Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền
LHQ
Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Liên Hiệp quốc, Geneve
2024.05.10
Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định
kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm
ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại
phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền
Liên Hiệp Quốc.
Phiên
Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024 (UNTV)
Bản
báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5,
và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.
Trưởng
phái đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, Việt Nam sẽ
xem xét kỹ các khuyến nghị, và trả lời trước khóa họp thường kỳ lần thứ 57 của
Hồi đồng Nhân quyền LHQ vào tháng 9-10 năm 2024.
Đây
là con số khuyết nghị cao nhất trong bốn chu kỳ UPR của Việt Nam. Tại cuộc Kiểm
điểm Định kỳ Phổ quát chu kỳ 3 năm 2019, các quốc gia thành viên LHQ đã đưa ra
291 khuyến nghị. Việt Nam chấp nhận 241 khuyến nghị, nhưng bác bỏ 50 khuyến nghị,
cụ thể trong việc cải cách Bộ Luật Hình sự, trả tự do cho tù nhân lương
tâm, chấp nhận nền báo chí độc lập v.v... Trong Báo cáo quốc gia năm nay, Thứ
trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã thi hành 99.2% các khuyến nghị của UPR
năm 2019. Nhưng trong thực tế, theo giới quan sát tại LHQ, nhiều khuyến
nghị Việt Nam chấp nhận đã không được thi hành.
133
nước thành viên LHQ phát biểu và khuyến nghị tại cuộc Kiểm Điểm Định kỳ Phổ
quát lần thứ 4 hôm 7 tháng 5 chỉ được nói trong vòng 50 giây. Thời gian còn lại
đã dành cho Báo cáo của Việt Nam, và phản hồi từ các Bộ, ngành của phái đoàn Việt
Nam về các khuyến nghị đã được đề ra.
Để
tranh thủ thời gian, một số quốc gia đã đặt câu hỏi trước. Liên bang Cộng
hòa Đức hỏi rằng: “Có bao nhiêu người đã bị truy tố về các tội
danh “xâm phạm anh ninh quốc gia” theo điều 109, 117 và 331 Bộ luật Hình sự
trong kỳ báo cáo ? Có bao nhiêu người trong số này đã kháng án, và có bao nhiêu
người được thả ra như vô tội?” Thụy Điển muốn biết : “Việt
Nam đang làm thế nào để đảm bảo rằng xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ
có thể hoạt động đầy đủ và tự do mà không sợ bị trả thù?” ; Vương
quốc Anh quan tâm : “Việt Nam sẽ thực hiện những
bước nào để đảm bảo luật sư có thể hành nghề một cách tự do mà không sợ bị quấy
rối, đe dọa hay bắt giữ?” Hoa Kỳ lo âu về quyền lao động : “Khi
nào Việt Nam sẽ sửa đổi luật lao động để cho phép thành lập các công đoàn độc lập
?”
Vương
quốc Na Uy và Hoa
Kỳ thắc mắc về trường hợp các nhà bảo vệ môi trường bị bắt và xử án từ
hai năm đến năm (05) năm tù trong UPR chu kỳ 4 : “Chính phủ Việt Nam khẳng
định rằng các lãnh đạo NGO như Đặng Đình Bách, Hoàng Thị Minh Hồng và những người
khác không bị bắt vì họat động môi trường, mà vì trốn thuế, nên phải bị xử lý
như những người vi phạm pháp luật. Việt Nam giải thích thế nào về cách đối xử
và tuyên án khác nhau khi gần 99% số vụ trốn thuế không bị tạm giam và phạt tù
nặng nề ?” Phái đoàn Việt Nam không có trả lời cụ thể nào cho những
câu hỏi trên.
Tại
cuộc Kiểm Điểm Định kỳ Phổ quát, theo thể thức “bốc thăm”, Nhật bản là nước
phát biểu đầu tiên. Tiếp theo, một số nước Á Châu, đặc biệt là ASEAN, và một
nhóm các nước hay bảo bọc nhau, như Nga, Syria, Lybia, Iran, Iraq, Bắc Hàn,
Cuba tỏ ra "đoàn kết ” khen ngợi Việt Nam.
Ngoài
ra, nhiều thành viên LHQ bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về các vi phạm nhân quyền
trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Đa số các khuyến nghị xoáy vào các vấn nạn tự
do ngôn luận trực tuyến và ngọai tuyến, tự do tôn giáo, tự do hội họp, tự do lập
hội, việc đàn áp, sách nhiễu và bắt bớ tùy tiện các nhà báo, bloggers, các nhà
bảo vệ nhân quyền và môi trường.
Nhiều
nước yêu sách sửa đổi Luật An ninh Mạng, Luật Báo Chí, Luật Tôn giáo Tín ngưỡng,
v.v. để đảm bảo phù hợp với các Công ước LHQ mà Việt Nam tham gia ký kết. Hà
Lan, Thụy Sĩ, Anh quốc, Hoa kỳ, Đức và Bỉ đặc biệt
khuyến nghị Việt Nam sửa đổi những điều luật mơ hồ về “an ninh quốc gia” trong
bộ Luật Hình sự, như các điều 109, 117, 118 và 331.
