Trung Quốc có thể
lách thuế xe điện của Mỹ thông qua Việt Nam?
BBC News Tiếng Việt
15 tháng 5 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c84z4wnn1eno
Chính
quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố áp thuế biên giới 100% lên xe điện nhập
từ Trung Quốc, tăng gấp 4 lần từ mức 25%.
Nhà
Trắng cho biết chính sách thuế mới nhất là nhằm đáp trả những chính sách không
công bằng và để bảo vệ việc làm cho người dân Mỹ.
Trung
Quốc cảnh báo quyết định trên sẽ "ảnh hưởng tiêu cực đến bầu không khí hợp
tác song phương" và chỉ trích rằng đây là hành động chính trị hóa các vấn
đề kinh tế, đồng thời tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả.
Một
số nhà phân tích cho rằng việc áp thuế phần lớn mang tính biểu tượng và được
đưa ra nhằm tăng số phiếu bầu cho ông Biden trong cuộc bầu cử tổng thống vào
tháng 11.
Trong
cuộc họp báo vào ngáy 14/5, Nhà Trắng đã bác bỏ ý kiến cho rằng chính trị trong
nước đã ảnh hưởng ảnh hưởng đến quyết định nói trên.
Chính
sách thuế mới của Mỹ có thể làm tăng tốc việc chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc
sang Mexico và Việt Nam để lách thuế, giới chức Mỹ và các chuyên gia thương mại
nhận định với Reuters.
Cụ
thể, nếu Mỹ không có các biện pháp mạnh để cắt đứt các hàng hóa trung chuyển hoặc
sơ chế của Trung Quốc từ Mexico và các nước khác, trong đó có Việt Nam, thì
hàng hóa giá rẻ và có sản lượng lớn của Trung Quốc sẽ vẫn tìm cách len vào thị
trường Mỹ.
"Các
biện pháp áp thuế mới có thể ngăn chặn việc nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng rất
có thể hàng hoá sẽ được chuyển hướng thông qua các nước không chịu áp thuế,"
Giáo sư chính sách thương mại Eswar Prasad từ Đại học Cornell và cựu Giám đốc
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Trung Quốc nhận định.
Mexico
và Việt Nam đã hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung nhờ vào chi phí thấp
và vị trí lân cận, Giáo sư Prasad nói, và cho biết thêm cả hai nước đều cần
tránh "sự bực tức" của Washington trong khi thu được các khoản đầu tư
mới.
Mexico
đã vượt Trung Quốc để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ, với hơn 115 tỷ
USD hàng hóa chỉ trong 3 tháng đầu năm 2024, trong khi từ Trung Quốc là 110 tỷ
USD.
Với
sự tăng vọt này, các mối quan ngại ngày càng gia tăng về việc Mexico đang trở
thành đầu mối trung chuyển cho hàng hóa Trung Quốc để lách thuế của
Mỹ, trong bối cảnh sản lượng thép Mỹ nhập khẩu ngày càng tăng và công ty xe điện
BYD của Trung Quốc đã lên kế hoạch tìm kiếm địa điểm xây dựng một nhà máy ở
Mexico.
Một
thông tin từ Reuters hồi tháng 4 cho biết giới chức Mỹ đã gây áp lực buộc
Mexico bãi bỏ ưu đãi đầu tư cho các công ty sản xuất xe điện của Trung Quốc.
·
Tesla của tỷ phú Elon
Musk đang loạng choạng?
6 tháng 5 năm 2024
·
Việt Nam có phải là nền
kinh tế thị trường, tại sao cần Mỹ công nhận?
12 tháng 3 năm 2024
·
Người tiêu dùng Thái
Lan nói gì về VinFast?
11 tháng 4 năm 2024
Căng
thẳng thương mại Mỹ - Trung tăng nhiệt?
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/d386/live/492233d0-12ba-11ef-82e8-cd354766a224.png
Xe
điện có mức tăng thuế cao nhất trong số hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc
Nhà
Trắng nói Bắc Kinh không cho thấy dấu hiệu từ bỏ những hành động có thể gây hại
đến nước Mỹ, bao gồm các quy định có thể buộc các công ty của phương Tây chia sẻ
thông tin với mục đích là để ăn cắp thông tin; cùng với đó là việc tiếp tục trợ
cấp giúp các công ty sản xuất ồ ạt sản phẩm để tung ra thị trường với mức độ
cung vượt cầu.
