao?
BBC News Tiếng Việt
29
tháng 10 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx2yv11z023o
Ủy
ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đề nghị kỷ luật ông Bùi Văn
Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thư ký Quốc hội, cựu Bí thư Tỉnh ủy Đắk
Lắk.
Ủy
viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thư ký Quốc hội, cựu Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi
Văn Cường
Tại
kỳ họp thứ 49 diễn ra trong hai ngày 28 và 29/10, Ủy ban Kiểm tra Trung ương
cho biết đã xác định những vi phạm, khuyết điểm của ông Cường xảy ra trong thời
gian ông làm Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Trước
đó, vào ngày 25/10, Văn phòng Quốc hội đã thông báo ông Cường bị miễn
nhiệm các chức vụ tại Quốc hội và được cho nghỉ hưu sớm theo nguyện
vọng.
"Ông
Bùi Văn Cường thôi giữ các chức vụ tổng thư ký Quốc hội, ủy viên Ủy ban Thường
vụ Quốc hội; thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa 15; nghỉ hưu theo nguyện
vọng cá nhân và hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành," thông
cáo của Quốc hội nêu.
Ông
Bùi Văn Cường năm nay 59 tuổi - so với các lãnh đạo chủ chốt và cấp cao hiện
nay (đa phần đã trên 65), thì ông còn khá trẻ và sự nghiệp vẫn có thể tiếp tục
thăng tiến trong tương lai. Do đó, thông báo của Quốc hội rằng ông xin
"nghỉ hưu theo nguyện vọng" là điều bất ngờ và đã có những suy đoán về
việc ông Cường có những sai phạm và chủ động xin nghỉ.
Với
đề nghị kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với ông Cường, những suy
đoán về việc ông Cường "mắc khuyết điểm" đã được củng cố.
Sai
phạm gì?
Theo
thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk nhiệm kỳ
2015-2020 (giai đoạn 2019 - 2020), Ban cán sự đảng UBND tỉnh Đắk Lắk các nhiệm
kỳ 2016-2021, 2021-2026 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc.
"Cùng
đó, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và nhiều tổ chức,
cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức thực hiện
Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông TP. Buôn Ma Thuột;
trong thực hiện một số dự án điện năng lượng mặt trời, điện gió.
"Một
số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh vi phạm quy định của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy
định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương."
Ủy
ban Kiểm tra Trung ương đánh giá những vi phạm nêu trên đã "gây hậu quả
nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát lớn tiền, tài sản của Nhà nước, lãng phí nguồn
lực xã hội, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa
phương, đến mức phải thi hành kỷ luật".
Ngoài
ra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương còn xác định trách nhiệm cá nhân đối với những
vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về ông Bùi Văn Cường, ủy viên Trung ương Đảng,
cựu Ủy viên Đảng đoàn, cựu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cựu Tổng thư ký
Quốc hội, cựu Bí thư Đảng ủy, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu Bí thư Tỉnh
ủy Đắk Lắk.
Ông
Cường làm Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk từ tháng 7/2019 tới tháng 5/2021, tức trong thời
gian Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk xảy ra vi phạm.
Ủy
ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk nhiệm kỳ 2015-2020 và cá nhân ông Bùi Văn Cường.
Còn
đối với những tổ chức đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra
Trung ương thì đã bị ủy ban này kỷ luật khiển trách gồm: Ban cán sự đảng UBND tỉnh
Đắk Lắk nhiệm kỳ 2021-2026; Đảng ủy các sở: Công thương, Tài nguyên và Môi trường
nhiệm kỳ 2015-2020; Đảng ủy Sở Kế hoạch và Đầu tư nhiệm kỳ 2020-2025; Đảng ủy Sở
Xây dựng các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 và các ông: Phạm Ngọc Nghị, Nguyễn
Tuấn Hà, Lâm Tứ Toàn, Bùi Thanh Lam.
Ủy
ban Kiểm tra Trung ương còn quyết định khai trừ Đảng các ông: Phạm Văn Hạ, Bùi
Văn Từ; cảnh cáo Ban cán sự đảng UBND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2016-2021, Đảng ủy
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông và nông nghiệp phát
triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025.
