Sunday, September 29, 2024

VTV XÓA PHÓNG SỰ 'BỮA CƠM TRẮNG VỚI GỪNG' SAU XÁC MINH CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (BBC News Tiếng Việt)

 



VTV xóa phóng sự 'Bữa cơm trắng với gừng' sau xác minh của chính quyền địa phương

BBC News Tiếng Việt

28 tháng 9 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/crkd6j6m8gxo

 

Tối 26/9, Đài truyền hình Việt Nam đã phát phóng sự Bữa cơm trắng với gừng ở điểm trường Màng Mủ, Yên Bái trong bản tin Chuyển động 24h trên kênh VTV1.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/8f06/live/edc23f70-7d54-11ef-bf4b-ef19cfbf3842.png.webp

Ảnh chụp màn hình bài đăng phóng sự của VTV

 

Khi video này được đăng lên các nền tảng mạng xã hội, cảnh các học sinh mầm non phải ăn cơm với gừng chấm muối, cơm với đường… khiến nhiều người đã bày tỏ sự xót xa, nhưng cũng có nhiều ý kiến thắc mắc: "phóng sự có đang dàn dựng?", "người dân còn nghèo nhưng liệu có nghèo tới mức này?"...

 

Đến ngày 27/9, UBND huyện Mù Cang Chải đã có báo cáo UBND tỉnh Yên Bái về nội dung phản ánh qua phóng sự của VTV về điểm trường Màng Mủ, Trường mầm non Mồ Dề, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

 

Qua xác minh, UBND huyện Mù Cang Chải nhận định nội dung phản ánh trên bản tin của VTV về bữa ăn trưa của các học sinh tại trường Màng Mủ là chưa toàn diện về thực tế tại cơ sở điểm trường.

 

Hiện tại, tất cả các video Bữa cơm trắng với gừng ở điểm trường Màng Mủ, Yên Bái của Chuyển động 24h VTV đều đã bị xóa khỏi các nền tảng mạng xã hội.

 

·         Sư Thích Minh Tuệ xuất hiện trên VTV khi nhà đài 'phản đối luận điệu xuyên tạc'2 tháng 8 năm 2024

·        VTV rút tên Petrus Trương Vĩnh Ký khỏi chương trình Xuân15 tháng 2 năm 2024

·        Thực hư phóng sự 'thu nhập tiền tỷ' của VTV23 tháng 1 năm

 

 

 ‘Không chính xác’

 

Trong phóng sự nêu trên, có những nhân vật “lấy nước mắt” người xem gồm một phụ huynh đào gừng tươi, sau đó thái lát nhỏ, kèm theo một ít muối trắng, để cho con mang tới trường ăn cơm trưa.

 

Chiếc cặp lồng cơm với gừng và muối trắng chính là bữa ăn trưa của học sinh này tại lớp, trong khi một số học sinh khác mang cặp lồng cơm trắng với đường.

 

Các cô giáo nấu nồi canh với bốn bắp cải để 138 học sinh ăn cơm ngon hơn khi có canh nóng.

 

Phóng sự cũng ghi lại cảnh một cô giáo bật khóc vì những khó khăn vất vả của học sinh.

 

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời bà Lương Thị Xuyến, Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, cho biết: “Hình ảnh học sinh phải ăn cơm gừng chấm muối trên truyền hình ‘hơi quá’. Khi đưa câu chuyện lên truyền hình như vậy là không chính xác về cuộc sống hiện tại của người dân."

 

"Đối với Mù Cang Chải, những trường hợp ăn cơm với gừng không phải là không có. Người dân thì vẫn ăn gừng bình thường như một gia vị, người Mông rất hay ăn," bà Xuyến cho biết thêm.

 

UBND huyện Mù Cang Chải đã báo cáo rằng tại trường Màng Mủ do có bếp ăn tạm nên chỉ tổ chức nấu 2 buổi/tuần vào thứ Ba và thứ Năm với mức 10.000 đồng/bữa/trẻ (do phụ huynh đóng góp thực phẩm tương ứng với 10.000 đồng), các buổi thứ Hai, Tư, Sáu hằng tuần học sinh mang cơm cặp lồng thì nhà trường "đã tuyên truyền tới phụ huynh và kêu gọi xã hội hóa để nấu thêm canh nóng bổ sung bữa ăn cho các cháu".

 

“Do vậy ngày 23/9 (thứ Hai) đoàn phóng viên VTV1 đến nhà trường làm phóng sự là ngày trẻ mang cơm cặp lồng, nhà trường đã tổ chức nấu canh nóng cho các cháu ăn thêm từ nguồn giáo viên hỗ trợ," báo cáo nêu.