"Họ
đang đẩy hàng hóa ra làm ngập lụt thị trường," ông Biden nói. "Họ
không cạnh tranh - họ đang lừa."
Nhà
Trắng nói rằng các mức thuế áp lên hàng hóa là có mục tiêu cụ thể và không cho
rằng sẽ thổi bùng lạm phát, trái ngược với cuộc chiến thuế quan của người tiền
nhiệm Donald Trump với Trung Quốc.
Trong
khi đó, ứng viên Donald Trump, từng tự gọi mình là "người đàn ông thuế
quan", đã cam kết sẽ kiên quyết hơn về thương mại nếu thắng cử.
Ông
đã đề xuất tăng mức thuế biên giới từ mức 10% hiện tại đối với tất cả các mặt
hàng nhập khẩu lên trên 60% đối với hàng hóa từ Trung Quốc.
Ông
Trump cũng công kích ông Biden về việc khuyến khích xe điện, mà theo cựu tổng
thống là đã phá hủy các công ty sản xuất xe lớn của Mỹ, vốn là những nhà sử dụng
lao động lớn tại các bang như Michigan, bang chiến địa trong cuộc bầu cử tổng
thống vào tháng 11 tới.
Bà
Erica York, nhà nghiên cứu cấp cao từ Tax Foundation, cho rằng cả hai ứng viên
"đều đi cùng một lộ trình" khi lập các rào chắn thương mại cao hơn và
hướng vào trong nước "thay vì xem xét thấu đáo những gì có thể làm về mặt
chính sách để giúp các ngành của Mỹ trở nên cạnh tranh hơn".
Bà
cho rằng việc chính quyền ông Biden quảng bá việc áp thuế như một bước đi chiến
lược chẳng qua là "một cách nói giảm nói tránh về việc bảo hộ cho các lĩnh
vực công nghiệp đóng vai trò quan trọng về mặt chính trị".
"Đây
là tính toán mang tính kinh tế chính trị, chứ không phải là giải pháp có ý
nghĩa nhất về kinh tế hoặc có lợi nhất cho người tiêu dùng Mỹ."
Mỹ
và Trung Quốc đã lâm vào một cuộc chiến tranh thương mại kể từ năm 2018, khi
ông Trump tuyên bố áp thuế lên 2/3 hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, ước tính
giá trị vào thời điểm đó là 360 tỷ USD.
Bắc
Kinh đã đáp trả và cuộc đối đầu đã hạ nhiệt vào đầu năm 2020 khi ông Trump
tuyên bố giảm thuế, trong khi Trung Quốc cam kết mua thêm hàng hóa từ Mỹ.
Tesla
của tỷ phú Elon Musk đang gặp khó khăn khi doanh số
bán xe sụt giảm và sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu Trung Quốc, cũng
như những vấn đề liên quan đến dòng xe bán tải Cybertruck được Tesla quảng bá rầm
rộ.
Sau
khi có thông tin Mỹ đánh thuế gấp 4 lần đối với xe điện Trung Quốc từ 25% lên
100%, đã xuất hiện nhận định trên báo chí Việt Nam đưa ra khả năng xe điện
VinFast có “ngư ông đắc lợi” hay không.
Về
hoạt động tại Mỹ, VinFast từng thông báo khởi công nhà máy sản xuất xe điện tại
bang Bắc Carolina vào ngày 28/7/2023. Tuy nhiên, tiến độ xây dựng có vẻ chậm trễ
và quy mô cũng đã được điều chỉnh theo hướng giảm xuống.
VinFast
cũng đang gặp khó tại Mỹ khi đang đối mặt các vụ kiện với các cáo buộc cung cấp
thông tin sai sự thật, bỏ qua các thông tin quan trọng trong
các hồ sơ của mình, dẫn đến thiệt hại cho nhà đầu tư, theo thông tin vào ngày
12/4.
