Vì
sao Ủy viên Bộ Chính trị Trần Tuấn Anh “ngã ngựa”? (Phần 1)
Phạm
Vũ Hiệp
06/022024
https://baotiengdan.com/2024/02/06/vi-sao-uy-vien-bo-chinh-tri-tran-tuan-anh-nga-ngua-phan-1/
Đúng
hai năm nữa đại hội 14 của đảng mới khai mạc, nhưng chính trường Việt Nam đã
sôi động. Các phe nhóm trong đảng cộng sản đã sớm ra tay. Việc Trần Tuấn Anh,
Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, bị mất tất cả các chức vụ,
về vườn đuổi gà, cũng không lấy gì làm lạ. Việc Tuấn Anh “ngã ngựa” hôm nay, đã
được dự báo, khi mà các đối thủ toan tính, ủ mưu từ rất lâu.
Trần
Tuấn Anh sinh năm 1964, quê Quảng Ngãi. Tuấn Anh là con trai thứ của ông Trần
Đức Lương, Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 8 và 9, Chủ tịch nước giai đoạn 1997-2006.
Chị gái của Tuấn Anh là Trần Thị Minh Anh, từng nắm chức Phó Tổng Giám đốc Tổng
công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.
Tuấn
Anh đi qua rất nhiều cơ quan trong hơn 20 năm công tác như: Phòng Thương mại và
Công nghiệp, Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, UBND TP Cần
Thơ… rồi mới về lại Bộ Công thương. Công tâm mà xét, Tuấn Anh là cán bộ được
đào tạo bài bản và có năng lực thật sự.
Vướng thị
phi
Năm
2008, Trần Tuấn Anh từ Mỹ trở về Việt Nam và được bổ nhiệm Phó chủ tịch UBND TP
Cần Thơ. Rắc rối bắt đầu từ năm 2010, khi Phó chủ tịch Cần Thơ cặp kè với người
đẹp Thuỷ Hương, bởi dư luận xã hội Việt Nam đa phần không ưa quan chức cộng
sản, càng ghét hơn khi quan chức lắm tiền, xây biệt phủ, hay cưới gái có danh
hiệu làm vợ.
Thủy
Hương, người đàn bà đa đoan và qua mấy mấy lần đò này là tâm điểm, khởi nguồn
của mọi rắc rối cho Tuấn Anh sau này. Bản thân Tuấn Anh là “thái tử” hào hoa,
nhiều năm sống ở Mỹ, có địa vị xã hội, lắm tiền, hoạn lộ phơi phới, đã ly hôn,
nên nhiều gái đẹp vây quanh.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/02/1-13.jpg
Trần
Tuấn Anh và Thuỷ Hương năm 2012. Nguồn: CTV Tiếng Dân
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/02/2-1.jpg
Chọn
một phụ nữ U50, đã có hai con, nhiều thị phi như Thuỷ Hương làm vợ, xem ra Tuấn
Anh cũng rất “chịu chơi”. Chồng là chính trị gia, vợ trong giới showbiz, người
ưa cũng lắm, kẻ ghét cũng nhiều. Vì vậy, Tuấn Anh bị đồn thổi ăn chơi, gái gú,
xài tiền như nước. Thuỷ Hương cũng được thêu dệt sống vàng son như quý phi, ăn
bào ngư vi cá, ship các món từ Sài Gòn ra Hà Nội v.v… Thị phi cứ thế bủa vây
quanh cuộc sống hôn nhân của thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh.
Tấn công
liên hoàn
Năm
2016, thứ trưởng Trần Tuấn Anh vào Ủy viên Trung ương khoá 12, ngồi ghế bộ
trưởng Bộ Công Thương. Từ đây, các phe nhóm trong đảng bắt đầu “vạch lá tìm
sâu”, tấn công Tuấn Anh.
Cuối
năm 2016, bộ trưởng Trần Tuấn Anh bị dư luận réo tên trong “siêu dự án” Thép Cà
Ná do Tập đoàn Hoa Sen triển khai. Trên mạng xã hội và nhiều diễn đàn có ý kiến
chỉ trích Tuấn Anh “có dấu hiệu bảo kê nhóm lợi ích”, kêu gọi Tuấn Anh từ chức.
Lý do đơn giản, Tuấn Anh với Lê Phước Vũ, ông chủ dự án nêu trên, là hai anh em
cột chèo.
