Wednesday, June 26, 2024

VIỆT NAM ĐÃ NGHĨ GÌ KHI CHÀO ĐÓN PUTIN? (David Hutt | RFA)

 



Việt Nam đã nghĩ gì khi chào đón Putin?

Bài bình luận của David Hutt*
2024.06.25

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-was-vietnam-thinking-welcoming-putin-06252024110745.html

 

Vì sao Hà Nội chào đón Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm chính thức trong tuần vừa qua? 

 

Có thể mời ông ta, cho phép báo chí nhà nước Nga suy đoán về chuyến thăm. Gặp gỡ với cấp dưới của ông ta. Nhưng liệu có nên thực sự trải thảm đỏ mời một nhà lãnh đạo mà việc đi lại toàn cầu của ông ta đã bị ngăn chặn đáng kể bởi lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế? 

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-was-vietnam-thinking-welcoming-putin-06252024110745.html/@@images/992fbf31-b793-4222-ad00-2621c8406960.png

Minh họa của Amanda Weisbrod/RFA. Nguồn ảnh: Adobe Stock   (Photo: RFA)

 

Từ góc độ địa chính trị, các vấn đề trong nước, kinh tế và hệ tư tưởng, việc làm này chẳng mang lại mấy ý nghĩa, trừ khi phe  an ninh đang trỗi dậy có thể áp đặt những gì xảy ra trong Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). 

 

Có khoảng 15 thỏa thuận kinh tế, giáo dục và hợp tác chính trị được ký kết trong chuyến thăm. Nhưng những thỏa thuận này cũng có thể đã đạt được mà không cần có sự hiện diện của ông Putin

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/p2-3.jpeg/@@images/433fbbd3-d93d-4d77-8f9f-64fce2110354.jpeg

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng (thứ tư từ phải sang) gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin (ở giữa bên trái) tại Hà Nội, ngày 20/6/2024. Nguồn ảnh: Thông tấn xã Việt Nam/ AFP)

 

Nga đã là nhà cung cấp thiết bị quân sự lớn nhất cho Việt Nam cho đến năm 2022, trước thời điểm nước này xâm lược Ukraine và làm cạn kiệt phần lớn kho vũ khí của mình.

 

Việc bán vũ khí cho Việt Nam đã không được thực hiện được để từ đó. Không ai nhìn vào những vũ khí của Nga đang sử dụng ở Ukraine và quyết định rằng “Tôi muốn mua một số vũ khí này”. Tuy nhiên, rõ ràng đó là cái mà quân đội Việt Nam đang nghĩ. 

 

Theo một tài liệu bị rò rỉ từ Bộ Tài chính ra giới truyền thông vào năm ngoái, Việt Nam nghĩ rằng họ có thể mua vũ khí từ Nga và việc thanh toán sẽ được thực hiện qua một liên doanh dầu mỏ giữa Việt Nam và Nga ở Siberia – một cách làm có thể giúp Việt Nam tránh  được các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

 

 

Ý định mua tên lửa 

 

Tờ New York Times trích lời một quan chức Việt Nam nói rằng sẽ có một thỏa thuận bí mật trị giá tám tỷ đô la trong hai thập kỷ tới. Một số người cho rằng đây là chủ trương hiện tại của Chính phủ Việt Nam và điều này có thể giúp giải thích lý do vì sao chuyến thăm của ông Putin trở thành hiện thực. 

 

Một số nhà quan sát tin rằng Hà Nội muốn có được máy bay và các tàu hải quân mới từ Nga. Lực lượng hải quân Việt Nam rất cần được nâng cấp trang thiết bị. Và nước này thực sự muốn có được tên lửa hành trình BrahMos được phát triển bởi một liên doanh giữa Nga và Ấn Độ. 

 

Bắc Kinh hiển nhiên đã ép Mát-xcơ-va không bán những thứ này cho Hà Nội. Trong bối cảnh Nga phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, rất khó có khả năng Nga sẽ đồng ý bán cho Việt Nam. 

 

Có lẽ Hà Nội đã nghĩ rằng bằng việc mang lại cho Putin một số hỗ trợ và quảng bá quốc tế từ chuyến thăm này, ông Putin sẽ đền đáp bằng việc cung cấp tên lửa. Có lẽ Hà Nội đã nghĩ rằng họ cần ông Putin trực tiếp có mặt để thúc đẩy cuộc mặc cả khó khăn: "Nếu quý vị không cho chúng tôi những gì chúng tôi muốn, chúng tôi sẽ chuyển sang mua thiết bị quân sự của Hàn Quốc".

