Tuesday, June 25, 2024

BÍ THƯ THÀNH ỦY HÀ NỘI : AI THAY ÔNG ĐINH TIẾN DŨNG? (BBC News Tiếng Việt)

 



Bí thư Thành ủy Hà Nội: Ai thay ông Đinh Tiến Dũng?

BBC News Tiếng Việt

24 tháng 6 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cw000yw8jn6o

 

Bộ Chính trị phân công bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực, điều hành Thành ủy Hà Nội cho đến khi chính thức có bí thư theo quy định.

 

Quyết định này được thông báo vào sáng 25/6 tại Hội nghị lần thứ 18 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa 17.

 

Việc bà Tuyến được phân công điều hành Thành ủy Hà Nội chứ không làm quyền bí thư (dù Bộ Chính trị có thẩm quyền chỉ định vị trí này) cho thấy Bộ Chính trị sẽ chọn một người hoàn toàn khác thay cho ông Đinh Tiến Dũng - người vừa thôi các chức vụ.

 

Vậy ai sẽ là ứng cử viên sáng giá?

 

 

Bộ Chính trị có quyền quyết định

 

Xét về tiêu chuẩn, để trở thành bí thư Thành ủy trực thuộc trung ương, Tỉnh ủy thì Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định cá nhân phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc ủy viên Ban Chấp hành Trung ương,

 

Bên cạnh những tiêu chuẩn về phẩm chất về đạo đức, trí tuệ và năng lực, để ngồi vào vị trí bí thư Thành ủy Hà Nội thì cần kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp huyện (bí thư, phó bí thư cấp ủy cấp huyện, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) và kinh qua, hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ phó bí thư cấp ủy cấp tỉnh hoặc tương đương.

 

Quy định 214 không yêu cầu nhưng theo thông lệ, bí thư thành ủy của hai thành phố lớn nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều là ủy viên Bộ Chính trị.

 

Như vậy, người thay ông Đinh Tiến Dũng có thể là một trong số 15 ủy viên Bộ Chính trị hiện tại hoặc là một ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Trung ương Đảng và sau đó được bổ sung vào Bộ Chính trị.

 

Theo Điều 6 Quy định 80-QĐ/TW năm 2022, một trong những trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Chính trị là:

 

·        Quyết định phân công công tác đối với ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (cả chính thức và dự khuyết). Phê duyệt quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

 

·        Chỉ định Bí thư, Phó Bí thư và ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương. Khi cần thiết chỉ định bí thư, giao quyền bí thư hoặc giao phụ trách đảng bộ trực thuộc Trung ương.

 

Như vậy, Bộ Chính trị có quyền chỉ định nhân sự cho ghế bí thư Thành ủy Hà Nội "khi cần thiết".

 

 

XEM TIẾP >>>>>   

 

--------------------------------

 

Ông Đinh Tiến Dũng mất chức, điều gì đang xảy ra tại Bộ Chính trị?

21 tháng 6 năm 2024

 

 

 

 



No comments:

Post a Comment