Bất
chấp rủi ro, hàng đoàn người Việt vẫn rời bỏ đất nước
Bài
viết của Allegra Mendelson cho Chuyên mục Điều
tra của RFA
2024.10.26
Năm
năm trước, cái chết của 39 người Việt di cư ở Anh đã làm cả thế giới bàng
hoàng. Nhưng thảm kịch này vẫn không ngăn được bước chân của nhiều người.
Những
người di cư từ Việt Nam và các nước khác rời tàu của Viện Cứu hộ Quốc gia Hoàng
Gia ở Anh. Họ được giải cứu ở eo biển Manche sau khi rời Pháp ngày 4/8/2021 ( Peter Nicholls/Reuters)
Nghệ
An/London: Năm
năm trước, anh Cường rời nhà của mình ở Nghệ An, một tỉnh bắc Trung bộ của Việt
Nam, để đi lao động ở nước ngoài. Trong đầu anh chỉ có một mục tiêu duy nhất,
đó là: kiếm thêm tiền để nuôi vợ và ba con.
Đầu
tiên, anh đi tới Romania – nơi người ta nói là người Việt Nam dễ xin được visa
(thị thực) cũng như kiếm được việc có thu nhập khá. Nhưng từ khi đặt chân đến
đây anh phải chuyển qua một loạt các công việc lao động chân tay khác nhau
nhưng lương anh nhận được cũng chỉ ở mức 500 USD – chưa bằng 1/3 số tiền người
ta đã hứa hẹn với anh trước đây.
Vì
phải trang trải chi phí sinh hoạt và trả tiền hối lộ cho mỗi lần chuyển việc,
sau bốn năm, anh thậm chí đã không kiếm đủ số tiền gần 7.000 USD mà anh đã vay
ngân hàng để trả cho công ty môi giới ngay từ đầu để được đưa tới Romania.
“Trong
khoảng thời gian đó, tôi nhận được một cuộc gọi từ một nhóm đưa người di cư bất
hợp pháp. Họ nói rằng họ có thể đưa tôi tới Anh” – người đàn ông 39 tuổi kể lại
với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua một người phiên dịch viên vào đầu tháng 9 vừa
qua.
“Tôi
đã e sợ nhưng sau khi một nhóm người di cư khác đi với họ và đến nơi được, tôi
nghĩ như vậy là an toàn nên cũng đã đồng ý đi”.
Trong
một tuần trời, anh bị nhồi vào ngồi ở thùng của nhiều xe tải và ngủ ở các nhà
kho, nơi mà 20 người con người chỉ được ăn chung một ổ bánh mỳ.
Khi
cả nhóm đến được “đích” – một khu vực bờ biển dọc eo biển Manche, anh Cường đã
mất phương hướng tới mức anh thậm chí không hề biết mình đang ở nước nào.
Và
đây là cảm nhận của anh trong một buổi tối tháng 6/2023 khi chứng kiến “ít nhất
60 người” được chất lên một chiếc thuyền nhỏ oanh liệt.
“Trong
suốt chuyến đi tôi đã cầu xin Chúa cho tôi được sống sót. Tôi đã rất sợ và
quanh quẩn với ý nghĩ rằng ‘thuyền này bị chở nặng quá và tôi sẽ không đến nơi
được’ ” – anh chia sẻ.
“Tôi
đã quyết định rằng sẽ không bao giờ làm việc gì như thế này nữa. Nếu sau này có
ai đó rủ tôi đi như vậy, tôi sẽ nói không”.
Hoàn
cảnh của anh Cường cũng không khá hơn nhiều sau khi lên bờ. Anh lại rơi vào cảnh
nợ nần, nợ những kẻ đưa anh tới Anh hơn 26.000 USD. Anh đã đồng ý làm việc tại
một trang trại cần sa để trả nợ nhưng đã bị sa thải trong năm nay và trở thành
người vô gia cư, không việc làm và rỗng túi hơn so với hồi anh mới rời Việt
Nam.
Mặc
dù vậy, anh tự thấy mình may mắn. “Ít nhất tôi vẫn còn sống” - anh nói với RFA
từ Luân Đôn - nơi anh đã sống kể từ khi mất việc.
Không
phải tất cả những người dấn thân vào hành trình này đều được như vậy.
Cùng
năm anh Cường rời Việt Nam, 39 người Việt khác cũng bắt đầu cuộc hành trình đến
Anh. Vào tối ngày 22/10/2019, nhóm người này đã ngồi trong thùng của một
chiếc xe đông lạnh tại Bỉ hướng đến Essex, một quận hạt nằm ở bờ biển phía đông
nam nước Anh. Mười hai giờ sau, tất cả họ đều chết vì ngạt thở và hạ thân nhiệt.
