“Ngoại
giao đám tang” xoay quanh sự ra đi của ông Nguyễn Phú Trọng
RFA
2024.07.26
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, Hoa Kỳ cử Ngoại trưởng Antony Blinken, Trung Quốc
cử Chủ tịch Chính hiệp Vương Hỗ Ninh, Nhật Bản cử cựu Thủ tướng Yoshihide Saga,
Hàn Quốc cử Thủ tướng Han Duck-soo, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an
ninh và đối ngoại của EU, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu phụ trách đối ngoại Josep
Borrell đến viếng đám tang. Mặc dù chuyến thăm của ông Blinken nằm trong khuôn
khổ chuyến thăm nhiều nước Đông Nam Á và cuối cùng ông Blinken đã phải hoãn chuyến đi vì vấn đề Trung Đông, ông sẽ vẫn đến Việt
Nam để thăm hỏi gia đình ông Trọng.
Chủ
tịch nước Tô Lâm viếng tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngày 25/7/2024 (REUTERS)
Tại
sao có quá nhiều nước cử lãnh đạo đến viếng tang lễ một nhà lãnh đạo ý thức hệ
giáo điều như ông Nguyễn Phú Trọng?
Ông
này nhìn ông kia mà đến viếng tang
Điều
đáng lưu ý nhất, theo GS Nguyễn Văn Chữ, nguyên Trưởng khoa Kinh tế Đại học
Houston at Downtown, là sự “cộng hưởng” của các bên khiến họ không thể không cử
người đến viếng tang nhà lãnh đạo ý thức hệ giáo điều như ông Trọng. Ông giải
thích:
“Về
vấn đề ngoại giao, tôi nghĩ có sự cộng hưởng, ảnh hưởng của các bên. Ví dụ, Mỹ
cử ông Blinken đến Việt Nam thì Trung Quốc không thể gửi một người không danh
tiếng tới đó mà cũng phải làm tương tự. Cái này giống như “game theory” (lý
thuyết trò chơi) trong chính trị. Người này đoán người kia làm gì rồi chuẩn bị
một cách làm để đáp lại. Mỹ gửi ông Blinken đi mà Trung Quốc cử ông thấp hơn
thì cũng kì. Cho nên nó cũng giống như “trò chơi,” chuyện này nó kéo theo chuyện
kia xảy ra.”
Chủ
tịch Chính hiệp Trung Quốc Vương Hỗ Ninh viếng tang ông Nguyễn Phú Trọng (Ảnh:
AFP)
Cùng
góc nhìn với GS Nguyễn Văn Chữ, Luật sư Vũ Đức Khanh, giáo sư thỉnh giảng ở Đại
học Ottawa, cũng chỉ ra sự “tương tác” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đối với đám
tang của ông Trọng. Theo Luật sư Vũ Đức Khanh, các nhà quan sát cần lưu ý một
điều là Hoa Kỳ đã bày tỏ lời chia buồn đến Việt Nam sớm nhất sau khi ông Trọng
qua đời. Chỉ một giờ sau khi Việt Nam thông báo ông Trọng từ trần, Đại sứ Mỹ đã
có lời chia buồn với Việt Nam và chưa đầy 24 tiếng sau, Tổng thống Biden đã gửi
lời chia buồn đến Việt Nam. Tất cả những động thái này đều đi trước Trung Quốc,
theo quan sát của LS Vũ Đức Khanh.
Khoảng
16 giờ chiều ngày 20/7 (giờ Bắc Kinh), ông Tập Cận Bình đã đến Đại sứ quán Việt
Nam tại Bắc Kinh viếng ông Nguyễn Phú Trọng. Theo LS. Vũ Đức Khanh, đây là một
động thái hiếm hoi vì Việt Nam lúc đó chưa phát tang và chưa có thông báo tổ chức
lễ viếng. Sau động thái đó, ông Tập còn cử ông Vương Hộ Ninh, Chủ tịch Chính
hiệp Trung Quốc, đến dự lễ tang ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội. Luật sư Vũ Đức
Khanh cho rằng điều đó cho thấy có lẽ Chủ tịch Tập muốn thông qua tang lễ này để
tái khẳng định với ban lãnh đạo mới ở Hà Nội về cam kết của Trung Quốc với Việt
Nam về mối quan hệ “Cộng đồng chung vận mệnh” giữa họ. Đây có phải là câu trả lời
rõ ràng, thẳng thắn nhất trước những động thái mới nhất của Mỹ đối với Việt Nam
khi ông Trọng qua đời? Luật sư Vũ Đức Khanh đặt câu hỏi.
