Friday, March 1, 2024

CUỘC PHỎNG VẤN về NGÀY KHÔNG CỘNG SẢN CỦA NGUYỄN CHÍ TUYẾN (Sài Gòn Nhỏ)

 



Cuộc phỏng vấn về ngày không cộng sản của Nguyễn Chí Tuyến

SGN 

1 tháng 3, 2024

https://saigonnhonews.com/thoi-su/thay-gi-tren-mang/cuoc-phong-van-ve-ngay-khong-cong-san-cua-nguyen-chi-tuyen/

 

LTS: Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến vừa bị công an Hà Nội giải đi vào ngày 29 Tháng Hai 2024, làm cho những người có tiếng nói bất đồng ở Việt Nam cùng hiểu, đây là đoạn cuối của những cuộc phản kháng hay lên tiếng công khai, vì chế độ cộng sản độc tài đang quét sạch mọi tình huống có thể bẻ gãy luận điệu tuyên truyền, dối trá mị dân trước kỳ kiểm định nhân quyền UPR 2024. 

 

Nguyễn Chí Tuyến là một nhà hoạt động kiên định, nhiệt thành ở Hà Nội, nhưng không phải ai cũng rõ về ông. Bài phỏng vấn của tạp chí Mekong Review với ông Tuyến, có thể giới thiệu rõ nét về ông, và một thế hệ người Việt lớn lên trong nước, hiểu và hành động cho một tương lai không còn cộng sản.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/03/428686053_1443159566283163_3568999297329600351_n.jpg

Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến

 

Nguyễn Chí Tuyến mặc một chiếc áo mưa choàng khi anh chỉ ra những điểm gần nhà ông ta nơi mật vụ thường ngồi canh. Ở đây, trong con hẻm dẫn đến con đường chính, và họ có thể ngăn cản anh rời khỏi khi họ muốn. Một điểm canh khác gần bức tường ngay ngoài cửa trước của nhà anh ở. Họ mệt mỏi khi cứ phải nhìn chằm chằm vào căn nhà của anh, và vỗ vỗ vào những chiếc xe máy của mình với những giọt mồ hôi dưới ánh mặt trời.

 

Mặc dù khu phố này ở phía đông của sông Hồng của Hà Nội, chỉ cách khu phố cổ đông đúc 15 phút lái xe, nhưng có một cảm giác như khu vực ngoại thành. Một người hàng xóm có một khu vườn rau dọc theo con hẻm nhỏ cùng ngõ với Tuyến. Cạnh đó là một căn nhà hoang.

 

Ngôi nhà đã tồn tại trong nhiều năm. Hàng rào gỗ dẫn tới các bức tường bên trong. Ngôi nhà chưa hoàn thiện này là nơi mật vụ trú ngụ khi theo dõi anh Tuyến trong thời gian 3 tháng của năm 2012-2013. Vài năm trước đó, từ năm 2011, anh đã tham gia biểu tình và chỉ trích chính phủ Việt Nam bằng những bài viết trên Facebook dưới bút danh Anh Chí.

 

Mật vụ nằm và ngồi trên những ghế xếp và bàn. Họ kéo đến từ 4 hoặc 5 h sáng khi mặt trời còn chưa xuất hiện, ngồi uống trà và chờ đợi anh đi làm hoặc tiếp khách, những vị khách được mật vụ ghi lại cẩn thận. Hàng xóm nhìn thấy họ nhưng không hỏi gì. Đôi khi, những viên mật vụ nghe nhạc từ điện thoại, và anh có thể nghe thấy tiếng nhạc phát ra từ đám mật vụ. Khi lên giường đi ngủ, anh chỉ cách những viên mật vụ này khoảng 15m.

 

“Vào ban đêm, họ nằm ở đó, và thậm chí tôi có thể nghe thấy tiếng động khi họ trở mình,” anh nhớ lại.