Cảnh
sát áp tải chiếc xe đông lạnh đã bị phát hiện có chứa thi thể của 39 người Việt
di cư tại Thurrock, miền nam nước Anh. Ảnh chụp ngày 23/10/2019. Nguồn ảnh: Alastair
Grant/AP
Ảnh
2: Cảnh sát áp tải chiếc xe đông lạnh đã bị phát hiện có chứa thi thể của 39
người Việt di cư tại Thurrock, miền nam nước Anh. Ảnh chụp ngày 23/10/2019. Nguồn
ảnh: Alastair Grant/AP
Vụ
việc này - vào thời đó là thảm kịch di cư tồi tệ nhất ở Anh trong vòng hơn hai
thập kỷ - đã gây chấn động cả thế giới. Mặc dầu vậy, nó vẫn không ngăn được những
người ở Việt Nam đi ra nước ngoài để tìm kiếm những cơ hội tốt hơn.
Cho
dù họ đi bằng đường biển hay đường bộ, hàng ngàn người như anh Cường, kể từ đó,
đã tiếp tục đánh cược sinh mạng và những đồng tiền chắt chiu tiết kiệm của mình
với những kẻ môi giới xấu xa, tìm cách kiếm tiền từ những con người tuyệt vọng
và dễ tổn thương.
Trong
tháng 8 và tháng 9 năm nay, phóng viên RFA đã đến Việt Nam, Anh và Canada để
nói chuyến với những người di cư và những nạn nhân của nạn buôn người, gia đình
của họ cũng như các nhà nghiên cứu và các tổ chức hỗ trợ để tìm hiểu tại sao rất
nhiều người vẫn rời Việt Nam ra đi, quá trình này thực sự như thế nào, và
điều gì thường xảy đến với những người cuối cùng đã sang được nước ngoài.
Những
sự thôi thúc
Nhiều
người trong số người Việt ra đi có quê ở Nghệ An - tỉnh lớn nhất cả nước,
giáp ranh với Hà Tĩnh. Hầu hết trong số 39 nạn nhân trong vụ việc tại Essex đều
xuất thân từ hai tỉnh này.
Nghệ
An có vai trò quan trọng trong lịch sử của đất nước. Ông Hồ Chí Minh, nhà lãnh
đạo được kính trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam đồng thời
là Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam, được sinh ra tại một thị
trấn nhỏ ở xã Kim Liên, cách Vinh, thủ phủ của tỉnh 15 km về phía tây.
Nhưng
di sản đó đã không giúp tỉnh tránh được việc trở thành một trong những địa
phương nghèo nhất cả nước. Không có đủ việc để nuôi sống toàn bộ dân số 3,3 triệu
người, vì vậy người dân “muốn đi nước ngoài để kiếm thêm tiền” – anh Mau, một kỹ
sư điện từ Nghệ An, người quản trị nhóm Facebook 'Người Nghệ An' với hơn 44.000
thành viên cho biết.
Một
biệt thự mới mọc lên phía sau một ngôi nhà truyền thống cũ trong một ngôi làng ở
tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 10/10/2020. Nguồn ảnh: Nhac Nguyen/AFP
Làm
ruộng– nguồn thu nhập chính của hầu hết cư dân – luôn gặp thách thức vì thời tiết
nổi tiếng bấp bênh, khắc nghiệt của tỉnh. “Khi nóng thì rất nóng. Khi mưa thì
mưa rất nhiều, còn gây ra cả lũ lụt” – anh Mau giải thích. Những diễn biến thời
tiết cực đoan này dự kiến sẽ còn tồi hơn trong 20 năm tới do ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu và nhiệt độ gia tăng.
Công
ăn việc làm ngoài lĩnh vực nông nghiệp rất ít. Một dúm nhà máy được xây dựng ở
các khu vực nông thôn không đủ tương xứng với nguồn cung lao động, đặc biệt là
khi dân số của tỉnh vẫn tiếp tục tăng.
Thu
nhập bình quân đầu người hàng tháng ở Nghệ An vào năm 2022 là 3,639 triệu
đồng (khoảng 150 USD) – thấp hơn hơn 1 triệu đồng so với mức trung bình quốc
gia. Thu nhập từ lương và tiền công có liên quan tới các loại việc làm chính thức,
thậm chí còn thấp hơn, chỉ ở mức 1,758 triệu đồng mỗi tháng (khoảng 71 USD).
Ngoài
ra, áp bức về chính trị cũng là một lý do khiến người dân ra đi.