Vì
vậy, Luật sư Khanh cho rằng có lẽ Việt Nam dùng đám tang ông Trọng để tăng cường
vị thế địa chính trị, địa kinh tế và an ninh. Ông gọi đó là “ngoại giao đám
tang”. Cùng với góc nhìn này, GS Nguyễn Văn Chữ cũng nói với RFA:
“Tôi
nghĩ người Mỹ cũng muốn coi nước khác cử ai đến. Các nước đến thì cũng muốn dò
xét với nhau. Mỹ muốn coi phái đoàn Trung Quốc và Trung Quốc cũng muốn coi phái
đoàn Mỹ. Họ tới thì đều tham vấn với một số người chứ không chỉ đến viếng tang.
Cho nên đó cũng đúng là một hình thức ngoại giao. Gọi là “ngoại giao đám tang”
cũng đúng.”
Không
chỉ về mặt đối ngoại, đám tang ông Nguyễn Phú Trọng cũng có ý nghĩa chính trị về
mặt đối nội. Giáo sư Zachary Abuza ở Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ cho rằng Hà
Nội chắc chắn đang cố gắng phát huy các thông điệp chia buồn quốc tế để hợp
pháp hóa chế độ, tăng cường tính chính danh của chế độ. Trao đổi với RFA, ông cảm
thán “Thôi nào, hầu hết các lời chia buồn đều mang tính hình thức,” nhưng
theo ông, điều đó không ngăn cản Hà Nội cố gắng tăng cường tính chính danh của
mình trong mắt công chúng.
Lễ
quốc tang của ông Trọng báo hiệu sự chấm dứt của một nhà lãnh đạo cũ, sự bắt đầu
của một nhà lãnh đạo mới. Hầu hết các nhà quan sát đều cho rằng kỉ nguyên mới
là kỉ nguyên của ông Tô Lâm. Theo Giáo sư Zachary Abuza, ông Tô Lâm dường như
đã củng cố được quyền lực rồi, và có rất ít phản ứng mạnh mẽ chống lại ông ấy.
Vị giáo sư đến từ Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ nhận định có vẻ
như ban lãnh đạo đảng đã xác định ông sẽ được bầu làm Tổng Bí thư tại Đại hội
14, cho nên để ổn định chính trị, ông nên bắt đầu giữ chức quyền ngay từ bây giờ.
Mỹ
hoãn một quyết định nhạy cảm vì đám tang ông Trọng
Ông
Nguyễn Phú Trọng từ trần ngày 19/7/2024, tuy nhiên, Việt Nam phát tang trong
hai ngày 25 và 26/7/2024. Điều đó có nghĩa là ngày phát tang được dời lại một
tuần sau khi ông qua đời. Không rõ có phải là ngẫu nhiên hay không, ngày an
táng ông Nguyễn Phú Trọng, ngày 26 tháng 7, 2024, cũng là hạn chót Hoa Kỳ công
bố kết quả thẩm tra Việt Nam có “kinh tế thị trường” hay không. Sau khi Việt
Nam công bố ngày an táng vị cựu tổng bí thư quá cố, Hoa Kỳ đã quyết định dời ngày công bố kết quả thẩm tra nói trên
sang đầu tháng 8.
Trao
đổi với RFA, Luật sư Vũ Đức Khanh, giáo sư thỉnh giảng ở Đại học Ottawa, đặt
câu hỏi liệu ông Blinken đến Hà Nội để làm gì nếu Mỹ từ chối cấp quy chế “kinh
tế thị trường” cho Việt Nam. Nếu Mỹ tuyên bố từ chối công nhận Việt Nam có kinh
tế thị trường vào đúng ngày an táng ông Trọng thì đó có phải là một gáo nước lạnh
tạt trước quan tài của ông Trọng hay không? Do đó, các bên sẽ có những cách ứng
xử tế nhị, phù hợp với tình huống. Giáo
sư Nguyễn Văn Chữ thì cho rằng thông tin Mỹ dời ngày công bố kết quả thẩm định
Việt Nam sang đầu tháng 8, tức là khoảng một tuần, cho thấy có khả năng họ sẽ từ
chối cấp quy chế này cho Việt Nam. Ông nói tiếp:
“Nếu
mà có tin tốt thì họ sẽ thông báo rồi. Nếu ông tổng bí thư không mất thì họ
thông báo điều này thì cũng không có gì vui. Còn trong lúc đang có đám tang ông
Trọng mà Mỹ công bố công nhận Việt Nam có kinh tế thị trường thì ít nhất nó
cũng xóa đi một chút đau thương của người dân. Đó là một cơ hội để người ta
tuyên dương bác Trọng là người chủ xướng chuyện này. Nhưng mà nếu Mỹ không công
nhận Việt Nam có kinh tế thị trường mà công bố đúng dịp này thì đau buồn càng
thêm đau buồn. Đó là điều không nên. Nay họ dời lịch công bố thì tôi đoán chắc
là Mỹ sẽ không công nhận Việt Nam có kinh tế thị trường.”