 

Vào chiều mưa của một ngày giữa tuần trong tháng Chín, không có mật vụ nào trong khu phố. Anh đoán rằng chính quyền địa phương đã nhận ra rằng giám sát suốt ngày đêm là không hiệu quả. Tuy nhiên, đây là những ngày căng thẳng đối với một người cha bốn mươi ba tuổi của hai đứa con và những người hoạt động như anh. Chính phủ đang tiến hành chiến dịch đàn áp giới bất đồng chính kiến trên quy mô chưa từng thấy trong nhiều năm. Ít nhất 11 nhà bất đồng chính kiến – bao gồm cả blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – đã bị bắt, buộc tội hoặc bỏ tù vào mùa hè này, theo báo Guardian, và một người khác bị trục xuất sang Pháp. Tổ chức Human Rights Watch gọi đó là “nỗ lực tột cùng để đàn áp những người chỉ trích trực tuyến vào năm 2017.”

 

Anh Chí, một giáo viên dạy tiếng Việt cho người ngoại quốc, biên tập viên và phiên dịch, biết rằng anh có thể bị bắt và bỏ tù bất cứ lúc nào. Các bài viết trên Facebook của anh, được chia sẻ với hơn 40.000 người theo dõi, thường chỉ trích Đảng Cộng sản. Trong một bài viết gần đây, anh đề nghị các bạn trên mạng xã hội chỉ giúp anh về bất cứ điều gì tốt lành mà đảng cầm quyền có thể mang lại cho Việt Nam, bởi vì một nhà báo nước ngoài đã hỏi anh và anh không có câu trả lời. Anh đã tích cực vào nhiều cuộc biểu tình vào năm 2015 và cuối cùng chiến dịch biểu tình đã buộc chính quyền Hà Nội dừng kế hoạch chặt gần 7.000 cây cổ thụ ở thủ đô, và nhiều cuộc xuống đường trong suốt năm 2016 để phản đối việc Công ty sản xuất thép Formosa của Đài Loan gây ô nhiễm môi trường ở ven biển miền Trung.

 

Anh Chí cũng là một thành viên sáng lập của No-U FC, một câu lạc bộ bóng đá được thành lập sau những cuộc phản kháng mùa hè năm 2011 chống lại sự xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông. Vào thời điểm đó, những người bất đồng chính kiến ở Hà Nội cố gắng tập trung vào các ngày chủ nhật tại các quán cà phê, nhưng cảnh sát luôn luôn đến để giải tán các nhóm có từ hai người trở lên. Trong một nhóm sinh hoạt bí mật trên Facebook của những người biểu tình, một người đã đưa ra ý tưởng thành lập một đội bóng.

 

“Khi bạn chơi bóng, bạn có thể giơ một biểu ngữ như “Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam,” Anh Chí nhớ lại câu nói của nhóm sáu năm trước. “Và chúng tôi đồng ý, và thảo luận làm thế nào chúng tô có thể hình thành nó. Chúng tôi thành lập đội bóng của riêng mình, No-U FC, và bây giờ chúng tôi vẫn gặp mặt và chơi bóng mỗi chiều chủ nhật, và theo cách đó chúng tôi có thể giữ liên lạc với mọi người.”

 

.

-Cảnh sát có đến sân bóng đá của các bạn không?

 

-Có, rất nhiều lần chúng tôi đã phải chơi một trò chơi với họ, giống như trò chơi mèo vờn chuột. Họ theo dõi mọi trận đấu, và nếu họ phát hiện ra chúng tôi chơi ở đâu, họ sẽ gây sức ép lên chủ sân cỏ. Họ in ra những bức ảnh của chúng tôi và gửi chúng cho mọi chủ sân bóng và họ nói, “Khi những người đàn ông này liên lạc với anh thì không cho họ thuê sân. Nếu anh để chúng chơi trên sân của anh, chúng tôi sẽ trừng phạt anh.”

 

“Đôi khi công an đưa một số cảnh sát mặc cảnh phục và quần áo dân sự và can thiệp bằng cách đứng trên sân bóng. Chỉ cần đứng trên sân. Bây giờ là thời điểm khó khăn cho đội của chúng tôi, vì vậy chúng tôi phải giữ bí mật về địa điểm mà chúng tôi chơi. Chúng tôi phải tập trung tại quán cà phê một hoặc hai giờ trước khi trận đấu bắt đầu để chúng tôi có đủ số thành viên để thành lập hai đội và chúng tôi khẩn trương đến sân để chơi. Kể cả khi cảnh sát theo dõi chúng tôi, chúng tôi vẫn có thời gian chơi mười hoặc mười lăm phút hoặc thậm chí nửa giờ, và đó là đủ cho chúng tôi, và sau đó [nếu cần] chúng tôi sẽ tranh cãi với họ.”