 

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/6405/live/c49117b0-7d55-11ef-b66d-034eed51208d.jpg.webp

 Mù Cang Chải là một huyện vùng cao nằm ở phía tây của tỉnh Yên Bái và cách trung tâm tỉnh 185km, cách thủ đô Hà Nội là 365km

 

Cũng theo chính quyền địa phương, gia cảnh của học sinh ăn cơm với gừng chấm muối là gia đình làm nông, đủ gạo ăn cho cả nhà trong cả năm, không bị đói.

 

Phụ huynh học sinh là anh Hờ A Dê cho biết những ngày con mang cơm cặp lồng thì sẽ gồm cơm, mì tôm, trứng, thịt, cá… Thỉnh thoảng có hôm ngoài thức ăn anh có thêm vài lát gừng mang đi cho cháu vì đây vừa là gia vị, vừa là món ăn thường ngày của người Mông nhiều đời nay.

 

"Sáng 23/9 tôi đang chuẩn bị cơm và trứng gà cho vào cặp lồng để cho con đi học, lúc ấy các anh phóng viên đến gia đình có hỏi tôi nhà có gừng không thì mang đi cho con nên tôi đã đi lấy gừng và thái lát để mang đi cho con (lúc đầu chỉ thái vài lát, nhưng các anh bảo thái nhiều vào nên tôi có thái thêm).

 

Để đưa con đến lớp đúng giờ vội quá nên tôi không kịp làm thêm trứng cho con mang đi học được. Đồng thời qua nói chuyện, chia sẻ và một phần theo ý của phóng viên nên tôi có nói như vậy về việc mang cơm cặp lồng đến trường của con tôi," anh Hờ A Dê tường thuật lại trong báo cáo của huyện.

 

Trong khi đó, cô giáo Nguyễn Thị Yến, người bật khóc trong phóng sự, cho hay cô đã trao đổi với phóng viên hơn 1 giờ về điều kiện học tập của học sinh và những khó khăn vất vả, khi học sinh đi học mang cơm cặp lồng có cơm, rau và lát gừng thời gian trước nên cô không kìm nén được cảm xúc nên nói và khóc như vậy.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/568/cpsprodpb/deca/live/11af7ba0-7d55-11ef-b66d-034eed51208d.jpg.webp

Trích báo cáo của UBND huyện Mù Cang Chải, Yên Bái

 

Khi chính quyền địa phương lên tiếng và nhà đài gỡ bỏ video, vụ việc đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

 

Một bình luận nhận được hàng chục lượt yêu thích viết: “Đây cũng là một kiểu phông bạt của nhà đài”.

 

"Phông bạt" là một thuật ngữ đang trở nên rất phổ đặc biệt trong giới trẻ, cụm từ này được sử dụng để chỉ hành vi khoe khoang, phô trương hoặc cố tình tạo ấn tượng về một điều gì đó không thực sự thuộc về bản thân, hoặc không có thật. Trong giai đoạn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đăng tải sao kê tiền ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi, nhiều cá nhân đã bị lên án vì lối sống phông bạt, “thổi phồng” số tiền ủng hộ.

 

Quay lại phóng sự Bữa cơm trắng với gừng ở điểm trường Màng Mủ, Yên Bái, nhiều tài khoản Facebook khác đã lên tiếng chỉ trích như “phóng đại cứ phóng sự gì”, “nhà đài làm việc cẩu thả” hay “tại sao lại có thể lấy các em ra câu view”…

 

 

Những lần phóng sự VTV gây tranh cãi

 

Đây không phải là lần đầu tiên một phóng sự của VTV bị đặt câu hỏi về độ trung thực, chính xác.

 

Năm 2016, Đài truyền hình Việt Nam từng lên tiếng xin lỗi xin lỗi vì sai sót trong phóng sự Cây chổi quét rau.

 

Phóng sự này được phát vào tháng 5/2016 trên chương trình Cà phê sáng của kênh VTV3, phản ánh hành vi lừa người tiêu dùng của một số người trồng rau.

 

Video quay cảnh một người nông dân dùng chổi quét lên ngọn các luống rau xanh, vừa quét vừa nói: "Rau mà non người ta không dám ăn. Nên bây giờ phải quét để giả sâu ăn. Quét xong khoảng 2-3 hôm sau mới thu hoạch cho giống sâu ăn thật."

 

Sau khi phóng sự được phát, người dân tại xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã nổi giận vì bối cảnh trong video là vùng trồng rau của họ, khiến nhiều hộ sau đó bị thiệt hại nặng do không bán được rau vì đại lý từ chối nhập.