Còn
có một vụ kiện khác nữa liên quan đến cáo buộc vi phạm bản
quyền thép với
nguyên đơn là ArcelorMittal, một trong những tập đoàn sản xuất thép đa quốc gia
lớn nhất trên thế giới.
9 tháng 5 năm 2024
·
Vụ trưởng Nguyễn Văn
Bình là ai mà bị bắt trước phiên điều trần của Mỹ với Việt Nam?
9 tháng 5 năm 2024
Việt
Nam là quốc gia lý tưởng để Trung Quốc lách thuế?
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/c271/live/73199b20-12a0-11ef-82e8-cd354766a224.jpg
VinFast
từng tuyên bố các kế hoạch đầy tham vọng tại Mỹ, nhưng doanh số đến nay vẫn rất
khiêm tốn. Ảnh: Xe điện VinFast tại Hà Nội vào tháng 7/7/2023 tại Hà Nội.
Việc
áp thuế để hạn chế hàng hóa Trung Quốc "cũng như bóp một quả bóng. Khi bị
ép chỗ này thì quả bóng phồng lên chỗ khác," ông William Reinsch, chuyên
gia thương mại từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS), nhận
định.
Phát
biểu trước báo giới, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai nói bà quan ngại
về quan hệ thương mại giữa Mexico và Trung Quốc và "vẫn theo dõi" về
các nỗ lực riêng biệt trong tương lai nhằm ngăn chặn việc trốn thuế.
Hiện
Mexico đang hưởng lợi từ mức thuế hầu như bằng 0 theo Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada
(USMCA), phiên bản mới của Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được ký kết
vào ngày 30/11/2018.
Hiện
Bộ Thương mại Mỹ cũng đang cân nhắc về việc công nhận Việt Nam là nền
"kinh tế thị trường" hay không.
Theo
bộ này, ngày 8/9/2023, chính phủ Việt Nam đã đệ đơn chính thức yêu cầu phía Mỹ
xem xét về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, viện dẫn những cải
cách kinh tế trong các năm gần đây.
Quy
trình xem xét từ phía Washington sẽ kéo dài 270 ngày. Như vậy, thời gian phía Mỹ
đưa ra quyết định cuối cùng sẽ là vào khoảng giữa tháng 7 tới.
Vào
ngày 8/5, Bộ Thương mại Mỹ đã tổ chức phiên điều trần về việc có công nhận Việt
Nam là nền kinh tế thị trường hay không.
BBC
News Tiếng Việt đã email đến Bộ Thương mại Mỹ vào ngày 10/5 để có chi tiết về
phiên điều trần nhưng cho đến nay không nhận được phản hồi.
Hồi
tháng 3, Tiến sĩ Công Phạm, Giảng viên cấp cao tại Đại học Deakin (Úc), đánh
giá với BBC News Tiếng Việt về ba lý do Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh
tế thị trường như sau:
“Thứ
nhất, đó là có nhiều công ty do nhà nước sở hữu (SOE). Con số ước tính năm
2022, các SOE chiếm khoảng 30% GDP của Việt Nam. Thứ hai là luật về lao động của
Việt Nam còn nhiều thiếu sót và lý do thứ ba là tồn tại nguy cơ Việt Nam có thể
gây hại cho các ngành công nghiệp của Mỹ và người lao động Mỹ. Ngoài ra, cũng
có e ngại Trung Quốc sử dụng các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, để lách các
quy định thương mại Mỹ áp đặt cho Bắc
---------------------
Tin
liên quan
·
Tesla của tỷ phú Elon
Musk đang loạng choạng?
6
tháng 5 năm 2024
·
Người tiêu dùng Thái
Lan nói gì về VinFast?
11
tháng 4 năm 2024
·
Bị kiện tại Mỹ với
cáo buộc thổi phồng thông tin, VinFast phản hồi như thế nào?
16
tháng 4 năm 2024
·
VinFast bị tập đoàn
thép kiện tại Mỹ, khẳng định 'luôn tuân thủ luật pháp'
24
tháng 4 năm 2024
·
9
tháng 5 năm 2024
·
Vụ trưởng Nguyễn Văn
Bình là ai mà bị bắt trước phiên điều trần của Mỹ với Việt Nam?
9
tháng 5 năm 2024
No comments:
Post a Comment