Ảnh hưởng của Trung
Quốc lên hai nước láng giềng của Việt Nam ra sao?
Diễm Thi, RFA
2024.10.25
(Từ
trái sang phải) Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Campuchia Hun
Sen, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Ngoại giao, Ủy
viên Quốc vụ Trung Quốc Vương Nghị tại Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu
vùng Mê Công mở rộng (GMS) lần thứ sáu ở Hà Nội ngày 31/3/2018. (AFP)
BRI:
Công cụ tạo ảnh hưởng của Trung Quốc
Tháng
11 năm 2012, ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc,
rồi lần lượt nắm giữ các chức vụ Chủ tịch nước, và Chủ tịch Ủy ban Quân sự
Trung ương trong năm tiếp theo, chính thức xác lập vị thế quyền lực tuyệt đối.
Ngay
sau khi trở thành Tổng Bí thư và trong diễn văn đầu tiên trên cương vị Chủ tịch
nước, ông Tập đã đưa ra khẩu hiệu Giấc Mộng Trung Hoa với tham vọng đưa Trung
Quốc trở thành một cường quốc nhiều tham vọng với sức ảnh hưởng toàn cầu.
Nhằm
hiện thực hóa tham vọng đó, tháng 11 năm 2014, người đứng đầu Trung Quốc đã
chính thức đưa ra Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative -
BRI) tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.
BRI
là một mạng lưới thương mại và cơ sở hạ tầng giao thông rộng khắp, nối
Trung Quốc với Châu Á, Châu Âu, Trung Đông, Mỹ Latinh và Châu Phi.
Sau
khi BRI được công bố, nguồn tiền của Trung Quốc bắt đầu được rót ồ ạt vào nhiều
nước với mục tiêu gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh thông qua những dự án mà họ
thực hiện. Các quốc gia Châu Á được xem là bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ tham vọng
này của họ Tập.
Lào
rơi vào bẫy nợ Trung Quốc
Lào
chứ không phải Việt Nam mới là quốc gia đầu tiên sở hữu đường sắt tốc độ cao hiện
đại ở Đông Dương.
Hôm
15 tháng 8 năm 2023, Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) đã tổ chức một buổi hội
luận trực tuyến bàn về hai dự án đường sắt, gồm tuyến Vientiane – Boten (nối
Lào với Trung Quốc) và tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ở Việt Nam.
Cả
hai đều được thực hiện bằng vốn vay của Trung Quốc.
Tại
cuộc hội thảo, Tiến sĩ Nick Freeman cho biết, tuyến đường sắt Vientiane – Boten được
khánh thành vào tháng 12 năm 2021, có kinh phí sáu tỷ USD, tương đương với một
phần ba tổng thu nhập quốc dân của Lào.
Cơ
quan vận hành tuyến đường là một liên doanh với 70% sở hữu của Tập đoàn Đường sắt
Trung Quốc (China Railway Group) và 30% sở hữu của Công ty Đường sắt Quốc doanh
Lào.
Tuyến
đường này được coi là một biểu tượng của sự hiện đại đối với Lào và là biểu tượng
cho hiệu quả của Sáng kiến Vành đai - Con đường của Trung Quốc. Ngoài tuyến đường
sắt này, còn một số dự án đập thủy điện trên sông Mekong, cũng do Trung Quốc
tài trợ, được triển khai trên đất Lào.
Hôm
19 tháng 7 năm 2022, một bài viết có tựa
đề “Đầu
tư của Trung Quốc vào Lào đã vượt Mỹ ở mức 16 tỷ USD” đăng tải trên tờ ASIA
NEWS cho thấy, Trung Quốc đã đầu tư vào 833 dự án ở Lào với tổng trị giá lên đến
16 tỷ USD.
Tất
cả các dự án đều xoay quanh các lĩnh vực đường sắt; cơ sở hạ tầng và những dự
án về khai thác khoáng sản; các đặc khu kinh tế và khu đô thị quy mô lớn có
biên giới giáp với Trung Quốc, trong khuôn khổ của kế hoạch BRI. Trước đó,
trong năm tài khóa 2017-2018, gần 80% nguồn vốn FDI của Lào có xuất xứ từ Trung
Quốc. Tính đến cuối năm 2023, tổng
nợ công
của Lào là 13,8 tỷ USD, lớn gấp hai lần tổng thu nhập quốc dân của quốc gia
này. Trong đó, những khoản vay của Trung Quốc lên đến 10,5 tỷ USD.
