Câu
Lạc bộ Lê Hiếu Đằng với những điểm nhấn về “con đường Phan Châu Trinh”
Bình luận của Blogger Trần Hiếu Chân
2024.03.02
Tại
sao suốt hơn mười năm qua, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng (CLB/LHĐ) vẫn tồn tại và hoạt
động như ngày nay? Cùng với các tổ chức xã hội dân sự khác (XHDS), bằng cách
nào mà CLB vẫn có được tiếng nói trước mỗi cột mốc lớn về nội trị và ngoại giao
của đất nước?
Người
Việt Nam xuống đường phản đối dự luật Đặc khu ở TPHCM hôm 10/6/2018 (minh hoạ). AFP
Nhân Câu lạc
bộ Lê Hiếu Đằng tròn 10 tuổi, chúng tôi chuẩn bị một phỏng vấn phục vụ cho dự
án tư nhân điều nghiên về xã hội dân sự ở Việt Nam. Mở đầu câu chuyện với nhà
hoạt động xã hội Lê Thân (ông Tư Thân), khi hỏi ông Chủ nhiệm Câu Lạc bộ về
tôn chỉ mục đích cũng như sứ mệnh của CLB, ông Tư “bật” ngay, các anh chị cứ đọc
Bố cáo, trong đó đủ hết (1). Chủ động rút gọn cuộc trao đổi, ông Tư “chuyền
bóng” ngay phần mào đầu cho văn bản vừa công bố. Trong bối cảnh các tổ chức xã hội dân
sự trong nước vừa qua gần như bị “dẹp tiệm”, tại sao Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng
(CLB/LHĐ) vẫn tồn tại trong hơn 10 năm qua? Và cùng với các tổ chức xã hội dân sự khác (XHDS) (2),
làm thế nào các ông vẫn có được tiếng nói trước mỗi cột mốc lớn về nội trị và
ngoại giao của đất nước? Kết quả buổi làm việc khá mỹ mãn, dưới đây xin điểm
qua một số điểm nhấn điển hình.
Điểm thứ
nhất, đối lập nhưng
không bạo động. Ngay từ khi ra đời cách đây chục năm có lẻ, Câu lạc bộ từng chịu
sức ép tứ nhiều phía. Hồi bấy giờ đã có ý kiến cho rằng, kiểu che chắn kỹ
như vậy, chẳng qua những người khởi xướng và bản thân CLB/LHĐ muốn tránh “lưỡi
hái” đàn áp của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ý kiến này còn thúc giục, thay vì
thành lập CLB, “các bạn chiến đấu của ông Đằng” hãy mạnh dạn làm
ngay điều mà trước khi qua đời ông ấy muốn nhưng không làm kịp, tức là thành lập
ngay Đảng Dân chủ Xã hội, như một chính đảng để đối lập và đối trọng với Đảng
CSVN. Ngược lại, từ phía chính quyền cũng có những quy kết khá gay gắt. Theo
các ông trùm Tuyên giáo, bấy giờ, các thế lực thù địch đang xem việc củng cố và
thúc đẩy xã hội dân sự (XHDS) theo mô hình phương Tây là hướng đi mới, là
phương thức tác động của chiến lược “diễn biến hòa bình”, với mưu đồ xóa bỏ vai
trò độc tôn của Đảng, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam. Phía Tuyên giáo
kết luận, XHDS luôn tìm cách thúc đẩy sự xuất hiện các lực lượng, các tổ chức
chính trị đối lập, làm suy yếu sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (3).