Tháng
1-2018, một đơn tố cáo nhân danh “cán bộ công tác tại Bộ Công Thương”, gởi đến
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo đảng. Đơn tố cáo bộ trưởng Trần
Tuấn Anh và Trần Hữu Linh, chánh văn phòng của bộ này, có “hành vi đồi bại, suy
thoái đạo đức”, “tham nhũng và lộng quyền”. Đơn viết thật dài, nhưng dễ nhận ra
kiểu “đánh dưới thắt lưng”, bịa đặt vô căn cứ và kém thuyết phục. Vụ này nhanh
chóng bị quên lãng.
Đầu
năm 2019, một “cơn bão” khác lại nổi lên, nhắm vào Tuấn Anh. Đầu tiên, phe nhóm
giấu mặt tuồn thông tin ra mạng xã hội, đồng thời bật đèn xanh cho báo quốc
doanh, đồng loạt “nổ tung” việc một xe công vụ của Bộ Công Thương được điều đến
sát cầu thang máy bay để đón Thuỷ Hương, vợ Tuấn Anh. Sự vụ nóng đến nỗi bộ
trưởng Tuấn Anh phải viết thư giải trình.
Chưa
hết, cùng lúc lại có đơn thư nặc danh, xưng là “Tập thể các lái xe ở Bộ Công
thương tố cáo ông bộ trưởng Trần Tuấn Anh” gởi lãnh đạo đảng và nhà nước, được
tung ra. Sau đó, thấy việc “ném đá giấu tay” không hiệu quả, những kẻ tấn công
chuyển sang trò chơi công khai.
Tháng
4-2019, một thư tố cáo “bộ trưởng Trần Tuấn Anh đe doạ công dân”, cũng liên
quan vụ xe công đón Thuỷ Hương tại sân bay, được gởi các lãnh dạo đảng, các đại
biểu quốc hội. Người tố cáo là Nguyễn Thắng Cảnh, sinh năm 1956, đăng ký hộ
khẩu thường trú tại 110 A4, ngõ 8A, phố Vũ Thạnh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Nguyễn
Thắng Cảnh từng là bộ đội Biên phòng, công tác tại báo Cựu chiến binh. Cảnh học
tại chức đại học luật, hành nghề ở Lạng Sơn, sau đó chuyển về Đoàn Luật sư Hà
Nội. Cảnh có mối quan hệ với một số sĩ quan thuộc Cục An ninh Bộ Công an.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/02/1-14.jpg
Một
số đơn tố cáo Trần Tuấn Anh và phiếu chuyển “có vấn đề” của hai ĐBQH
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/02/2-2.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/02/3-696x1136.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/02/4.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/02/1-15.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/02/2-3-696x974.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/02/1-16.jpg
Thư
giải trình của Trần Tuấn Anh. Nguồn: CTV Tiếng Dân
Thật
ra, câu chuyện xe biển xanh vào đến chân máy bay đón khách không phải là bất
ngờ. Năm xưa, thành Hồ đã từng điều xe 80B vào đường băng đón Lê Thanh Hải, Lê
Hoàng Quân như thường lệ. Ở Hà Nội, nhiều bộ trưởng cũng được xe cơ quan vào
tận nơi để đón. Tại Đà Nẵng, những năm 2005-2015, không chỉ Nguyễn Bá Thanh,
các nhân vật như Thân Đức Nam, hay Vũ “nhôm” cũng được xe biển xanh 80A đi cổng
riêng, vào tận cầu thang máy bay để đón.
Trần
Tuấn Anh hiểu rõ nhất, trước thềm hội nghị Trung ương 10, diễn ra từ 15 đến
18-5-2019 và chuẩn bị nhân sự cho đại hội tiếp theo, các “đồng chí yêu quý” bắt
đầu tìm cách “săn sóc” các đối thủ chính trị. Là nhân vật được quy hoạch Phó
thủ tưởng nhiệm kỳ 2021-2026, Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 13, bị đem ra “sới vật”
đầu tiên, nhưng may mắn vẫn mĩm cười với Tuấn Anh.
Năm
2021, Tuấn Anh bất ngờ trúng cử Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 13. Các đối thủ giấu
mặt trong đảng rất cay cú. Họ quyết tâm tìm cách buộc Tuấn Anh phải từ giã
chính trường.