Về
mặt giấy tờ, văn bản, một số quyền tự do đã được ghi trong Hiến pháp của Việt
Nam, nhưng trên thực tế, Chính phủ duy trì sự kiểm soát chặt chẽ quyền lực bằng
cách ngăn chặn quyền tiếp cận thông tin, hạn chế không gian dân sự và giới hạn
mọi hình thức bất đồng, đối lập về chính trị.
Bối
cảnh này cũng là một phần trong những lý do khiến anh Cường quyết định rời Việt
Nam ra đi.
Vài
năm trước khi sang Romania, anh đã tham gia cuộc biểu tình phản đối một tập
đoàn sản xuất nước ngoài đã xả thải hóa chất ra biển, làm chết hàng
triệu con cá và lấy đi công ăn việc làm của các cộng đồng địa phương mà không bồi
thường. Đây là một trong những cuộc biểu tình công khai lớn nhất ở Việt Nam
trong những năm gần đây.
Các
nhà hoạt động Việt Nam cầm biểu ngữ với nội dung “Hủy hoại môi sinh là giết người”
và “Trả lại nước biển sạch cho chúng tôi” trong một cuộc biểu tình tại Đài Bắc,
kêu gọi Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh phải chịu trách nhiệm làm sạch môi trường
sau vụ xả thải hóa chất ra biển. Ảnh chụp ngày 10/8/2016. Nguồn ảnh: Chiang
Ying-ying/AP
Ít
nhất 41 nhà hoạt động tham gia các cuộc biểu tình này đã bị bỏ tù và 31 người đến
nay vẫn còn bị giam giữ. Anh Cường nói với RFA rằng trên đường từ cuộc biểu
tình về, anh đã bị công an mặc thường phục theo dõi. Mặc dù sau đó anh chưa từng
phải trực tiếp gặp chính quyền về vấn đề này nhưng trải nghiệm này luôn làm anh
ám ảnh, sợ hãi.
“Tôi
cảm thấy rằng họ luôn để mắt tới tôi. Điều đó làm tôi sợ hãi khi phải rời khỏi
nhà, thậm chí để đi làm và kiếm tiền” - anh chia sẻ.
Chủ
động tìm kiếm cơ hội
Những
người dân ở các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trò chuyện với phóng viên RFA đã mô tả
ba cách thức/con đường mà hầu hết người dân có ý định ra nước ngoài thường sử dụng.
Cách thứ nhất là thông qua các chương trình của Chính phủ, chủ yếu được thực hiện
bởi hơn 500 công ty có giấy phép xuất khẩu lao động. Các công ty này lo việc
tuyển dụng, nhập cư, đi lại và sắp xếp công việc cho người lao động Việt Nam
khi ở nước ngoài.
Chính
phủ Việt Nam từ lâu đã ủng hộ và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động, thường
xuyên khuyến khích công dân của mình làm việc ở nước ngoài để nâng
cao “chất lượng lực lượng lao động quốc gia” và thúc đẩy “hội nhập quốc tế”.
Hai
chị phụ nữ đang lao động trên cánh đồng lúa - công việc phổ biến nhất ở khu vực
phía nam tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 19/8/2024. Nguồn ảnh: Allegra
Mendelson/RFA
Trong
năm 2023, đã có 160.000 công dân Việt Nam ra nước ngoài làm việc thông
qua các chương trình được Chính phủ bảo trợ, tăng từ mức 142.000 người của năm
2022. Phần lớn các chương trình này đưa công nhân đi làm việc ở khu vực Đông Á,
với hơn 90% số lao động sang Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc trong năm
ngoái.
Tuy
nhiên, Việt Nam không có thỏa thuận xuất khẩu lao động với hầu hết các nước
châu Âu và Bắc Mỹ - nơi nhiều người dân muốn đến vì họ tin rằng, ở những nơi
đó, họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn.
Thay
vì dựa vào các chương trình của Chính phủ, những người có ý định di cư này thường
trông cậy vào các công ty tư nhân giống như công ty mà anh Cường đã sử dụng.
Các công ty này không phải là pháp nhân hợp pháp ở Việt Nam nhưng người muốn đi
lao động nước ngoài thường trả tiền dịch vụ cho họ để được chỉ dẫn và hỗ trợ đi
qua các kênh di cư hợp pháp, nghĩa là có được visa và việc làm hợp pháp.
Mặc
dù sử dụng dịch vụ của các công ty độc lập này, những người có ý định di cư vẫn
có thể gặp các trở ngại, ở khía cạnh ngôn ngữ hoặc các kỹ năng khác, khiến họ
không đủ tiêu chuẩn để được cấp visa. Trong những trường hợp này, họ chỉ có một
lựa chọn duy nhất là ra nước ngoài bất hợp pháp với visa du lịch hoặc hoàn toàn
không có visa và làm điều này thông qua các kế hoạch thường do các nhóm buôn
người và đưa người di cư bất hợp pháp thực hiện.