 

.

-Bạn có bao giờ giao tiếp với những mật vụ theo bạn trên sân bóng đá?

 

Gần đây, trong một quán bia hơi, một sỹ quan an ninh nói, “Xin chào, xin mời ngồi xuống đây, tôi mời anh uống một ly bia.” Người này nói tiếp “Tôi ngưỡng mộ công việc của anh. Tôi tôn trọng anh.” Và rồi viên sỹ quan này giới thiệu tôi với bạn bè của anh ta. Anh ta nói “Đây là Nguyễn Chí Tuyến, anh ấy rất nổi tiếng! Anh ấy nổi tiếng ở Việt Nam!” Tôi nhìn thẳng vào mắt anh ta và tôi nghĩ đó là sự thật chứ không chỉ là những lời nói. Và tôi biết một số người ủng hộ tôi. Hoặc ít nhất họ không xem tôi là kẻ thù vì họ biết tôi đã hy sinh sức lực của tôi, thời gian của tôi để làm việc, không vì lợi ích của riêng tôi, mà cho cả đất nước.

 

.

-Bạn có tài khoản công khai trên Facebook và Twitter. Bạn có nghĩ rằng bạn có thể làm được những việc mà bạn đang làm mà không có phương tiện truyền thông xã hội?

 

Phương tiện truyền thông xã hội là một công cụ rất quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi chỉ có công cụ này để thể hiện ý kiến của chúng tôi, trao đổi ý tưởng, kết nối với nhau … Sẽ là một thách thức lớn đối với chúng tôi nếu không có truyền thông xã hội.

 

Bây giờ chúng tôi có thể phát live stream trên Facebook và mang lại tin tức cho tất cả mọi người, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới. Điều này ngăn cản [chính quyền] lạm dụng quyền lực của họ. Với live stream, chúng tôi có thể ghi lại các tội ác của họ.Vì vậy, họ sợ hãi. Ví dụ, họ luôn sợ nếu một trong số chúng tôi chụp ảnh [cảnh sát] theo dõi chúng tôi hoặc đánh người và đăng lên Facebook. Thế hệ các nhà hoạt động cũ không có phương tiện truyền thông xã hội, vì vậy họ đã bị đàn áp một cách dễ dàng mà dân chúng không được biết. Nhưng bây giờ … Việt Nam không còn là một hòn đảo cô lập nữa.

 

.

Tháng Năm năm 2015, Chí Tuyến đi xe máy về nhà sau khi đưa con đi học tại trường. Một chiếc xe máy chở ba người đàn ông phóng tới, đột ngột dừng lại trước mặt anh. Một chiếc xe thứ hai có hai người đàn ông. Năm người đàn ông đánh Chí Tyến bằng tay, gạch và gậy cho đến khi anh gần như bất tỉnh. Cuối cùng, những người đi đường dừng lại và can thiệp. Những kẻ tấn công bỏ đi. Khi anh được đưa về nhà, vợ anh đã hét toáng lên khi thấy máu chảy lênh láng trên mặt. Anh yêu cầu vợ làm ba việc. Trước tiên, hãy gọi cho bạn bè của mình để cho họ biết điều gì đã xảy ra. Thứ hai, gọi xe taxi để đưa anh ta đến bệnh viện. Và thứ ba: “Lấy điện thoại của anh và chụp ảnh để lấy bằng chứng và đưa nó vào tài khoản Facebook của anh để tin tức có thể lan truyền khắp Việt Nam và thậm chí cả thế giới.”

