Nguyễn
Thông
(Nguyễn
Thông Cào)
Cô
em tôi bảo (cũng là dạng nhắc nhở) đừng chọc/đá người ta thế này thế kia, kẻo bị
ghét. Ối người tử tế đã có ý ngại bác rồi đấy.
Thú
thực, tôi chả ngại bị ghét, nhưng cũng biết nghe lời em tôi, chỉ có điều tính cạu
cọ đã quen rùi, "rằng quen mất nết đi rồi", nên ngứa tay phím, gõ điều
này.
Mở
báo mậu dịch, nghe tivi, người đọc người nghe thường gặp cái sai về cách dùng 2
từ “giá trị” và “trị giá”.
Trước
hết nói về từ “giá trị”. Nhiều nhà báo, hầu hết là đằng khác, cũng như rất nhiều
người, không phân biệt được “trị giá” và “giá trị” là 2 từ khác nhau, nghĩa
khác nhau, dùng trong trường hợp khác nhau. Chẳng hạn họ viết “giá trị thiệt hại
trong vụ án Vạn Thịnh Phát lên tới hơn 1 triệu tỉ đồng”, mà nhẽ ra phải là “trị
giá thiệt hại trong vụ án Vạn Thịnh Phát lên tới hơn 1 triệu tỉ đồng”.
Theo
từ điển tiếng Việt, “giá trị” là thứ (vô hình) làm cho vật chất có ích,
có ý nghĩa, có tác dụng về mặt nào đó, chẳng hạn: giá trị dinh dưỡng, giá trị sử
dụng, giá trị tuyên truyền/giáo dục, giá trị nghệ thuật; giá trị giải thưởng
không lớn nhưng rất quan trọng; định trị giá tài sản chưa đúng so với giá trị của
nó; bàn thắng rất có giá trị…
Nhìn
chung, từ giá trị không đi với những con số cụ thể.
“Trị
giá” để
chỉ vật chất được tính, quy thành tiền (vàng, bạc, gạo…) là bao nhiêu, có con số
cụ thể, để người ta dễ hình dung. Ví dụ: trị giá tài sản nhà nước bị thất thoát
trong vụ tham nhũng khoảng 1.000 tỉ đồng; trị giá căn nhà 900 triệu đồng; trị
giá ngày công bằng 5 ký thóc, v.v..
Khi
đã quy giá trị của vật chất thành tiền hoặc thứ gì đó một cách cụ thể thì phải
dùng từ “trị giá”.
Hai
từ này, chỉ đảo vị trí trước-sau là đã ra nghĩa khác nhau, nhưng đại đa số nhà
báo dùng sai, không phân biệt được. Người viết sai, rồi người biên tập, người
xuất bản cũng sai. Báo chí sai, rồi cả những cán bộ, người lãnh đạo cơ quan nhà
nước vốn được coi là chữ nghĩa đầy mình nhưng cứ nói sai, viết sai, không hiểu
được “giá trị” và “trị giá” dùng trong trường hợp nào.
Ông
hàng xóm nhà tôi cười bảo báo chí thời nay kém giá trị, còn trị giá kiến thức của
nhà báo bằng 0.
Một
bác khác có lần nhắn cho tôi: Hai từ này thật ra không có gì khó hiểu mà sao mấy
ông nhà báo lại dùng sai. Thế mới biết giá trị của bằng cấp ngày nay và trị giá
của mỗi bằng cấp chừng bao nhiêu.
Một
ông khác bảo, không phải chỉ đám nhà báo sai 2 từ ấy, đầy ông giáo sư, tiến sĩ,
trình độ cao vòi vọi, chức tước cỡ trung ương lãnh đạo chính phủ, lành đạo bộ
ngành vẫn cứ dùng sai bét nhè.
Thông
cào
(muốn chơi với người tử tế)
No comments:
Post a Comment