Một
văn phòng cung cấp dịch vụ hỗ trợ du học và việc làm ở nước ngoài nằm trên một
con đường ở phía bắc xã Đô Thành, tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 19/8/2024.
Nguồn ảnh: Allegra Mendelson/RFA
Dù
đi bằng con đường nào đi chăng nữa, động lực chính của việc ra đi vẫn là để kiếm
được nhiều tiền hơn để gửi về hỗ trợ gia đình. Năm 2023, lượng kiều hối ghi nhận
ở Việt Nam đạt tổng cộng 14 tỷ USD – chiếm hơn 3% Tổng Thu nhập Quốc
nội (GDP) của nước này – và dự kiến sẽ đạt 15 tỷ USD vào năm tới, theo Tổ
chức Đối tác Tri thức Toàn cầu về Di cư và Phát triển (Knomad) - một nền tảng
theo dõi tình hình di cư.
Nước
duy nhất ở Đông Nam Á vượt qua Việt Nam về mặt kiều hối là Philippines – một quốc
gia cũng có tỷ lệ di cư ra nước ngoài đạt mức cao hàng năm. Theo Knomad, cả hai
quốc gia này có tới 40% đến 60% lao động xuất khẩu đến Mỹ và Anh, nơi có mức
lương cao hơn.
Làng
Tỷ Phú
Nằm
ngay phía bắc thành phố Vinh (Nghệ An), Đô Thành là một xã có rất nhiều người
dân rời quê để đến Bắc Mỹ và châu Âu làm việc, cả bằng con đường hợp pháp lẫn bất
hợp pháp.
Được
gọi là “Làng tỷ phú”, thị trấn này, trong những năm gần đây, đã lột xác nhờ lượng
kiều hối hào phóng được thân nhân từ nước ngoài gửi về. Khi đến thăm vào giữa
tháng 8, phóng viên RFA đã được đích mục sở thị sự trù phú của thị trấn này –
nơi các con phố được bao bọc bởi những cánh cổng mạ vàng lớn quây quanh các
ngôi nhà nhiều tầng vừa được chỉnh trang.
Những
ngôi nhà mới xây mọc lên phía sau những ngôi nhà cũ tại xã Đô Thành, tỉnh Nghệ
An. Ảnh chụp ngày 29/10/2019. Nguồn ảnh: Kham/Reuters
“Ở
thị trấn này, mỗi gia đình đều có ít nhất một người thân đã đi nước ngoài làm
việc” – ông Ninh, một người dân sống lâu năm ở đây cho biết. Ông và những người
khác trò chuyện với phóng viên RFA và được dẫn lời trong bài báo này, đã yêu cầu
chúng tôi chỉ sử dụng tên gọi (không phải tên đầy đủ) hoặc biệt danh của họ vì
tính nhạy cảm của vấn đề di cư ở Việt Nam.
Ông
Ninh, một người đàn ông có nét mặt tươi cười ở độ tuổi 50, đón nhận và tự hào về
tiếng tăm của quê hương mình. Bốn trong số năm người con của ông đã đi làm xây
dựng và làm nail (làmmóng chân, móng tay) ở Canada và châu Âu. Khi phóng
viên RFA trò chuyện với ông Ninh, con út của ông, người gần đây vừa bước sang
tuổi 20, đang chuẩn bị bay sang Canada để làm việc tại một nông trại.
Để
đưa các con ra nước ngoài, ông Ninh đã sử dụng dịch vụ của một công ty tư nhân
để họ lo việc xin cấp visa, sắp xếp việc đi lại và việc làm ở nước ngoài. Ông
nói với RFA rằng các con của ông đều ra nước ngoài một cách hợp pháp và đều có
visa làm việc hai năm.
Mặc
dù thấp hơn đáng kể so với mức lương tối thiểu theo tiêu chuẩn phương Tây, số
tiền họ nhận được vẫn cao hơn nhiều so với thu nhập họ có thể kiếm được ở Việt
Nam.
“Nếu
các con tôi ở lại Việt Nam, chúng chỉ có thể làm những công việc chân tay và sẽ
không được trả nhiều tiền” – ông Ninh giải thích rồi dừng lại để rít một hơi từ
cái điếu cày của mình.
“Cách
tôi nhìn việc này là: đi ra nước ngoài với chúng có khi còn tốt hơn. Chúng có
thể làm cùng một công việc nhưng được trả lương cao hơn”.
