Ông
Tô Lâm làm Chủ tịch nước, giới hoạt động lo chính quyền sẽ gia tăng đàn áp
RFA
2024.05.22
Quốc
hội Việt Nam bỏ phiếu bầu Bộ trưởng Công an Tô Lâm lên làm Chủ tịch nước, một số
nhà hoạt động khi được hỏi đã bày tỏ lo ngại việc vi phạm nhân quyền dưới dàn
lãnh đạo mới sẽ không dừng lại.
Ông
Tô Lâm tuyên thệ sáng ngày 22/5/2024 (Báo Công an Nhân dân)
472/473
đại biểu tham gia bỏ phiếu (bằng hình thức bấm nút) vào sáng 22/5 tán thành bầu
Bộ trưởng Công an Tô Lâm giữ chức vụ Chủ tịch nước, thay ông Võ Văn Thưởng từ
chức hơn hai tháng trước đó, chỉ có một đại biểu duy nhất bỏ phiếu không tán
thành.
Các
đại biểu sau đó cũng bỏ phiếu miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng công an đối với Tô
Lâm, chức vụ mà ông nắm giữ từ tháng 4/2016
Nhà
văn Võ Thị Hảo bày tỏ quan ngại về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trong thời
gian tới khi người đứng đầu ngành công an được bầu làm Chủ tịch nước bên cạnh
việc năm trong số 16 uỷ viên Bộ Chính trị xuất thân từ công an.
Từ Đức, bà
nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong sáng ngày 22/5:
“Khi
mà ông ấy lên thì vô cùng đáng quan ngại về nhân quyền bởi vì rằng là
khi ông còn làm Bộ trưởng công an, ông đã gây ra rất nhiều vụ và bắt
bớ những người bất đồng chính kiến mà thậm chí là còn bắt những người mà họ chỉ có
trả lời phỏng vấn hoặc viết vài bài nói lên về sự thật, về những
sai của quan chức nhà nước hoặc là một số người làm trong ngành công an.
Đặc
biệt như vụ Tịnh thất Bồng Lai ở Long An chẳng hạn thì chúng ta
có thể thấy rằng nếu đụng tới công an giống như đụng tới thế lực
mafia mà người ta có thể bị trừng phạt một cách truy cùng diệt tận.”
Từ
khi ông Tô Lâm đứng đầu ngành công an, chiến dịch đàn áp giới bất đồng chính kiến
trở nên khốc liệt hơn với việc bắt giữ các thành viên chủ chốt của Hội Anh em
Dân chủ năm 2017, đàn áp người phản đối hai dự luật Đặc khu kinh tế và An ninh
mạng năm 2018, bắt giữ tám người trong nhóm Hiến Pháp năm 2018, sử dụng hàng
ngàn cảnh sát cơ động tấn công vào làng Hoành rạng sáng ngày 09/1/2020 và giết
chết thủ lĩnh tinh thần của người dân- đảng viên kỳ cựu Lê Đình Kình và bắt giữ
hàng chục người khác trong các vụ tranh chấp đất đai.
Trong
hơn tám năm qua, hàng trăm nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo đã
bị bắt giữ và cầm tù với những tội danh mơ hồ trong Bộ luật Hình sự như “tuyên
truyền chống nhà nước,” “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền,” “lợi dụng quyền tự
do dân chủ” hay “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” mà nhiều quốc gia tiến bộ
trên thế giới kêu gọi Hà Nội bãi bỏ hoặc sửa đổi để phù hợp với các tiêu chuẩn
nhân quyền phổ quát.
Tháng
11 năm 2021, ông Tô Lâm ăn bò dát vàng trong nhà hàng sang trọng ở Luân Đôn khi
đang tháp tùng phái đoàn của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự hội nghị về chống
biến đổi khí hậu, đoạn video được "thánh rắc muối" Salt Bae đăng tải
trên Instagram sau đó rút xuống, tuy nhiên đã kịp lan truyền mạnh ở Việt Nam
khiến dư luận lên tiếng chỉ trích lối sống xa hoa của ông này.
Các
video nhại lại động tác rắc muối bằng cách rắc hành lên tô bún bò Huế của nhà
hoạt động nhân quyền Bùi Tuấn Lâm cũng trở nên thu hút, ông Lâm sau đó được mệnh
danh là "thánh rắc hành" bị công an triệu tập nhiều lần để làm việc.
Ông
Bùi Tuấn Lâm bị bắt giữ vào năm 2022 và bị kết án 5 năm 6 tháng tù vào năm 2023
với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước". Mặc dù trong cáo trạng
không nhắc gì đến hành vi mỉa mai vụ ông Tô Lâm ăn bò dát vàng, tuy nhiên các
nhà quan sát đều có chung nhận định bản án đối với ông này là đòn thù của Tô
Lâm.
Cựu
tù nhân lương tâm, luật sư Lê Quốc Quân cho hay, Đảng Cộng sản Việt Nam có
chính sách đàn áp nhất quán để bảo vệ chế độ độc đảng, do vậy việc ông Tô Lâm rời
Bộ Công an sang làm Chủ tịch nước không thay đổi tình trạng nhân quyền. Ông nói
với RFA chỉ vài giờ sau khi ông Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức:
“Về cơ
bản, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam sẽ không được cải thiện nhiều, thậm
chí có thể là tệ hơn nữa bởi vì các quyết định của Việt Nam được quyết
định một cách tập thể và Việt Nam gần đây có ra một chỉ thị đóng dấu
mật của Bộ Chính trị về đảm bảo an ninh trong tình hình mới (Chỉ thị 24-
PV) đây là một sự chỉ đạo thống nhất của Đảng Cộng sản cho nên dù ai sẽ làm
Bộ trưởng Bộ Công an đi chăng nữa thì họ vẫn thống nhất theo cái
hướng là đàn áp các hoạt động cổ súy cho tự do dân chủ và nhân
quyền ở Việt Nam.”
Ông
cho rằng hình thức trấn áp thì có thể thay đổi tuỳ theo người nào sẽ được bổ
nhiệm làm Bộ trưởng công an, nhưng mục tiêu thì không thay đổi.
Phóng
viên đã gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để hỏi về những quan ngại về nhân
quyền khi ông Tô Lâm trở thành Chủ tịch nước, tuy nhiên chưa nhận được ngay câu
trả lời.
Bộ
Công an là cơ quan được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao soạn thảo dự luật Biểu
tình từ năm 2011, tuy nhiên, dự luật từ lâu đã bị đóng băng và không nằm trong
chương trình nghị sự của Quốc hội khoá này.
Tiến
sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam, trong tin nhắn gửi RFA chiều
ngày 22/5 bày tỏ hy vọng trong cương vị mới, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ ủng hộ việc
thông qua và ban hành Luật Biểu tình và Luật về Hội.
Ông
Tô Lâm, 67 tuổi, phục vụ trong ngành an ninh trong 45 năm qua. Ông được bổ nhiệm
làm Thứ trưởng công an phụ trách an ninh năm 2010 và Bộ trưởng công an năm
2016.
Trong
thời gian ông làm bộ trưởng, tình trạng tra tấn bức cung vẫn thường xuyên xảy
ra cho dù Việt Nam phê chuẩn Công ước chống tra tấn (CAT) từ năm 2015. Nạn nhân
mới nhất là ông Vũ Minh Đức ở Đồng Nai, qua đời cuối tháng 3 vừa qua với nhiều
thương tích bị nghi là do đánh đập, chỉ 13 giờ sau khi bị đưa lên làm việc
trong đồn công an.
No comments:
Post a Comment