(Còn
tiếp)
*****
Vì
sao Ủy viên Bộ Chính trị Trần Tuấn Anh “ngã ngựa”? (Phần cuối)
Phạm
Vũ Hiệp
08/02/2024
https://baotiengdan.com/2024/02/08/vi-sao-uy-vien-bo-chinh-tri-tran-tuan-anh-nga-ngua-phan-cuoi/
Sóng
gió nghị trường
Cũng
cần nhắc lại, trong suốt nhiệm kỳ bộ trưởng Bộ Công thương, Trần Tuấn Anh luôn
được đồng đảng “săn sóc đặc biệt”, khi liên tục bị đưa ra chất vấn tại diễn đàn
trong ba kỳ họp của Quốc hội khoá 14:
–
Kỳ họp thứ 2, vào tháng 11-2016
–
Kỳ họp thứ 6, vào tháng 10-2018
–
Kỳ họp thứ 8, vào tháng 11-2019
Bị
đưa ra chất vấn trước nghị trường cả ba kỳ họp, Tuấn Anh phải đối mặt với những
câu hỏi hóc búa, chém đinh chặt sắt của các “bố già”, “quạ đen” như Dương Trung
Quốc, Phùng Quang Hiển, Lê Thanh Vân, Lưu Bình Nhưỡng… Họ dồn ép Tuấn Anh vào
thế khó, phải trả lời, phải cam kết chịu trách nhiệm tất tần tật những “di sản”
tại Bộ Công Thương của nhiệm kỳ trước.
Thực
tế, bê bối từ những “quả đấm thép”, 12 đại dự án thua lỗ cả trăm ngàn tỷ đồng,
hoặc dự án bô xít Tây Nguyên… dưới thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đều có “tầm
nhìn”, chủ trương và sự đồng ý của Bộ Chính trị khoá 11, mà ông Nguyễn Phú
Trọng làm tổng bí thư.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/02/1-19.jpg
Hình:
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2016. Ảnh trên mạng
Giai
đoạn làm bộ trưởng, dù sóng gió bủa vây, Trần Tuấn Anh đều vượt qua được, làm
tốt là đằng khác. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lúc đó thừa nhận rằng:
“Bộ trưởng đã trả lời rõ ràng, lưu loát, nắm chắc vấn đề trong công tác quản
lý, điều hành…”
Trần
Tuấn Anh mắc phải một sai lầm chết người, dẫn đến sự chống đối từ nhiều phía.
Tuấn Anh chủ trương giảm thiểu đầu tư thuỷ điện, loại dần đầu tư nhiệt điện. Vô
hình chung, Tuấn Anh đã tuyên chiến với “nhóm lợi ích” mỏ than trong nước và
những ông chủ tỷ đô ở bên kia biên giới. Mà hai thế lực đó từ lâu đã chi phối
hầu hết ngành điện Việt Nam.
Dưới
chế độ cộng sản, khi vào đến Uỷ viên Trung ương, hầu hết số cán bộ này rất
giàu, tài sản lên đến trăm tỷ, thậm chí ngàn tỷ. Tuấn Anh chắc cũng không thể
nghèo được, nhưng công bằng mà nói thì Tuấn Anh có năng lực, làm việc hết mình.
Trong khi đó, nhiều kẻ lưu manh chính trị, đi lên từ đoàn Thanh niên, từ sự
nâng đỡ, bảo kê để cơ cấu vào Uỷ viên Trung ương, nắm vị trí chủ chốt để vơ
vét, vừa ăn vừa phá.
Nguyễn
Thị Kim Tiến phá nát Bộ Y tế, gia đình tham gia buôn thuốc giả, vẫn ngồi ghế bộ
trưởng hai nhiệm kỳ, sau hạ cánh an toàn. Nguyễn Hồng Diên, làm bộ trưởng Bộ
Công thương, nhưng học Thanh vận, chuyên về tuyên giáo. Đào Hồng Lan, học công
nghiệp vật liệu xây dựng, lại làm bộ trưởng Bộ Y tế. So sánh như vậy để thấy
thể chế này rất kỳ lạ, khi phe “nhà đỏ” quyết tâm tiêu diệt ai ở “nhà xanh” thì
nhân vật đó khó mà sống nổi.
Phế
bỏ quyền lực Trần Tuấn Anh
Tháng
1-2021, sau khi trúng cử Bộ Chính trị khoá 13, Trần Tuấn Anh được phân công
ngồi ghế Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Nguồn tin nội bộ cho biết, Tuấn
Anh phải ngồi đó, vì ông Nguyễn Phú Trọng không ưa gì Trần Tuấn Anh, một nhân
sự được Nguyễn Tấn Dũng nâng đỡ và quy hoạch. Tuy vậy, ai cũng nghĩ, với vị trí
“ngồi chơi xơi nước” này, Tuấn Anh sẽ an phận, yên thân, tránh được những thanh
trừng của các phe nhóm trong đảng.