Một
con phố được bao bọc bởi những cánh cổng trang trí công phu và những ngôi nhà
nhiều tầng ở xã Đô Thành, tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 19/8/2024. Nguồn ảnh:
RFA
Đánh cược
bằng tiền tiết kiệm cả đời
Mặc dù động
lực ra đi rất lớn, việc đưa một người thân ra nước
ngoài đòi hỏi nhiều tháng lên kế hoạch cũng như một sự đầu tư tiền bạc khổng
lồ từ toàn bộ gia đình.
Ông
Ninh đã phải trả 30.000 đô la để đưa mỗi người con của mình
ra nước ngoài – số tiền này lớn hơn 200 lần thu nhập trung bình hàng tháng của người
dân ở Nghệ An. Để có được số tiền này, ông phải vay nhiều khoản từ
ngân hàng, cầm cố ngôi nhà của mình và vay mượn từ bạn bè, gia đình. Mỗi lần
các con ông gửi tiền về – vài ngàn đô la mỗi tháng – số tiền đó được để
dành để lo cho người con tiếp theo ra nước ngoài.
Và giờ
đây khi người con út của ông đi ra nước ngoài, gia đình
ông sẽ có đủ tiền để bắt đầu trả nợ, nhưng sẽ mất nhiều thời
gian [để trả hết nợ] - ông nói.
Bà
Hồng, một người bán hàng ăn ở xã Đô Thành, cũng phải trả 30.000
USD để đưa con trai sang Canada.
Bà
nói với RFA rằng con trai bà đã thu xếp hầu hết mọi việc và tất cả những
gì bà biết là số tiền này đã được trả cho một
“công ty có trụ sở tại Canada chuyên hỗ trợ những người Việt có ý định
di cư”. Nhưng cũng giống như trường hợp của ông Ninh, khoản chi
phí này có ảnh hưởng rất lớn đối với [kinh tế của] gia đình bà.
“Chúng
tôi đã phải thế chấp ngôi nhà của mình nhưng cũng chỉ trang trải được khoảng
70% khoản phí. Vì vậy chúng tôi phải vay mượn từ gia đình, họ hàng số tiền
còn lại” - bà Hồng giải thích.
Mặc dù
nói rằng đã sử dụng dịch vụ của một công ty môi giới độc lập và các con
ông đều ra nước ngoài một cách hợp pháp, ông Ninh lưu ý rằng ban
đầu rất khó phân biệt giữa môi giới tốt và môi giới lừa đảo.
“Tôi
đã rất sợ sẽ trở thành nạn nhân của việc lừa đảo. Chúng tôi
đã trả rất nhiều tiền và phải hy sinh rất nhiều để có được số tiền đó
trong khi chỉ có một trong 10 trường hợp như vậy là thành
công” - ông Ninh chia sẻ.
Ông
có lý do chính đáng để lo sợ. Năm ngoái, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt
Nam đã phát hiện ra ngày càng nhiều vụ lừa đảo thực hiện bởi các
công ty giả danh là cơ quan xuất khẩu lao động hợp pháp.
Một
số công ty chỉ muốn kiếm lời, lừa những người có ý định di cư để lấy tiền
tiết kiệm cả đời của họ. Trong khi đó, những công ty khác lại tham
gia mạng lưới lừa đảo lao động cưỡng bức nham hiểm hơn nhiều, đưa
những người lao động dễ bị tổn thương vào các cơ sở ở Campuchia và
Myanmar và bắt họ thực hiện các hoạt động lừa đảo trên không gian mạng.
Một
báo cáo gần đây của Viện Hòa bình Mỹ cho thấy các tỉnh Nghệ An
và Hà Tĩnh là “điểm nóng của nạn buôn người”, phục vụ cho các cơ sở và
sòng bạc lừa đảo đang ngày càng phổ biến ở hai quốc
gia nói trên.
Một
phụ nữ chở hàng bằng xe máy ở huyện Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh chụp ngày
29/10/2019. Nguồn ảnh: Nhac Nguyen/AFP
Minh,
một thợ ảnh trẻ ở Vinh đã tránh được việc trở thành nạn nhân của
nạn buôn người nhưng lại bị lừa mất tiền tiết kiệm. Anh nói
với RFA rằng khi anh đang vật lộn để tìm việc ở Việt Nam thì nghe về một cặp
vợ chồng sống tại Nghệ An cung cấp các dịch vụ hợp pháp để hỗ trợ người muốn
đi Canada.
“Khi
đó, tôi chỉ nghe thấy những câu chuyện thành công của những người đã
ra nước ngoài và kiếm được rất nhiều tiền. Vì thế, tôi nghĩ rằng mình
không có gì phải lo sợ”- anh nói.