Cứ
thế, Lào rơi vào bẫy nợ Trung Quốc giăng ra.
Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) bắt tay Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào Bounnhang Vorachith (trái) trong cuộc gặp tỉnh Chiết Giang vào ngày 2 tháng
9 năm 2016. AFP
Ý
đồ của Trung Quốc ở Lào được thể hiện rõ vào tháng 9 năm 2020, khi báo giới
loan tải tin
tức về
việc quốc gia Đông Nam Á đã phải nhượng quyền điều hành công ty điện lực quốc
gia cho Trung Quốc, chính thức cho phép Trung Quốc kiểm soát an ninh năng lượng
của Lào.
Đối
diện với gánh nợ khổng lồ, Lào đã phải cầu cứu Việt Nam. Trong chuyến công du
Việt Nam vào tháng 7 năm 2022, Bộ trưởng Tài Chính Lào đã đề nghị Việt Nam cử
chuyên gia sang giúp Lào tháo gỡ những khó khăn về tài chính và tiền tệ.
Ngoài
Lào, một quốc gia Nam Á khác là Sri Lanka cũng đã từng lâm vào bẫy nợ của Trung
Quốc, dẫn đến khủng hoảng kinh tế và chính trị vào năm 2022, khi Bắc Kinh phớt
lờ lời kêu gọi gia hạn trả nợ từ chính phủ Colombo. Các con số thống kê cho thấy
Sri Lanka nợ Trung Quốc bảy tỷ USD từ việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Cũng như
Lào, Sri Lanka đã phải gán nợ cho Trung Quốc, lần này là một cảng biển vào năm
2018.
Campuchia
rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc
“Nếu
không trông cậy vào Trung Quốc, thử hỏi chúng tôi có thể trông cậy vào ai?”, Thủ
tướng Campuchia Hun Sen phát biểu tại Hội nghị Tương lai Châu Á lần thứ
26 do Nikkei Asia tổ chức vào tháng 5 năm 2021.
Với
vị thế địa lý mang tính chiến lược, Campuchia đã sớm rơi vào tầm ngắm
của Bắc Kinh. Nước này đã nhận được số tiền tài trợ lên đến hàng tỷ đô la từ
Trung Quốc cho các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong những năm qua.
Từ
đường cao tốc, sân bay, cho đến cảng biển, các dự do Trung Quốc tài trợ xuất hiện
khắp nơi ở xứ sở Chùa Tháp.
Trong
đại dịch COVID-19, Campuchia là một trong những nước nhận được nhiều trợ giúp
nhất từ Trung Quốc, từ vắc-xin cho đến vật tư y tế.
Tính
đến đầu năm 2023, nợ công của Cambodia là hơn 10 tỷ USD, trong đó, nợ từ
Trung Quốc chiếm gần bốn tỷ USD. Các khoản nợ mà Campuchia vay từ Trung Quốc
còn thể hiện được tầm quan trọng và mức độ tác động của Trung Quốc đối với nền
kinh tế Campuchia.
Từ
phụ thuộc kinh tế, chính quyền ở Phnom Penh đã dần dần trở nên phụ thuộc vào
Trung Quốc ở những lĩnh vực khác, trong đó có đối ngoại.
Giới
nghiên cứu ngoại giao Đông Nam Á vẫn đồng ý rằng sự kiện Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng
ASEAN lần thứ 45, tổ chức ở Phnom Penh năm 2012, là dấu mốc cho thấy ảnh hưởng
của Trung Quốc lên chính sách đối ngoại của Cambodia.
Trong
sự kiện này, các bộ trưởng ngoại giao của ASEAN đã không thể đưa ra được một
thông cáo chung cho toàn khối do các vướng mắc trong ngôn từ về vấn đề Biển
Đông, Campuchia với từ cách nước chủ nhà là thủ phạm đằng sau.
Lên
tiếng với Reuters ngay sau đó, Ngoại trưởng Philippines Albert del
Rosario cho biết, khi ông bắt đầu nêu ra vấn đề nhạy cảm về
Biển Đông tại hội nghị thì micro của ông bị mất tiếng. Ông Albert del Rosario
ám chỉ rằng, Campuchia đã bị Trung Quốc không chế nhằm loại bỏ chủ đề này khỏi
chương trình nghị sự.
