BRICS :
Công cụ đàm phán hay khối thống nhất chống bá quyền phương Tây ?
Minh Anh - RFI
Đăng
ngày: 17/10/2024 - 15:49
Từ
ngày 22-24/10/2024, tổng thống Nga Vladimir Putin đón nguyên thủ và lãnh đạo
chính phủ hơn 30 nước đến dự thượng đỉnh nhóm BRICS diễn ra tại Kazan, Nga.
Thuyết phục các nước xây dựng một hệ thống thanh toán quốc tế mới nhằm chấm dứt
sự thống trị của đồng đô la là một trong những chủ đề trọng tâm của Matxcơva.
Nhưng việc mở rộng số thành viên của nhóm có nguy cơ cản trở tham vọng này của
Nga vì những lợi ích riêng của từng nước.
HÌNH
:
Thượng
đỉnh BRICS tại Nam Phi, từ trái sang phải: Tổng thống Brazil Lula da Silva,
chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Nam Phi, thủ tướng Ấn
Độ Narendra Modi và ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Johannesburg,
Nam Phi, ngày 22/08/2023. via REUTERS - RUSSIAN FOREIGN MINISTRY
Ra đời năm 2009 với năm nước thành viên
ban đầu là Brazil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam
Phi (South Africa), BRICS đã được mở rộng thành BRICS+ khi tiếp nhận thêm
năm thành viên mới là Ai Cập, Ethiopia, Iran, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống
Nhất và Ả Rập Xê Út,
sau kỳ thượng đỉnh lần thứ 15 diễn ra tại Johannesburg, Nam Phi. Tuy nhiên, điều
đáng chú ý là cho đến hiện tại Ả Rập Xê Út vẫn chưa xác nhận có đến dự hội nghị
BRICS hay không.
Ba
đòi hỏi của BRICS
Phát
biểu trước giới báo chí hôm thứ Năm 10/10/2024, cố vấn ngoại giao của điện
Kremlin Iouri Ouchakov cho biết 32 trong số 38 nước được mời sẽ đến dự thượng đỉnh
BRICS, trong số này có sự hiện diện của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio
Guterres và 24 nguyên thủ quốc gia như chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng
thống Iran Massoud Pezeshkian, hay như tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip
Erdogan, gần đây chính thức đề nghị xin gia nhập nhóm.
Cũng
theo ông Ouchakov, « tên BRICS giống với từ "brick" trong tiếng
Anh. Và nhóm BRICS đang xây từng viên gạch, một cây cầu hướng đến một trật tự
thế giới công bằng hơn », khi nhấn mạnh đến tính chất « đa
phương » của nhóm, tập hợp các nước « phương Nam và phương
Đông », để làm đối trọng chống thế bá quyền của phương Tây, nhất là Mỹ.
Tại
hội thảo « BRICS+ : Những nước mới trỗi dậy tấn công thế giới ? »
do đài phát thanh Quốc tế Pháp RFI chủ trì, trong khuôn khổ Ngày hội Địa Chính
Trị*, diễn ra ngày 28/09/2024, tại Nantes (phía tây nước Pháp), chuyên gia
Christophe Ventura, giám đốc nghiên cứu Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược
(IRIS), chuyên trách về chương trình Châu Mỹ Latinh, trước hết nhắc lại, chống
thế thống trị của phương Tây là một trong số nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự
hình thành của nhóm BRICS.
« Ban
đầu, yêu cầu của họ là đòi cải tổ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sao cho các định
chế tài chính quốc tế phản ảnh tốt hơn hoặc có tính đến vai trò tiềm tàng của
những nước này trong nền kinh tế thế giới. Một đòi hỏi chưa bao giờ hoặc rất ít
được IMF quan tâm đến. Đó là động cơ thứ nhất.
Điểm
thứ hai có liên quan đến Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Đây là một cuộc tranh
luận lớn. Một số nước mới trỗi dậy yêu cầu có một vị trí để Hội Đồng này không
chỉ đơn giản phản ảnh thế cân bằng được duy trì sau hội nghị Yalta, khi chấm dứt
Đệ Nhị Thế Chiến và Chiến tranh Lạnh, mà còn cả thế giới của thế kỷ XXI (…)
Điều
thứ ba, tuy không hẳn là một yêu sách, nhưng cũng nên đề cập đến, đó là việc
nhiều nước trong nhóm này như Trung Quốc, Nga, Iran có chung một điểm là đang
phải chịu lệnh trừng phạt bằng cách này hay cách khác từ Mỹ. »
BRICS+ và
những nỗi lo của phương Tây
Hội
nghị cấp cao BRICS lần thứ 16 tại thành phố ở Kazan diễn ra trong bối cảnh cuộc
chiến xâm lược Ukraina do Nga tiến hành kéo dài hơn hai năm rưỡi qua và Nga
đang hứng chịu các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Theo Reuters, sự kiện được
Matxcơva thể hiện như là một bằng chứng cho thấy nỗ lực của phương Tây nhằm cô
lập Nga đã thất bại, đồng thời kêu gọi sự hợp tác giữa các nước nhằm cải tổ hệ
thống tài chính toàn cầu, chấm dứt thế thống trị của đồng đô la Mỹ.