Anh
đã trả cho cặp vợ chồng này khoản phí ban đầu là 90
triệu đồng (3.650 USD) nhưng sau một năm vẫn chưa hề nhận
được tin tức gì.
“Họ
nói với tôi rằng các giấy tờ chứng minh của tôi không đầy đủ nhưng
tôi chắc chắn rằng họ thậm chí chưa bao giờ gửi hồ sơ của
tôi đi. Họ chỉ lấy tiền của tôi và không làm gì cả” - anh nói.
Anh cho
biết anh đã dành phần lớn số tiền tiết kiệm của
mình vào khoản tiền đặt cọc này. Với lượng công việc ít ỏi có được
ở Việt Nam, anh đã mất hơn một năm để kiếm lại số tiền đó.
Các
công ty môi giới
Mặc
dù sử dụng dịch vụ của các công ty môi giới có rủi ro nhưng họ vẫn là một phần
không thể thiếu của thị trường xuất khẩu lao động.
Các
công ty hợp pháp và bất hợp pháp thường có trụ sở hoặc chi nhánh/công ty con ở
những khu vực có tỷ lệ di cư cao. Tại Thiên Lộc, một xã ở phía đông bắc tỉnh Hà
Tĩnh – nơi có nhiều người đã di cư ra nước ngoài trong những năm gần đây – có một
số công ty môi giới được biết đến là đã giúp đưa lao động sang Hungary và sau
đó là những nơi khác ở châu Âu. Trước khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022, hầu
hết người lao động thường bay đến Nga trước.
Chị
Hà, một chủ tiệm làm đẹp trẻ tuổi ở Thiên Lộc, nói với RFA rằng đây là cách chồng
chị lúc đầu dùng để rời quê đi nước ngoài vào năm 2018.
“Ban
đầu, chồng tôi bay đến Nga bằng visa du lịch. Sau đó, anh ấy được đưa bằng đường
bộ đến Đức và làm việc tại một nhà hàng có sử dụng người lao động không có giấy
tờ” – chị Hà nói với RFA thông qua một phiên dịch viên tại tiệm của chị hồi giữa
tháng 8.
“Anh
ấy muốn ở lại Đức nhưng không xin được visa, vì vậy anh ấy đã đi sang Pháp,
nhưng lại gặp vấn đề tương tự ở đó nên anh ấy lại sang Anh - nơi anh ấy hy vọng
sẽ có thể ở lâu dài”.
Chị
Hà không biết cụ thể tình hình của chồng mình, chỉ biết rằng anh đã tìm được việc
làm tại một tiệm làm móng và đã nộp hồ sơ xin ở lại Anh lâu dài.
“Giờ
anh ấy làm móng còn giỏi hơn cả tôi” – chị nói đùa trước khi nét mặt trở nên
nghiêm nghị và đôi mắt ngấn lệ.
Chị
và chồng thường trò chuyện trên điện thoại khi có thể và anh ấy đã gửi tiền về
cho gia đình. Tuy nhiên, khoảng cách địa lý và việc không biết khi nào được
đoàn tụ là những trở ngại không dễ vượt qua với chị và các con.
“Đã
sáu năm rồi kể từ khi tôi ở bên anh ấy lần cuối và tôi không biết lần gặp tiếp
theo sẽ là khi nào” – chị nói.
Nhưng
chị cảm thấy may mắn vì chồng chị vẫn được an toàn, đặc biệt là khi các gia
đình khác ở huyện Can Lộc cũng có người thân đi nước ngoài nhưng đã không bao
giờ còn được nhìn thấy người thân của mình nữa.
Ảnh
chân dung cô Phạm Thị Trà My, 26 tuổi, một trong 39 người di cư Việt Nam được
tìm thấy đã chết trong một chiếc xe tải ở Anh, trên bàn thờ của gia đình cô ở
Hà Tĩnh. Ảnh chụp ngày 26/10/2019. Nguồn ảnh: AFP
Bà
Nguyễn Thị Phong cùng chồng sống ở thị trấn Nghèn, gần xã Thiên Lộc, đã trở
thành một trong những gia đình như vậy khi con gái họ, cô Phạm Thị Trà My, đã
chết một cách oan nghiệt trong thùng của một chiếc xe tải ở Essex ở tuổi 26.
Háo
hức đi Anh, Trà My đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ một công ty môi giới địa phương.
Trong khi gia đình giúp thu xếp số tiền 40.000 USD để chi trả tiền đi lại và
phí môi giới, Trà My đã tự mình sắp xếp hầu hết mọi việc.
“Nó
đã tự mình sắp xếp mọi thứ, vì thế, chúng tôi không biết nhiều về hành trình
này cho đến khi sự việc xảy ra” - mẹ cô, bà Nguyễn Thị Phong, nói với RFA vào
giữa tháng 8.