Slovakia nêu lên quan ngại về
những vi phạm tự do báo chí, điều kiện giam giữ khắc nghiệt của các nhà bảo vệ
nhân quyền, và sự kiện thiếu tính độc lập của tư pháp.
“Chúng
tôi lo ngại về sự suy giảm các quyền tự do cơ bản, thu hẹp không gian của các tổ
chức xã hội dân sự, và hình sự hóa các sinh họat của những ai phê phán chính
quyền. Chúng tôi kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các nhà bảo vệ nhân quyền, và cải
thiện những điều kiện giam giữ cho phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.”
Ireland “lấy làm tiếc
việc tiếp tục giam giữ các nhà bảo vệ nhân quyền, nhà báo, nhà hoạt động tôn
giáo và môi trường” và khuyến nghị Việt Nam “bãi bỏ các quy định
pháp luật hạn chế quyền tự do ngôn luận và hội họp”. Nước Áo lo
ngại “về những hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận cũng như về
số lượng các vụ bắt giữ và kết án ngày càng tăng đối với các nhà hoạt động, nhà
báo và blogger”. Tiếp theo, Thụy sĩ cũng kêu gọi
Việt Nam “trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ hoặc bỏ tù vì thực
hiện các quyền tự do ngôn luận, lập hội hoặc hội họp”.
Lithuania và một số nước
khác quan tâm về sự hạn chế và kiểm soát Internet. “Chúng tôi ghi nhận
những thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy khả năng tiếp cận Internet và
mạng di động. Tuy nhiên, việc kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông độc
lập và quyền tự do ngôn luận trong không gian kỹ thuật số đang gây lo ngại sâu
sắc. Chúng tôi đề nghị Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà báo và xã hội
dân sự độc lập được tự do thực hiện các quyền tự do quan điểm, biểu đạt, lập hội
và hội họp ôn hòa mà không có sự can thiệp và hạn chế của nhà nước.”
Quan
tâm về các vi phạm tự do tôn giáo, Hoa kỳ đòi hỏi “Việt
Nam chấm dứt ngay việc ép buộc từ bỏ đức tin của các nhóm tôn giáo không được
đăng ký và sửa đổi Luật Tôn giáo, Tín Ngưỡng năm 2016 để phù hợp với các các
nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam”. Đan Mạch yêu cầu sửa đổi
Luật Tôn giáo, Tín ngưỡng để cho phép tất cả các tổ chức tôn giáo độc lập được
tự do thực hành tôn giáo của mình phù hợp với Điều 18 của Công Ước Quốc tế về
các Quyền Dân Sự và Chính tri (ICCPR) của LHQ. Costa Rica kêu
gọi Việt Nam tôn trọng quyền tự do tôn giáo của các sắc tộc thiểu số “đặc
biệt người Thượng theo Tin Lành ở Tây Nguyên, hay người Khmer Krom theo Phật
giáo ở Miền Nam Việt Nam.”
Canada,
Bỉ, Hoa Kỳ, Đức và Lebanon yêu
cầu Việt Nam cải thiện quyền lao động, thông qua luật về quyền định công, và
phê chuẩn Công ước 87 của ILO về quyền tự do hiệp hội và quyền tổ chức như đã hứa
khi ký kết Hiệp định Mẫu dịch Tự do Liên Âu -Việt Nam (EVFTA), và đảm bảo việc
thực hiện Công ước này.
Rất
nhiều quốc gia thành viên LHQ quan ngại về sự kiện không gian xã hội dân sự tại
Việt nam càng ngày bị thu hẹp. Hà Lan “lo ngại về không
gian dân sự bị thu hẹp và sự xâm phạm các quyền tự do cơ bản” và
khuyên nghị Việt Nam “ đảm bảo sự tham gia hiệu quả và toàn diện,
không gây ra bất kỳ hậu quả nào, của các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức phi
chính phủ và cộng đồng trong quá trình hoạch định chính sách ở cấp quốc gia, cấp
tỉnh, địa phương, kể cả về các vấn đề môi trường.”
Cùng
quan điểm, Vương quốc Na Uy “quan ngại về việc thu hẹp
không gian dân sự và những hạn chế đối với các tổ chức xã hội, nhà báo và người
bảo vệ nhân quyền” và khuyến nghị Việt Nam “chấm dứt tình trạng
bắt giữ tùy tiện các nhà bảo vệ nhân quyền, những người bất đồng chính kiến và
nhà báo, và
đảm bảo rằng các tổ chức xã hội được tham gia
đầy đủ và không có nguy cơ gây ra hậu quả trong quá trình Chuyển đổi xanh.”