Sinh
mệnh chính trị của ông Cường sẽ ra sao?
Hiện
ông Cường vẫn còn giữ chức ủy viên Trung ương Đảng. Việc cho thôi chức ủy viên
Trung ương Đảng thuộc thẩm quyền Ban Chấp hành Trung ương Đảng nên, sau đề nghị
của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chắc chắn ông sẽ bị Trung ương Đảng cho thôi
làm ủy viên.
Từ
đầu khóa 13 đến nay, không tính những ủy viên bị khởi tố và kỷ luật thì đã có tổng
cộng 14 người xin thôi chức và được Đảng đồng ý. Đây được coi là một hình thức
giúp các đảng
viên cấp cao "hạ cánh an toàn" khi có vi phạm.
Ông
Cường có thể được rút lui trong danh dự, tức được cho thôi mà không chịu bất kỳ
hình thức kỷ luật nào của Đảng hay bị xử lý hình sự.
Đây
là con đường rút lui giống trường hợp của những lãnh đạo chủ chốt, cấp cao gồm:
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội
Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Phó Thủ tướng Thường
trực Phạm Bình Minh.
Ban
Chấp Hành Trung Ương Đảng Khóa 13
(2021-2026) - Những Ủy Viên Bị Loại
Hoặc
ông sẽ đối mặt một trong bốn mức kỷ luật của Đảng gồm: khiển trách, cảnh cáo,
cách chức hoặc khai trừ. Việc này sẽ tùy mức độ kỷ luật mà do Ban Bí thư, Bộ
Chính trị hoặc Ban Chấp hành Trung ương quyết.
Cụ
thể, khoản 1 Điều 11 Quy định 22-QĐ/TW quy định thẩm quyền của cấp ủy, tổ chức
đảng các cấp trong thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:
Ban
Bí thư, Bộ Chính trị quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng
viên là cán bộ thuộc diện Ban Bí thư, Bộ Chính trị quản lý; khiển trách, cảnh
cáo ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (kể cả ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Bộ
Chính trị) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt
đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
Trường
hợp cách chức, khai trừ thì Ban Bí thư, Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành
Trung ương xem xét, quyết định.
Ban
Chấp hành Trung ương là cấp quyết định kỷ luật cuối cùng; quyết định các hình
thức kỷ luật đảng viên, kể cả ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, ủy viên Bộ
Chính trị, ủy viên Ban Bí thư.
Như
vậy, theo quy định trên, nếu ông Cường chỉ bị kỷ luật ở mức khiển trách hoặc cảnh
cáo thì Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ quyết định và ra thông báo. Nhưng nếu sai
phạm của ông Cường đến mức chịu một trong hai mức kỷ luật cao hơn là cách chức
hoặc khai trừ thì Bộ Chính trị sẽ báo cáo, đề nghị để Trung ương Đảng quyết.
Đây
là trường hợp xảy ra với các ông Mai Tiến Dũng (cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn
phòng Chính phủ) và ông Dương Văn Thái (cựu ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, cựu
bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang).
Tuy
nhiên, dù bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật, ông Cường vẫn có khả
năng "hạ cánh an toàn", như trường hợp của ông Đinh Tiến Dũng - cựu
Bí thư Thành ủy Hà Nội, cựu ủy viên Bộ Chính trị khóa 13.
Theo
đó, ông Dũng đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật do mắc khuyết điểm
thời gian làm Bộ trưởng Tài chính. Nhưng sau đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ
thông báo ông Dũng đã "nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân,
ông đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ
hưu".
Từ
đó, Bộ Chính trị đồng ý cho ông Dũng thôi các chức vụ. Như vậy, ông Dũng đã về
hưu mà không phải chịu bất kỳ hình thức kỷ luật nào của Đảng. Ngoài ông Dũng,
còn có các ông Phan Việt Cường, Điểu K'ré là các ủy viên Trung ương Đảng khóa
13 khác đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật song lại được cho thôi
các chức vụ, về hưu.
