Ai có thể làm Bộ
trưởng Công an nếu ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới?
BBC News Tiếng Việt
14
tháng 5 2024, 17:17 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c84zz1v9eq2o
Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến sẽ họp trong tuần này để chọn
ra các chức danh chủ chốt của Đảng và nhà nước, trước khi Quốc hội bầu, phê chuẩn
tại cuộc họp thường kỳ sẽ khai mạc vào ngày 20/5.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/e58b/live/f97ae680-11c7-11ef-82e8-cd354766a224.png
Bộ
trưởng Bộ Công an Tô Lâm
Như BBC đã phân
tích, bốn nhân vật trong Bộ Chính trị hội tụ đủ tiêu chuẩn theo Quy định
của Bộ Chính trị, Hiến pháp và luật để vào "Tứ Trụ" là ông Nguyễn Phú
Trọng, ông Phạm Minh chính, ông Tô Lâm và bà Trương Thị Mai
Tuy
nhiên, xét sức khỏe của ông Trọng thì ông khó có thể kiêm thêm chức chủ tịch nước,
điều mà ông từng làm sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vào năm 2018.
Còn
vị trí thủ tướng của ông Chính là vị trí điều hành các hoạt động chính trị,
kinh tế, xã hội của đất nước, nếu thay đổi sẽ gây ra nhiều xáo trộn.
Vì
thế, xét theo quy định, chỉ còn ông Tô Lâm và bà Trương Thị Mai có thể đua vào
"Tứ Trụ", nếu không xét các trường hợp đặc biệt (vì các chức danh
"Tứ Trụ" theo quy định có thể được Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem
xét ngoại lệ).
Hiện
nay, theo các thông tin mà BBC nhận được, khả năng cao bà Trương Thị Mai sẽ
không tiếp tục làm thường trực Ban Bí thư nữa, còn ông Tô Lâm sẽ được Đảng giới
thiệu làm chủ tịch nước.
Bà
Mai hiện là Thường trực Ban Bí thư, nếu bà không giữ chức vụ này nữa thì Đảng sẽ
phải tìm người thay thế. Đây là vấn đề nhân sự của Đảng.
Với
vị trí bộ trưởng Bộ Công an, nếu ông Tô Lâm vào "Tứ Trụ" thì sẽ phải
có người thay thế ông. Đây là vấn đề nhân sự của Đảng và nhà nước, theo cơ chế
Đảng quyết, Chính phủ đề xuất và Quốc hội phê chuẩn.
Trong
Bộ Chính trị, ai có thể thay ông Tô Lâm?
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/2cb4/live/eee37bd0-11c5-11ef-bee9-6125e244a4cd.png
Nếu
ông Tô Lâm vào "Tứ Trụ", ai có khả năng thay thế ông?
Quy
định 214-QĐ/TW năm 2020 của Bộ Chính trị quy định khung tiêu chuẩn chức danh
cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý
bao gồm chức danh bộ trưởng.
Theo
đó, cán bộ phải "bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính
trị, Ban Bí thư hoặc Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương".
Điều
này có nghĩa: bộ trưởng Bộ Công an có thể là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban
Bí thư hoặc ủy viên Trung ương Đảng.
Xét
các đời bộ trưởng Bộ Công an từ sau 1975 tới nay thì có một đặc thù là tất cả
những nhân vật này đều đã được bầu vào Bộ Chính trị trước, rồi sau đó mới lên
làm bộ trưởng Bộ Công an.
Bộ
trưởng Bộ Công an là chức danh quyền lực, nếu không có chân trong Bộ Chính trị
thì cũng sẽ không thể tham gia các cuộc họp vốn đưa ra những quyết định trọng đại
đối với nội bộ của Đảng và của đất nước. Bên cạnh đó, ngành công an được coi là
lĩnh vực trọng yếu nên việc bộ trưởng Bộ Công an phải có chân trong Bộ Chính trị
để thực hiện các nhiệm vụ an ninh quốc gia.
Ngoài
ra, theo thống kê của BBC, các đời bộ trưởng Bộ Công an cũng có truyền thống là
đại biểu Quốc hội.
Như
vậy, nếu xét tính đặc thù và truyền thống thì người có thể thay thế ông Tô Lâm
có thể là một trong các ủy viên Bộ Chính trị và là đại biểu Quốc hội.