 

Các nhà hoạt động đã thay đổi hình đại diện trên tài khoản Facebook của họ với hình ảnh mặt đầy máu của Chí Tuyến. Human Rights Watch và Civil Rights Defenders đã lên án cuộc tấn công. Front Line Defenders đã in một thẻ căn cước: “Chúng tôi xác nhận rằng Nguyễn Chí Tuyến là Người Bảo vệ Nhân quyền và đã đăng ký với Front Line Defenders”. Anh giữ thẻ này trong ví của mình.

 

Sinh năm 1974, Chí Tuyến lớn lên ở một địa phương cách Hà Nội 60 km về phía tây nam, một thị trấn được biết đến với ngôi chùa Hương nổi tiếng với hàng trăm nghìn người hành hương mỗi mùa xuân. Gia đình của anh có 5 người chú và bác đã từng chiến đấu trong quân đội Bắc Việt trong cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Hai người được cho là đã hy sinh. Ba người trở về nhà với những câu chuyện về năm tháng trải qua trong rừng già ở Nam Việt Nam, dưới sự tấn công nặng nề của máy bay Hoa Kỳ và bị tàn phá bởi bệnh sốt rét.

 

Nguyên nói từ khi còn rất nhỏ, ông đã chống lại những gì ông coi là những nỗ lực của Đảng Cộng sản để biến những trải nghiệm chiến tranh của chú ông thành những bằng chứng về quyền cai trị vĩnh viễn của đảng.

 

“Họ chiến thắng trong chiến tranh và luôn luôn tự hào về điều đó. Họ luôn trình chiếu những bộ phim và tin tức từ thời kỳ chiến tranh,” Chí Tuyến nói. “Khi tôi còn là một cậu bé, tôi rất tò mò. Và tôi không vội tin tưởng bất cứ câu chuyện nào.”

 

Chủ nghĩa hoài nghi tự nhiên này – ý thức rằng mọi vấn đề, mọi sự kiện đều quá phức tạp đối với bất kỳ một thực thể nào để xây dựng một câu chuyện chính xác – là không thể chấp nhận được đối với một quốc gia độc tài. Nhưng Chí Tuyến không bắt đầu như là một nhà hoạt động vì dân chủ kêu gọi chuyển đổi chính trị. Niềm tự hào dân tộc chính là điều đầu tiên dẫn anh tới việc phản đối Trung Quốc vào năm 2011.

 

Vào tháng Năm năm đó, tàu tuần tra Trung Quốc đã cắt cáp của một tàu khảo sát Việt Nam ở Biển Đông. Giống như nhiều người Việt Nam, Chí Tuyến rất phẫn nộ. Anh đọc về các lời kêu gọi biểu tình trên mạng và quyết định tham gia cùng họ. Sau đó anhđã bị bắt và thẩm vấn.

 

“Lúc đầu, tôi chỉ muốn cất cao tiếng nói của mình, như một công dân, giống như một người yêu nước, chống lại chính sách bành trướng của người hàng xóm của chúng tôi,” anh nhớ lại. “Nhưng chúng tôi đã bị chính phủ sỉ nhục. Theo lệnh của đảng.”

 

.

-Điều gì đã xảy ra sau lần bạn bị bắt đầu đầu tiên năm 2011?

 

Họ đến cơ quan của tôi để yêu cầu nói chuyện với giám đốc của tôi. Họ cũng triển khai một nhóm người đến nhà tôi. Thứ nhất, họ đưa ra lời khuyên tôi không nên tham gia các hoạt động xã hội mà nên tập trung vào làm việc của mình để kiếm sống và chăm sóc gia đình và để đảng và chính phủ đối phó với những việc xã hội. Bước thứ hai, họ có thể gây áp lực để cơ quan sa thải. Bạn tôi mất việc làm sau khi tham dự một số cuộc biểu tình năm đó. Đối với các sinh viên trẻ đến từ Hà Nội để học tập, họ gây áp lực lên hiệu trưởng, và chủ nhà trọ.

 

Chủ nhà trọ có thể buộc bạn phải chuyển đồ ngay cả vào ban đêm. Họ ném hành lý ra khỏi căn hộ. Tôi nhớ một trong những người bạn [biểu tình] đã gửi cho tôi một tin nhắn hỏi tôi xem liệu tôi có thể thu xếp chỗ ngủ giúp anh ta được không vì anh ta buộc phải lang thang trên đường phố muộn vào ban đêm.