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/p3-2.jpeg/@@images/1875e04c-eb80-4ea3-b809-b7bebe30490e.jpeg

Các container hàng hóa tại cảng Quy Nhơn, Bình Định. Ảnh chụp ngày 29/3/2024. Nguồn ảnh: Tran Thi Minh Ha/AFP

 

Nhưng đó là một việc làm mạo hiểm. Khó có thể hình dung Mỹ sẽ không có những biện pháp trừng phạt mạnh tay để hồi đáp một thỏa thuận mua vũ khí từ Nga như vậy cho dù nó được thiết kế khéo léo để tránh bị trừng phạt. 

 

Thực sự, khó có thể hình dung thỏa thuận này sẽ không ảnh hưởng tới tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam không hề phát triển ngoạn mục vào thời điểm này và Hà Nội thực sự không thể cho phép mình phương hại đến các mối quan hệ với Mỹ - đối tác thương mại lớn thứ hai và là thị trường xuất khẩu chính của nước này.

 

Hà Nội chắc chắn không thể làm vậy khi mà ông Donald Trump – người nổi tiếng với nhận định Việt Nam là “nước lạm dụng nhiều nhất” quan hệ thương mại với Mỹ - có thể sớm trở lại vị trí tổng thống. 

 

 

Các nhà an ninh trị nắm quyền 

 

Tuy nhiên, việc làm rủi ro này có thể là hậu quả của việc các quan chức an ninh tiếp quản [việc kiểm soát] ĐCSVN, sử dụng chiến dịch chống tham nhũng mang tính dấu ấn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để loại bỏ những đối thủ của họ trong vòng 12 tháng qua. 

Ông Trọng, giờ đây đã 80 tuổi và trông không được khỏe trong cuộc hội đàm với Putin. Không rõ liệu ông ấy có thể trụ được đến kỳ Đại hội Đảng tiếp theo vào đầu năm 2026. Tôi đoán rằng là ông Trọng giờ đây không còn là người cầm trịch như thời điểm cách đây không lâu. 

 

Trong bối cảnh này này, những “nhà an ninh trị” - các quan chức đến từ ngành Bộ Công an - đã nhanh chóng kiểm soát Đảng.  Sau những thay đổi diễn ra trong tháng trước, hiện chỉ có hai nhà kỹ trị có đầu óc kinh tế trong Bộ Chính trị. Cơ quan nắm giữ quyền quyết định cao nhất này hồi đầu năm nay chỉ còn có 16 ủy viên – con số thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/p4-1.jpeg/@@images/6f91bb4c-019b-4e87-8abe-bb08ad606b65.jpeg

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng gặp Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc Vương Hộ Ninh  tại Bắc Kinh ngày 28/9/2023. Nguồn ảnh: Yan Yan / Xinhua/Getty Images 

 

Ông Tô Lâm, cựu Bộ trưởng công an và hiện là Chủ tịch nước, được cho là sẽ trở thành Tổng bí thư tiếp theo. 

 

Người ta đồn rằng những nhóm an ninh trị vẫn chưa kết thúc việc thanh trừng các đối thủ có đầu óc kinh tế trong Đảng - những người có thể dấy lên cuộc đấu tranh chống lại các thỏa thuận quân sự quan trọng với Nga trong nội bộ Đảng. 

 

Ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội đồng thời là cựu bộ trưởng tài chính đã “từ chức” trong tuần. 

 

Có khả năng những nhà an ninh trị đã vận động rất mạnh mẽ để chuyến thăm của ông Putin diễn ra, chặn họng những người mà theo các nguồn thông tin rò rỉ, đã phản đối việc này rất quyết liệt.

 

 

Dòng chảy thông tin 

 

Chiến dịch chống tham nhũng chắc chắn đã làm suy yếu bộ máy hành chính của Chính phủ. Công chức sợ hãi việc bị khiển trách (vì có khả năng mắc lỗi đặc biệt khi sử dụng tiền nhà nước) đến nỗi họ chỉ đơn giản là ngừng đưa ra những lựa chọn khó khăn, dẫn đến sự chậm trễ về hành chính và những vấn đề lớn liên quan đến năng lực vận hành nhà nước. 