Trong
Bộ Chính trị khóa 13, ngoài ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính thì còn có một số
ủy viên khác có xuất thân từ ngành công an, gồm: ông Phan Đình Trạc, cựu Giám đốc
Công an Nghệ An; ông Nguyễn Hòa Bình, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội
phạm tham nhũng thuộc Bộ Công an và ông Nguyễn Văn Nên - người từng là cán bộ
công an cấp huyện.
Ông
Nên không phải là đại biểu Quốc hội, nên khả năng nghiêng về ông Trạc và ông
Bình.
·
Trung ương Đảng
sắp họp: bố trí nhân sự cho 'Tứ Trụ'?
·
Ông Lê Thanh Hải
bị báo Đảng gọi tên: Tại sao và có ý nghĩa gì?
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/cdaf/live/f5c96550-11c9-11ef-bee9-6125e244a4cd.png
Từ
trái qua: ông Nguyễn Hòa Bình, ông Phan Đình Trạc và ông Trần Cẩm Tú
Ông
Phan Đình Trạc, sinh năm 1958, quê ở Nghệ An, từng làm giám đốc Công an tỉnh
Nghệ An, với cấp hàm đại tá. Ông cũng có chân trong Ban Bí thư và hiện là Trưởng
Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về
Phòng, chống tham nhũng.
Ông
Trạc cũng là Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung
ương, Ủy viên Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.
Một
số ý kiến cho rằng nếu ông Tô Lâm vào “Tứ Trụ", khả năng cao ông Trạc sẽ
là người thay thế ở vị trí Bộ trưởng Bộ Công an. Nếu ông Trạc vào vị trí bộ trưởng
Công an, dự kiến chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục
"nóng".
Ông
Nguyễn Hòa Bình sinh năm 1958, quê ở Quảng Ngãi. Hiện ông giữ chức Chánh án Tòa
án Nhân dân Tối cao. Ông tốt nghiệp trường Đại học An ninh Nhân dân và từng
kinh qua các chức vụ trong Bộ Công an từ năm 1992 đến năm 2008.
Trong
thời gian này, ông Bình làm Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát kiêm Cục trưởng
Cục Cảnh sát điều tra án tham nhũng. Ông cũng là Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh
sát điều tra Bộ Công an và mang hàm thiếu tướng.
Cả
hai ông Trạc và ông Bình đều sẽ quá 65 tuổi vào Đại hội Đảng 14 - dự kiến diễn
ra vào tháng 1/2026.
VIDEO
: https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c84zz1v9eq2o
"ÔNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ MẤT CHỨC: CHIẾN DỊCH
‘ĐỐT LÒ’ CỦA ÔNG TRỌNG THẤT BẠI?"
Tuy
nhiên, xét tiền lệ trước đó là Đại tướng Lê Hồng Anh thì Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm
tra Trung ương Trần Cẩm Tú cũng có thể là ứng cử viên thay ông Tô Lâm.
Trước
khi giữ chức bộ trưởng Bộ Công an, ông Lê Hồng Anh không hoạt động trong ngành
công an mà làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ông
Trần Cẩm Tú sinh năm 1961 và có lợi thế về tuổi tác khi là một trong ba ủy viên
Bộ Chính trị sẽ chưa quá 65 tuổi vào thời điểm Đại hội 14. Ông cũng là người có
chân trong Ban Bí thư.
Ông
Trần Cẩm Tú quê ở Hà Tĩnh. Ông là ủy viên Trung ương Đảng khóa 11,12 và 13.
Tháng 5/2018, ông được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa 12 và
được bầu bổ sung vào Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 12.
Tới
năm 2021, ông Tú vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tiếp tục giữ chức Chủ nhiệm Ủy
ban Kiểm tra Trung ương. Với cương vị này, ông Tú là người ký các đề nghị kỷ luật
các đảng viên thuộc diện Trung ương Đảng quản lý.
Các
trường hợp cấp cao bị "xử lý" từ đầu năm 2024 tới nay là các ủy viên
Bộ Chính trị, gồm ông Vương Đình Huệ, ông Võ Văn Thưởng và ông Trần Tuấn Anh, đều
xuất phát từ báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Còn
ai có cơ hội?
Một
kịch bản có thể tính đến là các thứ trưởng Bộ Công an hiện tại có thể làm quyền
Bộ trưởng Bộ Công an nếu ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới.
Bộ
Công an hiện có sáu thứ trưởng gồm: ba thượng tướng là Trần Quốc Tỏ, Lương Tam
Quang, Nguyễn Duy Ngọc; ba trung tướng là Lê Quốc Hùng, Nguyễn Văn Long và Lê
Văn Tuyến.
Ở
đây, nếu xét theo cấp bậc hàm thì ba thượng tướng nói trên "có suất"
hơn.