Không
dừng lại ở việc ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông,
Campuchia còn cho phép sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại nước này.
Căn
cứ hải quân Ream nằm ở phía nam Campuchia đã trở thành tâm điểm của giới ngoại
giao-quân sự thế giới, khi tin
tức về
việc Campuchia cho Trung Quốc sử dụng căn cứ này bị rò rỉ vào năm 2019. Kể từ
đó, tàu hải quân Trung Quốc đã bị phát hiện neo đậu ở đây thường xuyên. Dấy lên
lo ngại về viễn cảnh Campuchia trở thành tiền đồn quân sự của Trung Quốc ở khu
vực Vịnh Thái Lan.
Thách
thức nào cho Việt Nam
Lào
và Campuchia là hai đồng minh truyền thống của Việt Nam. Trong bối cảnh hai nước
này ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc cả về kinh tế lẫn chính trị, đã tạo
ra nguy cơ xói mòn trong mối quan hệ của ba nước.
Dấu
hiệu rạn nứt đầu tiên xảy ra vào tháng 9 năm 2024, khi Campuchia đơn phương
tuyên bố rút
khỏi Tam
giác phát triển Cambodia-Lào-Việt Nam. Một sáng kiến kinh tế có từ năm 1999, nhằm
thúc đẩy hợp tác kinh tế của 13 tỉnh biên giới ở khu vực giáp danh giữa ba nước.
Hun
Manet, tân Thủ tướng Campuchia và là con trai cả của cựu Thủ tướng Hun Sen, đã
chọn đi thăm Trung Quốc trước Việt Nam, sau khi lên nhận chức.
Từ
là nước được cho là “anh cả”, Việt Nam giờ đây đang đối diện nguy cơ mất đi ảnh
hưởng ở Lào và Campuchia.
Đứng
trước nguy cơ này, một cuộc tranh luận đã nổi lên trong giới học giả nghiên cứu
quan hệ quốc tế, về sự cần thiết của việc xoay trục trong chính sách quốc phòng
của Việt Nam, từ hướng biển sang hướng lục địa.
--------------
Yếu tố Trung Quốc
trong lựa chọn nhân sự cấp cao Việt Nam
Liệu Việt Nam có
thoát khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh?
-------------
Viết
trên tờ The Diplomat vào năm 2022, chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế Vũ
Xuân Khang,
cho rằng Việt
Nam cần phải hướng sự chú ý vào hướng tây (biên giới với Campuchia và Lào) để đảm
bảo “sự tồn vong”.
Cạnh
tranh với Trung Quốc là một thử thách mà Việt Nam đơn giản là không thể thực hiện,
nếu đọ về sức mạnh tài chính. Nền kinh tế Trung Quốc được dự đoán có quy mô hơn
18 ngàn tỷ USD vào cuối năm 2024, trong khi đó, con số của Việt Nam khiếm tốn
hơn rất nhiều, ở mức 468 tỷ USD.
Mới
đây dự
án đường sắt nối
thủ đô Vientiane của Lào với Vũng Áng của Việt Nam đã bị trì hoãn do thiếu vốn.
Ngoài ra, một dự án xây dựng đường cao tốc nối thủ đô của hai nước cũng không
thể thực hiện vì cùng lý do.
Có
thể thấy, với Sáng kiến Vành đai - Con đường, Trung Quốc đã dùng sức mạnh kim
tiền hòng kiềm tỏa các nước trong khu vực về mặt kinh tế, và sau đó là
chính sách ngoại giao, và chính trị, sao cho có lợi nhất cho Bắc Kinh.
Và
thách thức đặt ra cho Việt Nam là vô cùng to lớn.
-------------------------
Tin,
bài liên quan
Thời
Sự
Sáng kiến Vành đai - Con đường: Luôn
phải thận trọng với những khoản vay từ Trung Quốc
Ngoại giao Việt Nam với Trung, Mỹ, Nhật,
những tín hiệu ‘ngược xuôi’ gửi ra và nhận dạng thế nào
Ngán ngại về đề nghị đầu tư của Trung
Quốc vào cảng Vũng Áng!
Trung Quốc đầu tư khu công nghiệp tại
Hải Phòng để quảng bá Vành Đai Con Đường
Việt Nam có thực sự muốn tham gia sáng
kiến “Vành đai – Con đường”?
No comments:
Post a Comment