Thay vì giải
bày nhiều về chủ trương đường lối, CLB/LHĐ bắt tay ngay vào hành động. Bởi vì,
“hành động có sức nặng hơn mọi lời nói” (Action louder than words). Các
thành viên CLB đã tham gia và vận động nhiều người cùng tham gia các cuộc biểu
tình phản đối Trung quốc gây hấn ở Biển Đông, cướp phá tàu thuyền của ngư dân
đánh bắt trên vùng biển Việt Nam, đưa giàn khoan 981 xâm phạm lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam, phản đối Tập Cận Bình sang Việt Nam phát biểu trước
Quốc hội Việt Nam, phản đối Luật Đặc khu cho Trung Quốc thuê đất 99 năm ở những
vị trí trọng yếu, bảo vệ các vùng biên ải Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc. Tổ chức
tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc: Thắp hương tưởng niệm các
chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa 19/1/1974,
các đồng bào, chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía
Bắc 17/2/1979, các chiến sĩ Hải quân Việt Nam hy sinh trên đảo Gạc Ma, thuộc
Trường Sa 14/3/1988 (4). Tất cả những hoạt động này đều mang tinh thần đối
lập với chủ trương của chính quyền nhưng không bao giờ kêu gọi bạo động.
Luật gia
Lê Hiếu Đằng
Điểm thứ
hai, hãy để trăm hoa
cùng đua nở… Trong điều kiện Đảng/Nhà nước áp dụng nhiều biện pháp gắt gao
đối với mọi dấu hiệu phản biện hay các biểu hiện chống đối, CLB/LHĐ vẫn
thường xuyên tổ chức thăm hỏi, giúp đỡ bà con dân oan ở một số nơi, thăm hỏi, động
viên, giúp đỡ các gia đình tù nhân lương tâm trong khung khổ hợp lý. Các hoạt động
của CLB không đơn thương độc mã. Mỗi tuyên bố, mỗi kiến nghị của CLB trước khi
công bố đều được gửi đến các thành viên để lấy ý kiến, đều được gửi đến các Tổ
chức XHDS trong nước để bổ sung và sau đó cùng lên tiếng. Nhờ vậy, các
tuyên bố, kiến nghị đã được một số tổ chức, đông đảo nhân sĩ, trí thức và các tầng
lớp xã hội trong và ngoài nước đồng ký tên. Cho đến nay đã có một số tổ chức
XHDS khắp trong Nam ngoài Bắc, luôn cùng đồng hành. Đơn cử như: Lập Quyền dân,
do Nhà Nghiên cứu Văn hóa Nguyễn Khắc Mai; Diễn Đàn XHDS, do TSKH Nguyễn Quang
A; Bauxite Việt Nam do GS. Nguyễn Huệ Chi; Câu Lạc Bộ Nguyễn Trọng Vĩnh, do GS.
Nguyễn Đình Cống; Câu Lạc Bộ Phan Tây Hồ, do TS. Hà Sĩ Phu và Ban Vận động Văn
đoàn Độc lập, do Nhà văn Nguyên Ngọc làm đại diện… (5)
Trong một
quãng thời gian dài, rõ ràng CLB/LHĐ đã đưa ra những tuyên bố gây chấn động. Chấn
động nhưng không xách động! Các Tuyên bố về các hành động gây hấn của Trung Quốc
trên Biển Đông số 1, 2, 3, 4, 5, 6… cũng như các Tuyên bố về Thủ Thiêm 1, 2, 3
có tiếng vang rộng rãi trong nước và ở cả hải ngoại. Trong số này, có một số
tuyên bố được đưa lên tận Tổng thư ký Liên hợp quốc. Về tầm ảnh hưởng
trong nước, ông Tư thân nhớ lại quá trình hình thành Bản kiến nghị hãy cứu lấy
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chủ nhiệm CLB/LHĐ kể lại: “Bản này được ba vị giáo sư,
ba vị phó giáo sư, năm vị tiến sĩ , trong này có tám người liên quan trực tiếp
với Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Đương nhiên sau khi soạn thảo xong, còn
chuyển cho anh em đọc, đóng góp ý kiến và chỉnh sửa… Bản kiến nghị nêu tất cả mọi
vấn đề mang tính giải pháp, tính chiến lược, những điều từ trước tới giờ không
làm hoặc làm chưa tốt, thì bây giờ phải điều chỉnh lại”. Nhà báo, nhà văn Lê
Phú Khải, trước đấy cũng từng có “Thư ngỏ gởi Bộ Chính Trị, kêu gọi các vị ấy
phải có trách nhiệm cứu lấy ĐBSCL” cũng đã chia sẻ ý kiến và tham gia vào Bản
kiến nghị nói trên. Đấy là một kiến nghị rất quan trọng, vì ĐBSCL là một trong
bảy vùng kinh tế trọng điểm quốc gia. Trước đây chúng ta đã dựa vào nó mà thoát
được các hiểm họa đói kém, thiếu hụt lương thực. Thời kỳ bao cấp chúng ta cũng
vượt qua được bao khó khăn cũng là nhờ Đồng Bằng Sông Cửu Long (6).