Cả
ba thượng thướng đều là ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, vì thế xét theo Quy định
214, cả ba ông đều đủ tiêu chuẩn. Một điều cần lưu ý, ông Quang và ông Ngọc đều
không phải là đại biểu Quốc hội khóa 15.
Thượng
tướng Trần Quốc Tỏ sinh năm 1962, quê ở Ninh Bình, ông là ủy viên Trung ương Đảng
hai khóa 12, 13 và là đại biểu Quốc hội khóa 14, 15.
Ông
Tỏ thành thứ trưởng Bộ Công an từ tháng 5/2020. Đến tháng 1/2022, ông được Chủ
tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăng cấp bậc hàm từ trung tướng lên thượng tướng,
cùng thời điểm với Thượng tướng Lương Tam Quang.
Ông
Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Thứ trưởng Bộ Công an. Ông
Quang sinh năm 1965, quê quán tỉnh Hưng Yên, là đồng hương của Đại tướng Tô
lâm.
Ông
Quang trở thành Thứ trưởng Bộ Công an vào tháng 8/2019. Tới tháng 5/2020, ông
Quang kiêm chức Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.
Tháng
1/2022, ông Quang được thăng hàm thượng tướng.
Ông
Quang được dự đoán là sẽ làm quyền Bộ trưởng Bộ Công an, trong trường hợp ông
Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/45eb/live/b2137e70-11cb-11ef-b9d8-4f52aebe147d.png
Từ
trái qua: Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thượng tướng Lương Tam Quang, Thượng tướng
Nguyễn Duy Ngọc
Người
cuối cùng mang quân hàm thượng tướng là ông Nguyễn Duy Ngọc. Ông Ngọc sinh năm
1964, quê cũng ở tỉnh Hưng Yên. Trước khi trở thành Thứ trưởng Bộ Công an vào
tháng 8/2019, ông Ngọc là Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham
nhũng, kinh tế, buôn lậu.
Ông
Ngọc được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăng hàm Thượng tướng vào tháng 12/2023.
Khi là phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, ông Ngọc là người ký ban hành kết
luận điều tra và đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng.
Tuy
nhiên, như chúng tôi đã phân tích, với tính đặc thù của chức vụ bộ trưởng Bộ
Công an phải là ủy viên Bộ Chính trị thì nếu một trong ba vị thượng tướng trên
chính thức đảm nhận chức vụ này, họ phải được bầu vào Bộ Chính trị.
Hiện
chưa hết khóa 13 nên ông Nguyễn Duy Ngọc và ông Lương Tam Quang chưa đủ tiêu
chuẩn để được vào Bộ Chính trị, chiếu theo Quy định 214. Quy định này nêu rõ
yêu cầu để thành ủy viên Bộ Chính trị thì phải là ủy viên chính thức Ban Chấp
hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên.
Như
vậy, chỉ có ông Tỏ thỏa mãn điều kiện vì ông đã là ủy viên Trung ương Đảng hơn
một khóa, còn ông Ngọc và ông Quang thì chưa làm trọn một nhiệm kỳ.
Do
đó, ông Tỏ, ông Quang và ông Ngọc có khả năng sẽ chỉ làm quyền Bộ trưởng Bộ
Công an cho tới khi Đảng bầu bổ sung các ủy viên Bộ Chính trị, vốn đã bị hao hụt
tới 5 người từ đầu khóa 13 đến nay.
Còn
trong trường hợp bắt buộc phải vào Bộ Chính trị trước rồi mới làm Bộ trưởng
Công an, thì ông Tỏ có lợi thế. Ông đã đủ tiêu chuẩn để được bầu vào Bộ Chính
trị.
Với
quy trình chọn lãnh đạo của Việt Nam – Đảng quyết trước rồi mới đến Quốc hội
làm thủ tục bầu, phê chuẩn, dự kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ họp vào
ngày 16-18/5 để chọn nhân sự trước khi Quốc hội có cuộc họp thường kỳ thứ 7,
khai mạc vào 20/5.
----------------------
Tin
liên quan
·
Trung ương Đảng sắp
họp: bố trí nhân sự cho 'Tứ Trụ'?
13
tháng 5 năm 2024
·
Họp Quốc hội: Bầu
chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội cho đủ ‘Tứ Trụ’?
9
tháng 5 năm 2024
·
Chính trị Việt Nam
xáo động, tại sao Trung Quốc được nhắc tới?
12 tháng 5 năm 2024
No comments:
Post a Comment