Một
tài liệu do bộ Tài Chính và Ngân hàng Trung ương Nga soạn thảo, phân phát cho
các nhà báo trước hội nghị, đề xuất một hệ thống thanh toán mới dựa trên mạng
lưới các ngân hàng thương mại được liên kết với nhau thông qua các ngân hàng
trung ương của nhóm BRICS. Hệ thống này sẽ sử dụng công nghệ blockchain để lưu
trữ và chuyển tiền quy ước kỹ thuật số (digital tokens) được hỗ trợ bởi đồng tiền
quốc gia. Ngược lại, điều này sẽ cho phép đồng nội tệ các quốc gia đó được trao
đổi dễ dàng và an toàn hơn, bỏ qua nhu cầu giao dịch bằng đô la.
Theo
chuyên gia về châu Mỹ Latinh, Christophe Ventura tại hội thảo của RFI, đây
chính là điều khiến phe phương Tây – mà ông gọi là Cộng đồng lợi ích chiến lược
– lấy làm quan ngại.
« Rõ
ràng phương Tây lo lắng là BRICS – hiện chỉ là một câu lạc bộ không chính thức,
một kiểu khuôn khổ ngoại giao – trở thành hạt nhân của một liên minh các nước
ương ngạnh, chống lại các lợi ích thực sự của cộng đồng lợi ích chiến lược, bất
kể đó là những hồ sơ địa chính trị như cuộc chiến của Israel ở dải Gaza và giờ
là tại Liban, hay như vấn đề tiền tệ.
Điều
mà phương Tây lo ngại với BRICS, là việc đòi xem xét lại nguyên tắc về thế bá
quyền của đồng đô la trong hệ thống tài chính – kinh tế quốc tế. Bởi vì, đây
chính là điều mà BRICS đang thực hiện, đang chuẩn bị, không hẳn là một đồng tiền
chung mà là các hệ thống thanh toán cho phép các nước thành viên có thể tránh sử
dụng các giao dịch bằng đô la.
Bởi
vì có nhiều nước trong nhóm bị tác động bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ, sử dụng
đồng đô la để trừng phạt họ. Do vậy, họ đang thiết lập các hệ thống thanh toán
nằm ngoài hệ thống do Mỹ thống trị và thiết lập một rổ tiền tệ để trao đổi bằng
đồng nội tệ và hiện nay là bằng vàng thay cho đô la.
Đối
với Washington, đây thực sự là một mối đe dọa, không hẳn mang tính sinh tồn,
nhưng là một hiểm họa chính trị đe dọa một trong hai trụ cột chính cho thế bá
quyền của Mỹ trên thế giới : Đó là đế chế tài chính và quân sự ».
HÌNH
:
Hội
thảo về BRICS do RFI chủ trì trong khuôn khổ Ngày hội Địa Chính Trị Nantes
2024, do Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược tổ chức và RFI là đối tác, ngày
28/09/2024, Nantes, Pháp. © RFI Tiếng Việt
Nỗ
lực của Nga : Thay thế IMF
Tài
liệu của Nga cáo buộc các định chế tài chính quốc tế hiện nay như IMF chẳng hạn
phục vụ các lợi ích của các nước phương Tây, và cho rằng những tổ chức này
« phải được cải tổ để phục vụ tốt hơn nền kinh tế toàn cầu đang phát
triển ».
Bộ
trưởng Tài Chính Nga Anton Siluanov, hồi tuần trước, kêu gọi các nước thành
viên BRICS hình thành một giải pháp thay thế cho IMF. Trong số các sáng kiến nhằm
tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, Nga còn đề xuất tạo nền tảng
« BRICS Clear » để giải quyết các giao dịch chứng khoán, hay như một
phương pháp xếp hạng chung nhưng không đề xuất thành lập cơ quan xếp hạng chung
BRICS.
Với những
sáng kiến này, liệu rằng các nước phương Nam có thể bỏ qua IMF hay không ?