Điểm thứ
ba, CLB lấy văn hóa
làm nền tảng. Văn hóa ở đây theo một số anh em tham gia CLB từ đầu, cần được
hiểu theo nghĩa rộng, nhất là liên quan đến “văn hóa chính trị”. Trong một
số trường hợp, có một số vấn đề chính quyền không đứng ra bày tỏ quan điểm một
cách chính thức được, nhất là trong các đối sách với Trung Quốc. Đặc biệt những
năm gần đây, khi Trung Quốc triển khai “chiến lược vùng xám” trên Biển Đông,
khiến ngư dân ta gặp bao chuyện cơ cực và nguy hiểm đến tính mạng khi đi đánh bắt
cá trong vùng biển “đặc quyền kinh tế” của Việt Nam (EEZ). Đối mặt những trường
hợp cụ thể ấy, CLB đã tố cáo trước khu vực và thế giới mọi âm mưu và hành động
tàn độc của nhà cầm quyền Trung Quốc dùng “đường lưỡi bò” để độc chiếm Biển
Đông. CLB còn ra Tuyên bố nhân 50 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm.
Tuyên bố ấy khẳng định: Xét về quyền lợi của dân tộc, của tổ quốc Việt Nam thì
Trung Quốc là kẻ xâm lược, là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Những quân nhân của
Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vì chống quân xâm lược Trung Quốc thì phải được lịch
sử Việt Nam, dù bất cứ chính quyền nào, vinh danh như những anh hùng của dân tộc
Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược trong hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước
(7).
“Văn hóa
phát triển” trong kỷ nguyên toàn cầu hoá cũng là nhóm vấn đề được CLB/LHĐ quan
tâm và luôn cập nhật cho dư luận trong nước. “Phan Châu Trinh từng đặt vấn
đề, điều kỳ lạ là, ta từng có một nước rất văn minh cai trị ta suốt cả gần thế
kỷ nhưng ta không học được nhiều cái hay từ họ. Ông cho rằng phải đi học đối thủ
của mình để trở nên ngang bằng họ… khi đó mọi chuyện mới tính sau”, nhà văn
Nguyên Ngọc từ Ban Vận động Văn đoàn Độc lập từng chia sẻ. Đối với Phan Châu
Trinh, điều kiện quan trọng nhất để giành được độc lập là dân ta phải được mở
mang đầu óc, rồi mới xây dựng bản lĩnh tự cường, bằng cách “khai dân trí – chấn
dân khí – hậu dân sinh” để tìm cách phát triển. Điều đáng tiếc, Phan Châu Trinh
là một con người cô đơn trong tư tưởng. “Phan Châu Trinh cực kỳ sáng suốt nhưng
ông chưa thành công là vì ông đã đi trước thời đại khoảng 200 – 300 năm”, nhà
văn Nguyên Ngọc nhận xét như thế. Vì lẽ ấy, hậu thế cần phải tìm hiểu căn cốt
tư tưởng Phan Châu Trinh, phải học từ bài học chưa thành công của Cụ để tìm
cách chuyển hóa xã hội và phát triển Việt Nam ngang tầm khu vực (8).
Điểm thứ
tư là khai phóng tư
duy. Theo các cuộc thảo luận tại CLB/LHĐ, đấy là “huyệt đạo” quan trọng bậc nhất!