Giáo
sư Zachary Abuza nói hiện giờ chưa biết chính phủ Hoa Kỳ sẽ quyết định như
thế nào về nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Theo ông, Việt Nam xứng đáng được
coi là có nền kinh tế thị trường, nhưng ông nói ông hiểu mối lo ngại, đặc biệt
là của Quốc hội, rằng Hoa Kỳ sẽ mất đi chút đòn bẩy thực sự cuối cùng mà họ có
đối với Hà Nội. Đặc biệt, điều này diễn ra trong bối cảnh hồ sơ nhân quyền ngày
càng xấu đi của Việt Nam.
Vị
thế Việt Nam qua đám tang ông Trọng
Trao
đổi với RFA, Giáo sư Nguyễn Văn Chữ chỉ ra nhiều lý do để nhiều nước trên thế
giới cử chính khách cấp cao đến viếng ông Trọng. Thứ nhất, cái đó nằm trong
chính sách chung của Hoa Kỳ và Châu Âu là xoay trục về châu Á. Các doanh nghiệp
Âu Mỹ đang tìm cách rời Trung Quốc. Việt Nam nằm ở vị trí quan trọng ở Đông Nam
Á. Đối với thế giới, khoảng 60% tăng trưởng của thế giới nằm ở Đông Nam Á. Thứ
hai, Việt Nam có một vị thế quan trọng trong ngắn hạn. Thế giới tìm cách rời khỏi
Trung Quốc và cần có thay thế. Trong chuỗi cung ứng của thế giới, Việt Nam
không có nền tảng sản xuất chiều ngang để cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất
để xuất cảng, mà phải lệ thuộc vào Trung Quốc. Nếu thế giới tách khỏi Việt Nam
thì chuỗi cũng ứng sẽ bị thiếu hụt. Thiếu hụt sản phẩm thì gây lạm phát, tạo
thêm khó khăn cho thế giới. Mặt khác, Âu Mỹ lại cũng không muốn Việt Nam ngả hẳn
về phía Trung Quốc.
Trao
đổi với RFA, Giáo sư Zachary Abuza cho biết nếu không có cuộc họp ASEAN ở Lào,
cũng như các cuộc họp đã được lên kế hoạch trước ở Singapore, Philippines và Nhật
Bản, ông không chắc Ngoại trưởng Blinken đã được cử đến dự đám tang. Ông Trọng
là lãnh đạo đảng chứ không phải nguyên thủ quốc gia, nhưng vì ông Blinken đã có
kế hoạch công du trong khu vực nên việc ông ghé qua Việt Nam cho thấy tầm quan
trọng mà Hoa Kỳ đặt vào mối quan hệ song phương Việt Mỹ. Mỹ coi Việt Nam là đối
tác ngoại giao và kinh tế rất quan trọng trong khu vực.
Theo
GS. Zachary, việc các quốc gia khác cử phái đoàn/đại diện cho thấy tầm quan trọng
về mặt kinh tế ngày càng tăng của Việt Nam khi các quốc gia cố gắng đa dạng hóa
chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.
Giáo
sư Zachary chỉ ra là mặc dù hai nước đã nâng cấp quan hệ ngoại giao lên “Đối
tác toàn diện chiến lược” trong năm 2023, Hà Nội vẫn luôn lo ngại về sức mạnh bền
bỉ của Mỹ trong khu vực.
------------------------------------
Tin,
bài liên quan
Thời
Sự
Ông
Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài
Sách
của cố TBT - công cuộc xây dựng “Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng” còn dang dở?
Sự
ra đi của ông Trọng ảnh hưởng đến tương lai chính trị Việt Nam như thế nào?
Đời
sau sẽ nhớ gì về ông Nguyễn Phú Trọng?
Bộ
Chính Trị “phá lệ” thông báo tình hình sức khỏe Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng?
No comments:
Post a Comment