Từ
Việt Nam, đầu tiên Trà My đi sang Trung Quốc. Cô ở lại đó vài ngày rồi tiếp tục
đến Pháp và cuối cùng là Bỉ, nơi cô lên chiếc xe tải đi đến Essex.
Trà
My là người đã báo động về tình hình bên trong chiếc xe tải. Buổi tối trước
ngày các thi thể được tìm thấy, cô đã gửi tin nhắn dưới đây cho bố mẹ mình:
“Con xin lỗi bố mẹ. Đường đi nước ngoài của con không thành. Con chết vì không
thở được. Con thương bố mẹ rất nhiều”. Nhưng mọi nỗ lực đã trở nên quá muộn.
Chiếc xe tải được tìm thấy vào ngày hôm sau nhưng tất cả những người bên trong
đều đã chết.
“Ít
nhất nhờ có tin nhắn đó mà các thi thể đã được tìm thấy và cuối cùng được đưa
trở về nhà với chúng tôi” - bà Phong nói.
Hai
mươi chín người ở Anh và Pháp đã bị kết án liên quan đến vụ việc kinh hoàng này
và một số công ty môi giới, trong đó có công ty mà Trà My sử dụng, đã bị đóng cửa
- mẹ cô cho biết.
Ông
Phạm Văn Thìn, bố của cô Phạm Thị Trà My, ngồi ở nhà tại tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh
chụp ngày 27/10/2019. Nguồn ảnh: Kham/Reuters
Nhưng
những tác động lâu dài của vụ việc này ở Việt Nam lại không đáng kể.
Bà
Nga, một giáo viên ở Đô Thành, giải thích rằng dù vụ việc đã gây chấn động
nhưng nó không ngăn được cuộc di cư ồ ạt theo cách mà nhiều người đã nghĩ.
“Người
dân có chút sợ hãi nhưng vẫn rất háo hức đi ra nước ngoài. Họ biết làm vậy là rủi
ro, đặc biệt là những người đi trái phép nhưng họ ở thế tuyệt vọng nên tiếp tục
mạo hiểm” - bà Nga nói.
Trở
ngại duy nhất trong những năm gần đây là các hạn chế mà các nước áp dụng trong
thời kỳ đại dịch COVID-19. Nhưng giờ đây những hạn chế này đã được dỡ bỏ và làn
sóng di cư một lần nữa lại tăng vọt.
Từ
tháng một đến tháng tư năm nay, Anh đã ghi nhận 1.060 chiếc thuyền nhỏ
chở công dân Việt Nam vượt qua eo biển Manche để đến bờ biển nước này – đây là
con số cao nhất trong tất cả các quốc gia và gần bằng tổng số thuyền ghi nhận
được trong cả năm 2023. Hàng ngàn người Việt Nam khác cũng đã tiếp tục đi đến
các nước khác ở châu Âu cũng như châu Á và Bắc Mỹ.
“Kinh
tế hiện không được tốt, không có nhiều việc làm. Người ta nhìn thấy tất cả các
trường hợp thành công và tiếp tục chọn đi ra nước ngoài nhưng tôi hy vọng họ sẽ
nhớ những gì đã xảy ra với con gái tôi và dừng việc mạo hiểm” - bà Phong nói.
Các
cây nến được sắp xếp thành số "39" trong một buổi lễ cầu nguyện và tưởng
nhớ 39 nạn nhân được tìm thấy chết trong thùng xe tải ở Essex. Ảnh chụp ngày 2/
11/ 2019. Nguồn ảnh: Yui Mok/AP
Cô
đơn và cô lập
Lần
đầu tiên anh Quan Tranh, một điều phối viên tại Cộng đồng Người tị nạn từ Việt
Nam (CRV) ở Luân Đôn, nhìn thấy anh Cường khi anh đang nằm ngủ bên ngoài văn
phòng làm việc mình.
Anh
đã tìm cho anh Cường một căn phòng tại một khách sạn do Bộ Nội vụ Anh điều hành
đồng thời đã và đang giúp anh nộp đơn xin tị nạn chính thức.
Đạo
luật Chống Nô lệ thời Hiện đại của Anh, được thông qua vào năm 2015, đã giúp
các nạn nhân của nạn buôn người dễ dàng xin tị nạn hơn. Tuy nhiên, nhiều người
như anh Cường không hề biết điều này và do đó đã trở thành nạn nhân của các phi
vụ lừa đảo. Họ phải trả tới 17.000 USD để thuê “người kể chuyện” để “chế ra” một
câu chuyện tị nạn mà những người kể này cho là sẽ được các cơ quan chính quyền
chấp nhận.