 

Một lo ngại lớn hơn là liệu những nỗi sợ hãi của các công chức nhà nước cũng đã ảnh hưởng tới dòng chảy thông tin trong Đảng? Cấp dưới liệu vẫn sẵn lòng cung cấp cho cấp trên của họ những thông tin không vui nhưng trung thực? 

 

Theo ông Nguyễn Khắc Giang từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS - Yusof Ishak ở Singapore, “các nhà lãnh đạo mới [trong Bộ Chính trị]... là ‘những nhà tư tưởng’ hơn là ‘những người làm trực tiếp’, thiếu những thành tích đáng kể để biện minh cho sự thăng tiến của họ. Điều này củng cố niềm tin rằng: Trong bối cảnh bất ổn của chiến dịch chống tham nhũng, sẽ là khôn ngoan hơn nếu quan chức chính phủ giữ cho mình được an toàn bằng cách làm ít hơn để sống sót thay vì chấp nhận rủi ro.” 

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/p5-1.jpeg/@@images/18c36475-0fb7-4eb5-9661-9297c83a6ba5.jpeg

Ông Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước tại Quốc hội Hà Nội trong ngày 22/5/2024.  Nguồn ảnh: Nghia Duc/ Quốc hội Việt Nam/AP

 

Hãy nhìn về quốc gia phương Bắc và ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc. Ông Tập đã hoàn toàn tập trung hóa quyền lực và loại bỏ một cách kỹ lưỡng bất cứ ai có năng lực hoặc trung thực ra khỏi bộ máy nhà nước. Không phải là ông ấy đã được vây quanh bởi những những người chỉ biết đồng ý và bợ đỡ (yes men) mà là không ai muốn cung cấp thông tin cho ông ấy nữa.

 

Trong một số trường hợp, các bộ ngành và quân đội đã phản ứng bằng cách đơn giản là ngừng thu thập dữ liệu - chẳng hạn như về tình trạng thất nghiệp của thanh niên. Trong những trường hợp khác, họ lại hăng hái áp dụng các chiến lược ngoại giao "chiến lang" (cứng rắn, hung hăng) mà không báo cáo với cấp trên. 

 

Có thông tin cho rằng ông Tập chỉ được biết Trung Quốc đã thả khinh khí cầu gián điệp vào Mỹ vào đầu năm 2023 sau khi được Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo. Rõ ràng là trước đó, một số thuộc cấp ở cấp bộ ngành đã quyết định rằng đây là một ý tưởng hay và thực hiện sáng kiến này mà không đưa thông tin lên trên. 

 

Đến khi ông Tập nhận ra chuyện gì đang xảy ra thì Mỹ đã thu thập được rất nhiều dữ liệu về việc khinh khí cầu này truyền dữ liệu cho ai và như thế nào. Đây có thể nói là một trong những đột phá tình báo lớn nhất chống lại Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. 

 

Giờ đây, tại Hà Nội, những nhà an ninh trị đang nắm quyền và dường như đang nghe theo những người yes-men (những người luôn đồng ý và bợ đỡ) của họ. 

 

Nhìn vào một vài năm tới, điều đáng lo ngại là liệu các phe phái thay thế có trở nên quá yếu và liệu toàn bộ bộ máy quan liêu có trở nên sợ hãi đến mức những tin tức không mong đợi sẽ không còn chảy lên tới lãnh đạo cấp cao. 

 

------------------------------------

*David Hutt là nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu Trung Âu về các vấn đề châu Á (CEIAS) đồng thời là một cây viết chuyên mục cho tờ The Diplomat. Ông viết bản tin Watching Europe In Southeast Asia. Các quan điểm trong bài viết là của riêng ông và không phản ánh quan điểm của RFA.

 

===================================================

 

Tin, bài liên quan

THỜI SỰ

 

Đón Putin: Việt Nam có đang thay đổi chính sách không?

Chuyên gia: chuyến thăm của Putin không làm xấu đi mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ

Khất sĩ Thích Minh Tuệ mang đến sự tương phản đáng hổ thẹn cho giới tinh hoa Việt Nam

Lệnh bắt của Tòa Hình sự Quốc tế đối với TT Nga Putin và Luật Hình sự Việt Nam

Việt Nam - Nga cần gì ở nhau trong chuyến thăm sắp tới của Putin?






No comments:

Post a Comment