 

Người dân cho biết trước đó có một nhóm phóng viên về làng tìm hiểu nghề trồng rau, phóng viên nhờ một người họ hàng mang chổi ra đồng quét để quay camera.

 

“Người cầm chổi quét lên những luống rau của chúng tôi không phải người trồng rau ở cánh đồng này," truyền thông Việt Nam khi đó dẫn lời một người dân.

 

Đài Truyền hình Việt Nam sau đó đã có có công văn gửi UBND huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa và UBND xã Vĩnh Thành sau mong được thông cảm về "sự non kém trong trình độ tác nghiệp, đạo đức của phóng viên".

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/700/cpsprodpb/adbc/live/85eeda10-7d55-11ef-b66d-034eed51208d.png.webp

Ảnh chụp màn hình phóng sự lấy chổi quét rau của VTV năm 2016

 

Cũng trong năm 2016, Công an tỉnh Đắk Lắk từng cho rằng một nhóm phóng viên của VTV đã nhờ một số người dân chặt hạ cây rừng để làm phóng sự phá rừng trên địa bàn tỉnh.

 

Phóng sự được Công an Đắk Lắk nhắc đến phản ánh tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ trái phép phát trong chương trình Chuyển động 24h trên kênh VTV1 ngày 4 và 5/5/2016.

 

Đại tá Phạm Minh Thắng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk khi đó, xác nhận việc tàn phá và vận chuyển gỗ rừng trên địa bàn là có xảy ra, tuy nhiên "trong phóng sự có một số nội dung phản ánh không chính xác, không khách quan và có sự cắt ghép, dàn dựng của phóng viên khi tác nghiệp".

 

Ông Thắng cho biết qua xác minh, những người có mặt trong phóng sự nói rằng trong tháng 4/2016 có hai người đàn ông và một phụ nữ đến nhà xin phỏng vấn, quay phim tại nương rẫy của họ. Nhóm phóng viên này yêu cầu họ mang theo cưa lốc vào rẫy để cưa cây đã chặt hạ trước đó và một cây còn sống để quay phim. Sau đó, họ được các phóng viên cho 600.000 đồng.

 

Không lâu trước tranh cãi về phóng sự phá rừng, đã có nhiều phản ứng trên mạng xã hội về Ký sự Syria của VTV với nhà báo Lê Bình.

 

Trong đó có nhiều ý kiến cho rằng chương trình "chưa thể hiện đúng bản chất cuộc chiến", hay những đoạn phóng viên khóc bị cho là "kịch quá mức".

 

Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh đã ra quyết định khen thưởng nhóm phóng viên thực hiện Ký sự Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến vì "dũng cảm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".

 

Nguồn tin của BBC nói ông Minh đã trao bằng khen cho nhóm phóng viên của Trung tâm Tin tức VTV24, đứng đầu là bà Lê Thị Bình, tức nhà báo Lê Bình, hôm 27/7/2016.

 

Trước đó, vào năm 2011, chương trình Người xây tổ ấm của VTV cũng kể câu chuyện về một người phụ nữ trong phóng sự có tên Mối tình đầu của Lượm. Trong phóng sự, "cô Lượm" trình bày hoàn cảnh của mình rất bi đát, từng trộm cắp, bán dâm để chữa bệnh cho con. Về sau, hóa ra nhân vật "cô Lượm" này là một phụ nữ sống ở tỉnh Thừa Thiên Huế và có hoàn cảnh hoàn toàn khác. VTV đã phải xin lỗi về vụ này.

 

VTV là đài truyền hình quốc gia Việt Nam và người lãnh đạo cơ quan này (tổng giám đốc) có hàm tương đương bộ trưởng, là ủy viên Trung ương Đảng.

 

Ngoài việc được hưởng ưu đãi về chính sách, VTV còn được cấp tiền từ ngân sách nhà nước (khoản chi theo số liệu đã quyết toán năm 2022 do Bộ Tài chính công bố là 683,990 tỷ đồng).

 

---------------------------------

Tin liên quan

  •  

Greentrees phản bác phóng sự 'Núp bóng môi trường' của VTV

6 tháng 11 năm 2019

  •  

Tranh cãi về phóng sự của VTV và nỗi lòng người cứu trợ vùng lũ

23 tháng 10 năm 2020

  •  

Quanh việc biên tập viên VTV gọi gánh hàng rong là 'ký sinh trùng'

18 tháng 8 năm 2020

 

 

 




No comments:

Post a Comment