Đã
phải vay nợ để trả tiền cho các công ty môi giới cho chuyến đi từ Việt Nam, những
người di cư còn buộc phải nhanh chóng gom góp, tập hợp thêm một khoản tiền mặt
lớn khác để trả cho những người kể chuyện này.
Tiếp
theo, họ lại phải chờ đợi khá lâu. Trong khi chính phủ Anh tuyên bố mỗi hồ sơ
xin tị nạn sẽ được xử lý trong vòng sáu tháng nhưng anh Tranh cho biết,
trên thực tế, việc xét hồ sơ thường phải mất gần ba năm. Nếu người tị nạn
sau đó muốn xin thường trú, sẽ mất thêm năm đến 10 năm nữa.
Chị
Hồng vẫy tay chào khi đang bán thịt cho khách từ một tại con đường chính ở Đô
Thành. Ảnh chụp ngày 19/8/2024. Nguồn ảnh: Allegra Mendelson/RFA
Tại
Mỹ, tình hình cũng tương tự. Một luật sư về nhập cư, trong một cuộc trao đổi với
RFA trước đây, giải thích rằng người di cư có thể có tới chín năm cư trú hợp
pháp trong khi chờ hồ sơ xin tị nạn của họ được xử lý. Tại Canada, một điểm đến
được ưa chuộng khác, thường mất 3-4 năm để hồ sơ tị nạn được xử lý và thêm vài
năm nữa để có được quyền cư trú - ông Lê, một người làm việc tại Trung
tâm Cộng đồng người Việt ở Canada cho biết.
Để
ứng phó với số lượng lớn người di cư, Anh và Việt Nam đã ký một thỏa thuận vào
tháng tư năm nay, cam kết tăng cường chia sẻ thông tin tình báo, thuận lợi hóa
hơn việc hồi hương những người “không có quyền ở lại Anh” và thúc đẩy di cư bằng
các con đường hợp pháp.
Mặc
dù còn quá sớm để thấy được tác động rõ rệt từ thỏa thuận này nhưng anh Tranh
nghi ngại rằng nó sẽ dẫn đến việc tỷ lệ người bị trục xuất về Việt Nam cao hơn.
Tuy nhiên, khi nói đến việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến các cuộc
di cư ồ ạt, người dân Nghệ An và Hà Tĩnh nói với RFA rằng những gì đang được
làm vẫn chưa đủ: hầu hết các nỗ lực của Chính phủ vẫn tập trung vào khuyến
khích di cư ra nước ngoài hơn là cải thiện nền kinh tế địa phương.
Những
yêu cầu bình luận của RFA gửi tới giới chức phụ trách lao động quốc gia và các
sở ban ngành ở Hà Tĩnh và Nghệ An, chưa có được hồi đáp vào thời điểm đăng tải
bài báo này. Các quan chức địa phương đã công bố kế hoạch thúc đẩy phát triển
và kinh tế và lần gần đây nhất là một nỗ lực cải thiện giáo dục và cơ
hội việc làm đến năm 2030. Nhưng ngay cả khi chính sách này thành công, sẽ mất
nhiều năm để nhìn thấy tác động của chúng thực tế.
Anh
Quan Tranh xem bức ảnh chân dung anh Cường – bức ảnh được chụp ngay sau khi anh
Tranh phát hiện ra anh Cường nằm ngủ ở phía ngoài văn phòng làm việc của mình –
đây cũng là lần đầu tiên họ gặp nhau ở Luân Đôn. Ảnh chụp ngày 4/9/2024 bởi
Alastair McCready cho RFA
Trong
khi đó, đối với nhiều người di cư, việc trở về Việt Nam là không thể.
“Hồi
đầu, khi rời Việt Nam, tôi đã phải vay tiền ngân hàng để trả cho công ty môi giới
và tôi vẫn chưa thể hoàn trả số tiến này kể từ khi ra nước ngoài” - anh Cường
nói. “Nếu tôi trở về Việt Nam trước khi trả nợ [ngân hàng], tôi e rằng họ sẽ
báo tôi ra công an”.
Anh
Cường cảm thấy mình không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục chờ đợi việc
xét duyệt hồ sơ xin tị nạn ở Anh với hy vọng rằng hồ sơ của anh sẽ được chấp
thuận và anh sẽ sớm tìm được việc làm.
“Tôi
ước rằng tôi đã chưa bao giờ đến châu Âu thông qua các công ty môi giới xấu xa,
lừa đảo” – anh nói và thêm rằng: “Nếu biết mọi việc trở nên thế này, tôi đã
không làm như vậy”.
* Biên tập
bởi Abby Seiff và Boer Deng.
No comments:
Post a Comment