 

Ở Việt Nam, chúng tôi có gia đình nhỏ – như vợ tôi, chị em và mẹ. Nhưng chúng tôi còn có họ hàng, dòng tộc, giống như nhiều thành viên trong gia đình sống trong một ngôi làng, vì vậy chúng tôi có quan hệ mật thiết. Tốt hoặc xấu, chúng tôi có sự kết nối chặt chẽ. Nếu [lực lượng an ninh] tạo áp lực lên tôi và tôi vượt qua được áp lực, họ sẽ gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình tôi.

 

Họ gọi chúng tôi là phản động. Trong quá khứ, nếu ai đó bị gọi là phản động, họ có thể bị giết ngay mà không qua xét xử. Vì vậy, bạn có thể tưởng tượng hai từ này khủng khiếp như thế nào. Vì vậy, họ gọi chúng tôi phản động, và có thể chúng lan truyền đến quê quán. Và dĩ nhiên gia đình không có đủ thông tin để nghĩ xem điều này là sai hay đúng là vì người Việt Nam đang sống dưới thời Đảng Cộng sản cầm quyền trong một thời gian dài, trong vài thập kỷ. Vì vậy, người dân không biết những gì thực sự xảy ra với đất nước của chúng tôi, và họ không biết tầm quan trọng của công việc mà chúng tôi đang làm để bảo vệ đất nước của chúng tôi. Họ luôn sợ hãi.

 

.

-Gia đình bạn, cả gia đình nhỏ và dòng tộc, nói với bạn điều gì?

 

Vợ tôi, tất nhiên cô ấy biết công việc của tôi, và cô ấy biết tôi nghĩ gì vì đôi khi tôi tức giận với tin tức trên TV … Nhiều người trong chúng ta cãi nhau với TV vì ông Bộ trưởng hay ông Tổng bí thư xuất hiện trên TV và nói điều này điều nọ mà chúng tôi biết rõ là không đúng. Nhưng chúng tôi không có cơ hội thảo luận, tranh luận hoặc nói chuyện với họ.

 

Tất nhiên, đôi khi chúng tôi cũng có những cuộc thảo luận hoặc tranh cãi gay gắt với nhau về quan điểm của mình. Mâu thuẫn về quan điểm tồn tại trong mỗi gia đình ở Việt Nam.

 

Đôi khi tôi cảm thấy mệt mỏi. Tôi không mệt mỏi khi phải đối mặt với cảnh sát hoặc [nói chuyện] với những người khác trong xã hội. Nhưng đôi khi tôi cảm thấy mệt mỏi khi tôi thuyết phục các thành viên trong gia đình tôi rằng những gì tôi làm là tốt cho đất nước, cho mọi người và mọi người trong xã hội. Họ nói, “Ồ, nhưng nó rất nguy hiểm. Anh có thể dễ dàng bị bắt và bị bỏ tù bất cứ lúc nào bởi vì họ có mọi thứ và anh không có gì cả.”

 

Dần dần, [người trong gia đình tôi] nhận được nhiều thông tin hơn. Họ nhận ra rằng tôi không cô đơn. Tôi ở phía trước, nhưng có rất nhiều người ủng hộ phía sau. Họ có thể bí mật ủng hộ tôi. Và dần dần họ hiểu tôi đang làm gì … và bây giờ tôi nghĩ họ tự tin hơn vài năm trước.

 

.

-Bạn có ngạc nhiên với phản ứng đó?

 

Chắc chắn, chắc chắn chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi chúng tôi bị bắt và đưa lên xe buýt và bị đưa đến đồn công an nơi chúng tôi bị tra hỏi, và một số thậm chí đã bị đánh ở đó. Bản thân tôi chưa bị đánh đập bên trong đồn cảnh sát, nhưng bạn bè tôi, đặc biệt là những người trẻ, đã bị đánh đập khi họ không chịu trả lời câu hỏi hoặc họ đã phản ứng lại.

 

.

-Tại sao bạn quyết định tiếp tục?