Tóm
lại, ông Bùi Văn Cường chắc chắn sẽ được cho thôi làm ủy viên Trung ương Đảng
và điều này phải thông qua Trung ương Đảng, còn ông có được "hạ cánh an
toàn" hay không là tùy vào quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
VIDEO
: Ông Bùi Văn Cường thôi chức: tiếp theo là gì?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx2yv11z023o
Ông
Bùi Văn Cường là ai?
Ông
Bùi Văn Cường sinh ngày 18/6/1965, hiện 59 tuổi, quê ở xã Thăng Long, huyện
Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
So
với các lãnh đạo chủ chốt và cấp cao hiện nay (đa phần đã trên 65), thì ông còn
khá trẻ và sự nghiệp vẫn có thể tiếp tục thăng tiến trong tương lai.
Ông
Cường là ủy viên Trung ương Đảng khóa 11 (dự khuyết), 12, 13; đại biểu Quốc hội
khóa 13, 14, 15; tổng thư ký, chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khóa 15.
Ông
Bùi Văn Cường có bằng tiến sĩ kỹ thuật an toàn hàng hải, kỹ sư điều hành tàu biển,
cử nhân Anh văn.
Ông
từng kinh qua các chức vụ: phó bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, phó trưởng ban Dân vận,
bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động
Việt Nam.
Năm
2019, ông làm Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk và vào tháng 10/2020, ông tái đắc cử giữ
chức vụ này cho nhiệm kỳ 2020-2025.
Đến
tháng 1/2021, ông được bầu làm ủy viên Trung ương Đảng khóa 13 và tháng 4 cùng
năm, ông được Quốc hội khóa 15 bầu làm ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổng
thư ký Quốc hội kiêm chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho đến thời điểm miễn nhiệm.
Quốc
hội khóa 15 đã có nhiều đại biểu bị cho thôi nhiệm, hiện Quốc hội chỉ còn khoảng
480 người, so với con số đầu khóa là 499 đại biểu.
Sau
khi bị cho thôi các chức vụ tại Quốc hội, ông Bùi Văn Cường vẫn còn là ủy viên
Trung ương Đảng. Việc cho thôi chức ủy viên Trung ương Đảng thuộc thẩm quyền
Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Xét
quá trình công tác của ông Cường trong những năm qua, có thể thấy có một số vụ
việc nổi cộm.
Trước
hết là vụ ông Bùi Văn Cường bị tố cáo đạo văn vào năm 2020 khi ông còn là Bí
thư Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Vụ
việc thứ hai mới xảy ra gần đây, đó là vụ ông Phạm Thái
Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý của Chủ tịch Quốc hội, bị
khởi tố và bắt tạm giam hồi tháng 4/2024 do liên quan tới vụ án tại Tập đoàn
Thuận An.
Vụ
ông Phạm Thái Hà bị bắt được cho là đã dẫn tới việc Chủ tịch Vương
Đình Huệ bị mất chức. Đảng Cộng sản Việt Nam đã không giải thích rõ việc
cho ông Huệ thôi chức là bởi ông Huệ phải chịu trách nhiệm người đứng đầu theo
Quy định 41 năm 2021 của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, soi chiếu quy định này vào thực
tế vụ việc, có thể khẳng định là vụ bắt giữ ông Hà chính là nguyên nhân khiến
ông Huệ mất chức.
Thời
điểm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà bị bắt, ông Bùi Văn Cường
đang giữ chức Bí thư Đảng ủy Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Xét về quan hệ công việc thì ông Cường cũng là sếp trực tiếp của ông Hà.
Tuy
nhiên, trách nhiệm của ông Cường liên quan đến vụ bắt giữ ông Phạm Thái Hà đã
không được đề cập.
Với
những diễn biến mới nhất, có thể thấy sự nghiệp chính trị của ông Bùi Văn Cường
đã chính thức hạ màn.
-----------------------
Tin
liên quan
·
Ông Bùi Văn Cường bất
ngờ thôi chức tổng thư ký Quốc hội
25
tháng 10 năm 2024
·
Lý do ông Trần Cẩm
Tú được Bộ Chính trị chọn làm thường trực Ban Bí thư
25
tháng 10 năm 2024
·
Tổng Bí thư Tô Lâm
ký quy chế mới về bầu cử trong Đảng, có gì đáng chú ý?
28
tháng 10 năm 2024
No comments:
Post a Comment