EuroCham:
Các công ty châu Âu đang bất mãn với Trung Quốc
10/05/2024
https://www.voatiengviet.com/a/eurocham-cac-cong-ty-chau-au-dang-bat-man-voi-trung-quoc/7605594.html
Số
lượng các công ty châu Âu xếp Trung Quốc là điểm đến đầu tư hàng đầu đang tụt
xuống mức thấp kỷ lục, Reuters dẫn thông tin từ một nhóm vận động hành lang
kinh doanh châu Âu cho biết hôm 10/5, cảnh báo rằng có thể phải mất nhiều năm mới
có thể khôi phục niềm tin vào nền kinh tế số 2 thế giới này.
https://gdb.voanews.com/509eabd7-eec5-4e49-ae88-093982eea935_cx0_cy10_cw0_w1023_r1_s.jpg
China
EU Trade
Phòng
Thương mại Châu Âu (EuroCham) tại Trung Quốc cho biết trong ấn bản khảo sát niềm
tin doanh nghiệp mới nhất rằng triển vọng kinh doanh ở Trung Quốc cũng ở mức thấp
nhất trong lịch sử 20 năm qua, với hơn 1/4 số người được hỏi thất vọng về tiềm
năng tăng trưởng hiện tại của họ và 44% bi quan về triển vọng trong tương lai.
Trong
bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với những cơn gió ngược và Chủ
tịch Tập Cận Bình kêu gọi tự lực cánh sinh cũng như yêu cầu các quan chức tiếp
tục mô hình phát triển tập trung vào sản xuất được thúc đẩy từ việc vay nợ bất
chấp sự phản đối từ phương Tây, các công ty nước ngoài đang cảm thấy ít được
chào đón hơn trước.
Chủ
tịch Ủy ban châu Âu (EU) Ursula von der Leyen và Tổng thống Pháp Emmanuel
Macron hôm 6/5 kêu gọi ông Tập hãy đảm bảo thương mại cân bằng hơn với châu Âu,
nhưng nhà lãnh đạo Trung Quốc tỏ rất ít dấu hiệu cho thấy ông sẵn sàng đưa ra
những nhượng bộ lớn khi ở Paris.
Các
công ty BASF, Maersk, Siemens và Volkswagen nằm trong số các thành viên của
EuroCham.
Hiện
chỉ còn 13% các doanh nghiệp cho biết họ coi Trung Quốc là điểm đến đầu tư hàng
đầu, so với năm 2013 là 16% và thấp hơn nhiều so với thời kỳ đại dịch, khi
chính sách “Zero-Covid-19” nghiêm ngặt của Bắc Kinh chứng kiến con số đó giảm từ
20% xuống còn 17% vào năm 2019, 19% vào năm 2020, 27% vào năm 2021 và 21% vào
năm 2022, năm mà các biện pháp hạn chế cuối cùng đã được dỡ bỏ.
“Việc
dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát đại dịch ban đầu mang lại cho các công ty cảm
giác lạc quan”, EuroCham cho biết. “Tuy nhiên, không lâu sau chúng tôi đã thấy
rõ là không có sự phục hồi nhanh chóng”.
“Các
vấn đề mang tính hệ thống ăn sâu hơn của Trung Quốc - bao gồm nhu cầu trì trệ,
nợ chính phủ cao và những thách thức liên tục trong ngành bất động sản - sẽ tiếp
tục ảnh hưởng đến triển vọng của cả các công ty trong và ngoài nước”, cơ quan
này cho biết thêm.
Các
nhà phân tích cho rằng đại dịch và cuộc khủng hoảng bất động sản đã đặt ra những
giới hạn cho mô hình phát triển của Trung Quốc. Và do sự mất cân bằng giữa đầu
tư và tiêu dùng của Trung Quốc còn lớn hơn Nhật Bản vào những năm 1980 - trước
khi xảy ra ‘thập kỷ mất mát’ nổi tiếng của Nhật - nền kinh tế Trung Quốc có
nguy cơ chậm lại đến mức có cảm giác như đang suy thoái.
EuroCham
cho biết, các công ty châu Âu đang cảm thấy làm ăn khó khăn, với số lượng công
ty báo cáo doanh thu tăng cũng ở mức thấp kỷ lục. Đồng thời, gần 40% số người
được hỏi cho biết nền kinh tế ốm yếu của Trung Quốc là thách thức kinh doanh lớn
nhất của họ.
“Các
công ty đang tiếp tục chuyển các khoản đầu tư ban đầu được lên kế hoạch cho
Trung Quốc sang các thị trường thay thế được cho là dễ dự đoán, đáng tin cậy và
minh bạch hơn”, EuroCham cho biết.
“Vì
các quyết định đầu tư được thực hiện theo chu kỳ và không được xem nhẹ nên việc
đảo ngược chúng sẽ không thể thực hiện được trong một sớm một chiều”.
No comments:
Post a Comment