Christophe
Ventura khẳng định là « Không », do việc nhiều nước trên thế giới vẫn
còn nhiều khoản nợ quan trọng với định chế. Theo ông, những gì các nước thành
viên nhóm BRICS cũng như là những nước muốn tham gia BRICS, phần lớn là các nước
phương Nam, đòi hỏi trước tiên là vấn đề hạn ngạch trong IMF và muốn có một quyền
biểu quyết phản ảnh rõ tầm mức kinh tế của đất nước hiện nay, cho phép những nước
này có một sự linh hoạt trong các hoạt động vay và trả nợ trên các thị trường
tài chính thế giới.
Matxcơva
xem việc hình thành một cơ chế thanh toán quốc tế mới được cho là cách tốt nhất
để giải quyết những khó khăn ngày càng lớn trong các hoạt động thanh toán
thương mại, ngay cả với các quốc gia thân thiện như Trung Quốc. Nhiều ngân hàng
địa phương của Bắc Kinh lo ngại có thể bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt thứ
cấp của Hoa Kỳ. Nhưng Nga cũng nhìn nhận rằng việc tạo ra một hệ thống như vậy
tuy khả thi nhưng đòi hỏi nhiều thời gian. Việc mở rộng đáng kể số lượng thành
viên BRICS hồi cuối năm 2023 sẽ khiến khả năng đạt đồng thuận trong nhóm thêm
phần khó khăn.
Theo
Reuters, dấu hiệu cho thấy Matxcơva sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để thúc đẩy thông
qua các đề xuất của mình, là hầu hết các thành viên nhóm BRICS chỉ cử các quan
chức cấp thấp hơn, chứ không phải là các bộ trưởng tài chính hay thống đốc ngân
hàng trung ương đến dự cuộc họp trù bị hồi tuần trước. Đối với nhiều nhà quan
sát, điều này còn cho thấy có những hạn chế cố hữu trong lòng nhóm BRICS.
BRICS+ :
Diễn đàn để đối thoại với phương Tây ?
Nhà
nghiên cứu Burak Elmalı, Trung tâm Nghiên cứu Thế giới TRT, trụ sở tại
Istanbul, trên trang Responsible Statecraft của Mỹ cho rằng, sự phát triển của
nhóm dường như đã « chạm ngưỡng ». Càng mở rộng liên minh « các
giải pháp thay thế », càng phơi bày những lợi ích khác biệt của các thành
viên. Nga và Trung Quốc phản đối mạnh mẽ trật tự thế giới do Hoa Kỳ lãnh đạo,
nhưng thiếu một loạt các giá trị gắn kết đằng sau lập trường này.
Về
điểm này, bà Sylvie Bermann, cựu đại sứ Pháp tại Trung Quốc, Anh Quốc và Nga,
trong cuộc hội thảo về BRICS của RFI tại Nantes, có lưu ý rằng, « các
nước phương Nam tuy phản đối thế thống trị của Mỹ, nhưng điều đó cũng không có
nghĩa là họ sẽ thực sự đấu tranh chống Mỹ », do lập trường đa liên kết
của nhiều nước thành viên khác trong nhóm, đi đầu là Ấn Độ, vốn dĩ duy trì một
đường lối đối ngoại kết hợp giữa sự linh hoạt ngoại giao và chủ nghĩa cơ hội,
theo như nhận định của cựu nhà báo RFI, Olivier Da Lage, hiện cộng tác với Viện
Quan hệ Quốc tế và Chiến lược, cơ quan tổ chức ngày hội Địa Chính Trị Nantes
2024.
Do
vậy, theo đánh giá từ chuyên gia về châu Mỹ Latinh, Christophe Ventura, BRICS
có nhiều khả năng là một công cụ để các nước phương Nam, các nước mới trỗi dậy
đàm phán với các nước phương Tây, để chia sẻ và đa dạng hóa quyền lực trong hệ
thống do chính phương Tây lập ra khi có tính đến những lợi ích của những nước
này.
Cũng
theo ông Ventura, tuy Trung Quốc và Nga ngày càng thắt chặt hợp tác trong nhiều
lĩnh vực, kể cả quốc phòng để đối phó Mỹ, nhưng Trung Quốc cũng sẽ chẳng được lợi
gì khi Hoa Kỳ nhanh chóng bị sụp đổ do cả hai nước phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau
trong nhiều vấn đề.
« Mục
tiêu của Trung Quốc là xây dựng trong dài hạn khả năng vượt qua Mỹ một cách
không thể tránh khỏi và do vậy, BRICS có thể được sử dụng cho mục đích này.
Nhưng chúng ta cũng thấy là Ấn Độ có chính sách đa liên kết ; Brazil thì
muốn nói chuyện với tất cả mọi người – theo như cách nói của tổng thống Lula,
nghĩa là họ thảo luận họ giao dịch, họ có quan điểm chính trị, địa chính trị
trên thực tế phù hợp với việc khẳng định các lợi ích quốc gia của mình.