Khai phóng tư duy ở đây là không nên nghĩ ưu tiên cái nào trước cái nào sau đối
với mối tương quan giữa “Khai dân trí – Chấn dân khí – Hậu dân sinh”. Để
thoát khỏi thân phận nô lệ của một đất nước nhược tiểu, sau “một trăm năm đô hộ
giặc tây hai mươi năm nội chiến từng ngày….” (Trịnh Công Sơn), vấn đề phát triển
kinh tế, mở mang văn hóa, giáo dục, nâng cao đời sống vật chất, là một sự kết nối
tổng hợp, tạo nên nguồn lực mới, năng lượng mới để tăng cường sức mạnh của đất
nước. Chúng ta cần bắt kịp mọi tư tưởng sáng tạo, cấp tiến của thời đại. “Hậu
dân sinh” ở Cụ Phan là, người dân trong nước phải có tay nghề, phải biết kinh
doanh và phải có tinh thần dám mạo hiểm. Đấy chính là điểm khác biệt về mặt tư
tưởng của Cụ Phan đối với các bậc sĩ phu cùng thời. Đối với Phan Châu Trinh, để
tránh bị lệ thuộc vào nước ngoài, cần phải chấn hưng các ngành nghề, nâng cao
tiềm lực kinh tế, tài chính của đất nước. Một công dân tiến bộ phải là một người
có tay nghề vững vàng, bởi chỉ khi ta có thể tự lực, ta mới tự chủ, tự cường, mới
“chấn dân khí” được (9).
Khai phóng
tư duy trong thời đại 4.0 là từ nay, CLB/LHĐ cần phải rung chuông cảnh báo cho
toàn xã hội trước một tình huống nguy hiểm là Việt Nam đang có xu hướng học
theo Trung Quốc để trở lại với mô hình “pháp trị”, “đức trị” và hàng loạt các
“bùa chú” nhân nghĩa kiểu phong kiến ngày xưa. Theo Luật sư Nhân quyền Lê
Quốc Quân, thật là nghịch lý, sau khi dân ta đã hy sinh bao xương máu trong sự
nghiệp “đả thực, phản phong” nói là để tiến lên CNXH, nhưng giờ đây lãnh đạo cộng
sản đang có xu hướng “quay xe” trở lại (10). Không thể để đất nước “chia sẻ
tương lai chung” với Trung Quốc để phục hồi mô hình phong kiến, dưới bất cứ biến
tướng nào! Chủ nghĩa dân tộc về kinh tế của Phan Châu Trinh thông qua qua lời
hiệu triệu “hậu dân sinh” chính là một cứu cánh, và CLB/LHĐ sẽ chú trọng vận động
giới nghiên cứu và làm cho đại chúng thấu hiểu để áp dụng trong thực tiễn, để
Việt Nam sớm sánh vai với các cường quốc tầm trung trong khu vực.
_________
Tham khảo:
(1 và
2) https://baotiengdan.com/2024/02/25/bo-cao-nhan-10-nam-ra-doi-cua-cau-lac-bo-le-hieu-dang/
(4 và
5) https://baotiengdan.com/2024/02/25/bo-cao-nhan-10-nam-ra-doi-cua-cau-lac-bo-le-hieu-dang/
(6) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/petition-to-save-the-mekong-delta-river-06032020125809.html
(10) https://www.voatiengviet.com/a/ban-them-ve-mo-hinh-dang-tri-hien-nay/7508473.html
------------------------------------------------------------------
* Bài viết
không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
* Trần
Hiếu Chân là một blogger, đồng thời cũng là nhà báo độc lập tích cực tham gia
vào mạng lưới xã hội đấu tranh vì tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền cho Việt
Nam. Blogger này cũng là một trong những nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và đường
lối ngoại giao của Việt Nam và các nước ASEAN.
---------------------------------------------
Mời đọc mục
Lê Hiếu Đằng trên Wikipedia (https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Hi%E1%BA%BFu_%C4%90%E1%BA%B1ng)
thì sẽ biết rõ hơn về nhân vật này.
No comments:
Post a Comment