 

[Đảng Cộng sản] có tất cả quyền lực trong tay họ. Họ có nhà tù, họ có súng, cảnh sát, lực lượng quân đội, tòa án: họ có mọi thứ. Họ có phương tiện truyền thông. Chúng tôi không có gì ngoài trái tim và khối óc. Và chúng tôi nghĩ rằng đó là điều đúng đắn để làm … đó là tất cả [chúng tôi có].

 

.

-Bây giờ bạn không còn bị theo dõi suốt ngày đêm, khi nào cảnh sát đi theo bạn hoặc đến nhà bạn?

 

Nếu họ nghe tin rằng có thể có một cuộc biểu tình … họ canh nhà tôi rất chặt. Họ triển khai hàng chục cảnh sát, thậm chí cả người dân địa phương để g.úp họ, để theo dõi tôi và ngăn tôi ra khỏi nhà. Họ yêu cầu tôi ở trong nhà cho đến 5 giờ chiều. Họ nói nếu tôi cần mua thực phẩm thì đưa tiền cho họ để họ mua giúp.

 

;

-Bao nhiêu lần đã xảy ra?

 

Không đếm hết được. Tôi không thể nhớ hết được. Điều này xảy ra không chỉ đối với tôi mà còn đối với nhiều nhà hoạt động ở Hà Nội … ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nghệ An và nhiều tỉnh khác.

 

Một lần, tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà bất đồng chính kiến nổi bật, bị bắt cóc. Họ bắt ông ta và đưa ông vào xe hơi và lái xe xa Hà Nội. Ông đã đăng trên tài khoản Facebook của mình rằng họ đã đưa ông đến biên giới với Trung Quốc, cách Hà Nội hơn 100 km. Sau đó, họ lái xe về muộn vào ban đêm và bỏ ông gần nhà ông. Bởi vì họ muốn ngăn cản ông gặp một vị khách quan trọng từ một quốc gia khác.

 

.

-Điều gì sẽ xảy ra cho bạn và gia đình bạn nếu bạn đã bị bắt và bị tù vào ngày hôm nay?

 

Nếu tôi bị bắt, điều tôi lo lắng nhất là về những đứa trẻ. Và tôi không biết liệu [chính phủ] có thể tiến hành một chiến dịch bôi nhọ tại trường để tẩy chay các con tôi hay không. Con tôi bây giờ chưa gặp những vấn đề như thế, nhưng tôi nghe nói rằng khi [Phạm Văn Trội] bị bắt vào tháng Bảy năm nay, họ đã cô lập những đứa con của anh ta khỏi cộng đồng.

 

.

-Vụ hành hung vào năm 2015 có làm cho bạn xem xét những khả năng nguy hiểm nhất? Bạn có quan ngại hàng ngày về việc lại bị đánh hay bị giết?

 

-Vâng, tôi nghĩ về [nó]. Mặc dù họ có thể giết tôi … Tôi không thể ngừng chiến đấu.Tôi không thể ngừng công việc xã hội của tôi.Tôi đã đăng trên Facebook rằng các ông có thể giết tôi bất cứ lúc nào … nhưng ý chí của tôi sẽ không bao giờ chết. Họ muốn gửi thông điệp rằng: chúng tôi sẽ đánh bại bạn, chúng tôi sẽ giữ quyền lực.

 

Nhưng [chúng tôi] không còn sợ họ nữa … chúng tôi đã sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình cho công việc đó.

 

Việc bạn biết mình đang bị theo dõi có ảnh hưởng đến cách bạn thực hiện hoạt động của mình không?

 

Tôi biết an ninh đang theo dõi tôi trên mạng … đôi khi có tới 1.000 người [trực tuyến] cùng một lúc để xem live stream của tôi. Vì vậy, tôi biết nếu tôi lạm dụng live stream để chỉ trích đảng quá nhiều, có thể họ sẽ sợ hoặc tức giận, vì vậy họ có thể bắt tôi. Vì vậy, tôi phải cân bằng. Khi tôi làm live stream, tôi nghĩ về bạn bè hoặc đồng nghiệp của tôi hiện đang bị giam giữ và tôi [có thể] không kiểm soát được tình cảm và lời nói của tôi.