Thế
nên, tôi nghĩ là đến thời điểm hiện tại, BRICS minh họa cho một thực tế là tất
cả các quốc gia thành viên đều ở trong hình thức gọi là "tư duy giao dịch".
Nhưng
điều đang xảy ra là tất cả các định dạng công cụ BRICS này trên thực tế đều là
những công cụ cho phép mỗi quốc gia, theo logic đa dạng hóa các liên minh của
mình, khẳng định hoặc tái khẳng định lợi ích quốc gia của mình để lợi ích quốc
gia sau này có trọng lượng hơn theo một cách nào đó trong trật tự quốc tế đang
gặp khủng hoảng.
BRICS,
theo quan điểm này, hoặc là một công cụ đàm phán, hoặc nếu sự cân bằng quyền lực
bị suy giảm trong một thế giới ngày càng xung đột và hiếu chiến, trong trường hợp
này, BRICS có thể trở thành một khối tập trung hơn để chống lại quyền bá chủ một
cách hiệu quả. Theo ý tôi, điều đó hiện chưa được xác định rõ ràng ».
-------------------------
.
Thượng đỉnh BRICS : Tổng
thống Nga thúc đẩy hệ thống thanh toán quốc tế mới
Minh Anh - RFI
Đăng
ngày: 23/10/2024 - 13:15Sửa đổi ngày: 23/10/2024 - 14:18
Phát
biểu tại lễ khai mạc thượng đỉnh BRICS, diễn ra tại Kazan, Nga, tổng thống Nga
Vladimir Putin, hôm nay, 23/10/2024, tuyên bố « một thế giới đa cực
mới đang hình thành ». Điều này sẽ cho phép Nga thúc đẩy tham vọng cạnh
tranh với thế bá quyền của phương Tây.
HÌNH
:
Tổng
thống Nga Vladimir Putin (P) tiếp chủ tịch Ngân hàng Phát triển mới (New Development
Bank) Dilma Rousseff tại thượng đỉnh BRICS ở Kazan, Nga, ngày 22/10/2024. AP -
Alexander Nemenov
Và
một trong số các mục tiêu hàng đầu của Nga tại Kazan là xúc tiến nhanh hơn nữa
việc hình thành một hệ thống thanh toán ngân hàng thay thế vào lúc Matxcơva
đang hứng chịu nặng nề các trừng phạt của phương Tây do cuộc chiến xâm lược
Ukraina.
Từ
Matxcơva, thông tín viên đài RFI, Anissa El Jabri giải thích :
"Dilma
Roussef, khách mời đầu tiên ở Kazan được thu vào ống kính Nga. Vài phút trao đổi
với Vladimir Putin là những hình ảnh đầu tiên của thượng đỉnh Kazan đã được
phát trên màn ảnh nhỏ.
Bà
có cuộc trao đổi này không là vì với tư cách là cựu tổng thống Brazil mà là với
tư cách chủ tịch Ngân hàng Phát triển mới của BRICS. Dấu hiệu cho thấy tầm quan
trọng của cuộc gặp này là sự hiện diện của nữ thống đốc Ngân hàng Trung ương
Elvira Nabiulina, ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov. Ngay từ đầu, tổng thống Nga
muốn nhắc lại các tham vọng của ông trong việc xây dựng một hệ thống tài chính
thay thế.
Ông
nói : « Việc
tăng thanh toán bằng các đồng tiền quốc gia "cho phép giảm tiền lãi nợ,
gia tăng độc lập tài chính" và giảm thiểu "các rủi ro chính trị bên
ngoài", xóa bỏ càng nhiều càng tốt yếu tố chính trị trong phát triển kinh
tế trong thế giới hiện nay ».
Khi
nói đến « chính trị », nguyên thủ Nga ở đây muốn nói đến các lệnh trừng
phạt do phương Tây đưa ra chống lại Nga. Điện Kremlin gia tăng các nỗ lực ngoại
giao và thúc đẩy hình thành « cây cầu BRICS », một nền tảng thanh toán kỹ
thuật số nhằm lách các kênh tài chính phương Tây".
-----------------------------
Các
nội dung liên quan
PHÂN
TÍCH
Hấp
lực của BRICS là hướng tới một trật tự thế giới mới
TRUNG
QUỐC - BRICS
Thượng
đỉnh BRICS : Trung Quốc muốn thúc đẩy thế giới đa cực và mở rộng ảnh hưởng
trên thế giới
Tạp
chí Tiêu điểm
BRICS :
Công cụ đàm phán hay khối thống nhất chống bá quyền phương Tây ?
No comments:
Post a Comment