Đan
Mạch yêu
cầu Việt Nam “sửa đổi Nghị định 80 và Quyết định 06/2020/QĐ-TTg đang trực tiếp
cản trở hoạt động của các tổ chức phi chính phủ để phù hợp với Điều 19 và 22 của
Công ước ICCPR mà Việt Nam đã tham gia ký kết”. Vương quốc Anh còn
yêu sách Việt Nam “làm rõ nghĩa vụ pháp lý và tài chính của các tổ chức
phi chính phủ trong nước và quốc tế khi nhận tài trợ dưới mọi hình thức”
Trước
sự im lặng của phái đoàn Việt Nam về các khuyến nghị nói trên, thứ trưởng Đỗ
Hùng Việt cầm micro phản bác “cái gọi là thu hẹp không gian xã hội dân
sự tại Việt Nam”. Ông nói: “Chúng tôi không cùng quan điểm
trên vấn đề này. Chúng tôi luôn hoan nghênh những lời chỉ trích mang tính xây dựng,
nhưng chúng tôi không tha thứ cho việc lan truyền thông tin sai lệch hoặc kích
động có thể gây bất ổn hoặc xâm phạm an ninh quốc gia của chúng tôi.”
Thứ
trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt tại phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ
quát ở LHQ hôm 7/5/2024. Hình: UNTV
Một
vấn đề khác được các quốc gia quan tâm là việc thi hành án tử hình tại Việt
Nam. Các nước như Lithuania, Lichtenstein, Thụy Sĩ, Tân Tây Lan, Na Uy,
Portugal, Anh, Thụy Điển, Bỉ, Áo, Australia v.v. yêu sách Việt Nam hủy bỏ án tử
hình, và công bố công khai số liệu về các án tử hình, người bị hành quyết, và
người tử tù đang chờ bị hành quyết.
Các
nước Montenegro, Kazachstan, Mongolia, Niger, Slovenia, Thụy Điển Tunisia,
Azerbaijan, Bỉ, Tiệp, v.v. khuyến nghị Việt Nam mời các Báo cáo viên LHQ về điều
tra tại Việt Nam. Trong chu kỳ 4 của UPR, chỉ có một Báo cáo viên về Phát triển
đã được mời về. Các Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do ngôn luận, về tình trạng của
Người Bảo vệ nhân quyền đã nộp đơn xin từ mấy năm qua, nhưng chưa được Việt Nam
đáp ứng.
Sau
các phát biểu và khuyến cáo của các quốc gia thành viên LHQ, một số quan chức
trong phái đoàn Việt Nam đã trực tiếp trả lời một số câu chất vấn bằng tiếng Việt.
Ông
Đinh Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục thông tin đối ngọai của Bộ Thông tin và Truyền
thông, trả lời 16 khuyến nghị của các thành viên LHQ về tự do báo chí :
“Đảm
bảo Quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông
tin cho mọi người dân là một chính sách nhất quán của nhà nước Việt Nam từ trước
đến nay. Nhưng, Việt Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn thách thức hơn so với
chu kỳ 3. Trước thực tế đó, Việt Nam đã và đang nỗ lực triển khai các biện pháp
nhằm đảm bảo quyền tự do biểu đạt, và ngăn chặn đấu tranh với các hành vi lợi dụng
từ do biểu đạt để xâm phạm tự do của người khác và môi trường thông tin mạng.”
Đại
tá Nguyễn thị Thanh Hương, Trưởng phòng Chuyên đề nhân quyền, Cục đối ngoại, Bộ
Công An bác bỏ bình luận của nhiều nước rằng quyền tự do biểu tình, tập họp ôn
hòa không được pháp luật bảo vệ tại Việt Nam :
“Việt
Nam ghi nhận và tôn trọng quyền tự do lập hội, hội hợp hòa bình của công dân.
Việc thực hiện các quyền này phải tôn trọng quyền và lợi ích của cộng đồng, và
có thể bị hạn chế trong một số trường hợp cần thiết. Mặc dù chưa ban hành luật
biểu tình, Việt Nam đã tạo điều kiện cho người dân diễu hành mít ting đông người
tuân thủ theo Nghị định 38/2005. ”
Điều
mà Đại tá không nói, là chính Nghị Định 38/2005 hạn chế quyền biểu tình, hội họp,
và cấm đoán mọi cuộc tụ tập trên năm người khi chưa được chính quyền cho phép.
----------------
Tin,
bài liên quan
THỜI
SỰ
Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần
chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống
UPR Vietnam 2019 : Nhân quyền vẫn còn
tồi tệ
Phỏng vấn Đại diện Liên đoàn Quốc tế
Nhân quyền tại LHQ về Tiền Hội nghị UPR ở Genève
Nhiều người Việt tham gia biểu tình phản
đối Trung Quốc trước Liên Hiệp Quốc
===============================
Mỹ, Anh nêu vấn đề nhân quyền
Việt Nam tại LHQ
VOA Tiếng Việt
10/05/2024
https://www.voatiengviet.com/a/7604995.html
Mỹ, Anh bày tỏ lo ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền
tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi
các điều luật “tuyên truyền chống nhà nước” và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ.”
No comments:
Post a Comment