 

.

-Bạn nghĩ điều gì là mối đe dọa lớn nhất đối với Đảng Cộng sản?

 

Quyền con người và quyền dân sự. Chúng tôi thiếu kiến thức về các quyền đó. Người dân không biết làm thế nào để thực hiện nó … Ví dụ, nếu tôi muốn chia sẻ kiến thức của tôi về nhân quyền trong cuộc họp [với] hàng chục người … họ sẽ cố gắng sách nhiễu. Họ thậm chí buộc chủ quán cà phê phải đóng cửa. Họ sẽ không để tôi tổ chức sự kiện như thế này. Điều đó có nghĩa là chúng tôi không được dạy con người cách tìm hiểu về nhân quyền. Và đó là một vấn đề lớn, không chỉ đối với chúng tôi mà còn cho cả chế độ.

 

Chúng tôi chưa bao giờ được trang bị kiến thức về nhân quyền. Vì vậy, đó là lý do tại sao Việt Nam giỏi đánh nhau, giết nhau … Khi gặp rắc rối, người Việt không thể ngồi cùng nhau và tìm cách giải quyết vấn đề. Chúng tôi, người Việt Nam, không tốt về điểm này. Nhưng bây giờ chúng tôi phải học. Điều đó có nghĩa là chúng tôi phải có một xã hội hoặc một môi trường [trong đó] tất cả mọi người phải có cơ hội sống và giúp đỡ nhau hơn là giết nhau …

 

.

-Bạn đã tham gia cuộc biểu tình đầu tiên của bạn để phản đối sự hiếu chiến của Trung Quốc. Tôi tò mò nếu bạn nghĩ rằng căng thẳng với Trung Quốc sẽ trở thành một điểm nóng để mọi người hành động chống lại chính phủ?

 

Sự căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể dễ dàng trở thành một điểm nóng. Nhưng Trung Quốc đang kiểm soát tình hình. Chiến thuật của họ là lát cắt salami (hay tằm ăn dâu); họ muốn từng bước một. Họ biết rằng trong quá khứ, nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng bảo vệ đất nước chúng tôi. Họ biết từ lịch sử, và họ biết rằng không dễ đánh bại đất nước và nhân dân tôi. Họ không cần công bố một cuộc chiến tranh chống lại người Việt Nam, họ sử dụng các nhà lãnh đạo cộng sản để kiểm soát đất nước, nhân dân tôi. Họ chỉ cần ra lệnh và những con rối sẽ làm những gì họ muốn.

 

Và dĩ nhiên nếu một cuộc chiến tranh bất ngờ xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc, người dân Việt Nam sẽ đứng lên và bảo vệ đất nước họ … Nhưng trước đó, nhiều người sẽ nói rằng: “Chúng ta phải tiêu diệt Cộng sản, Đảng Cộng sản Việt Nam trước tiên, trước khi chúng ta ra trận đánh nhau với Trung Quốc.”

 

.

-Bạn đoán định Việt Nam thế nào sau một thập kỷ nữa tính từ bây giờ?

Tôi nghĩ rằng dưới áp lực của các nhóm nhân quyền và các chính phủ nước ngoài … Cộng sản [sẽ buộc] phải dần trao quyền cho người dân. Tôi nghe tin rằng một phái đoàn từ EU đến thăm Việt Nam và họ nói trong một cuộc họp báo rằng nhân quyền phải đến trước khi có thỏa thuận thương mại song phương. Vì vậy, [không] dễ dàng đối với chính phủ Việt Nam. Chính phủ đang chịu sức ép lớn từ bên trong lẫn bên ngoài. Bên trong, nhu cầu đòi hỏi về quyền của người dân.Và bên ngoài họ đang chịu áp lực từ các nhóm nhân quyền và các chính phủ nước ngoài. Trong những năm tới có lẽ họ sẽ phải [cải cách] vì vậy chúng tôi sẽ có cơ hội [thành lập] tổ chức xã hội dân sự của riêng mình.

 

Bài viết: Blogger Nguyễn Chí Tuyến
John Fuller, Mekong Review
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)





No comments:

Post a Comment