Nhưng
không, chỉ tám tháng sau, tháng 9-2021 Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ra đòn tấn
công Trần Tuấn Anh và Đinh Tiến Dũng với hai “án để dành” bằng kết luận:
– Ban
cán sự đảng Bộ Công thương và đồng chí Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng
Bộ Công thương nhiệm kỳ 2016-2021 có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong
việc ban hành và tổ chức thực hiện quy chế làm việc, công tác cán bộ; trong
lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng thể chế, chính sách, ban hành một số văn bản không
đúng quy định.
– Ban cán
sự đảng Bộ Tài chính và Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Tài chính nhiệm kỳ
2016-2021 còn có một số vi phạm khuyết điểm, hạn chế trong việc ban hành và tổ
chức thực hiện quy chế làm việc, công tác cán bộ, trong xây dựng thể chế, chính
sách, trong quản lý, sử dụng vốn vay và ngân quỹ nhà nước.
Hội
nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ khóa 13, diễn ra hồi tháng 5-2023, đảng lại diễn
trò lấy phiếu tín nhiệm đối với 21 Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/02/2-4.jpg
Kết
quả lấy phiếu tín nhiệm tại Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ. Nguồn: Tiếng Dân
Kết
quả, Trần Tuấn Anh (1964) và Đinh Tiến Dũng (1961), hai trong số ba Uỷ viên Bộ
Chính trị khoá 13 còn đủ tuổi tái cử khoá 14, có số phiếu “tín nhiệm cao” thấp
nhất và số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất.
Người
của Văn phòng Trung ương sau đó tung kết quả bỏ phiếu lên mạng xã hội, chứng tỏ
những chóp bu cộng sản không muốn Trưởng ban Kinh tế và Bí thư Hà Nội có mặt ở
khoá 14.
Sau
hơn hai năm, phe nhóm tấn công mới khui lại “án treo” để hạ bệ Trần Tuấn Anh.
Tháng 1-2024, Uỷ Ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem
xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Công thương các nhiệm kỳ 2016
– 2021 và Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương,
Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2016-2021.
Ngày
31-1-2024, Hội nghị Trung ương bất thường đã tước bỏ tất cả chức vụ trong đảng
của Trần Tuấn Anh. Tuyên giáo cộng sản phát đi thông báo bằng các mỹ từ “thôi
chức để nghỉ hưu”. Trong khi trước đó, tại cuộc họp Bộ Chính trị ngày
28-1-2024, Vương Đình Huệ, Phan Đình Trạc, Trần Cẩm Tú, Nguyễn Xuân Thắng,
thuộc phe nhóm Nghệ Tĩnh đã công khai ép Trần Tuấn Anh viết đơn xin thôi Uỷ
viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị khoá XIII, Trưởng Ban Kinh
tế Trung ương, thôi đại biểu quốc hội khoá 15, để nghỉ công tác và nghỉ hưu.
Đánh
nhau để chia ghế
Cũng
như mọi cuộc tranh giành khác, tranh giành quyền lực trong đảng, phe nào
mạnh hơn thì phe đó sẽ thắng. Mạnh nhất lúc này là phe Nghệ Tĩnh. Trần Tuấn Anh
và Đinh Tiến Dũng đã bị lôi những sai phạm từ nhiệm kỳ trước ra để kết tội.
Ngược
lại, sai phạm của Vương Đình Huệ giai đoạn làm bộ trưởng Bộ Tài chính, bê bối
của Phan Đình Trạc thời làm bí thư Nghệ An cũng không phải là ít. Trần Cẩm Tú
từng bao che cho trùm xã hội đen Đường Nhuệ ở Thái Bình và Nguyễn Xuân Thắng
giúp cho Nguyễn Thị Thanh Nhàn (AIC) có được dự án lắp đặt thiết bị phần
mềm Cổng thông tin điện tử cho Học viện Trung tâm và năm Học viện trực thuộc
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, giá gói thầu là hơn 38 tỷ đồng,
thì cả ông Nguyễn Phú Trọng, Uỷ Ban Kiểm tra và cả Ban Nội Chính Trung
ương đều lờ đi.
Trần
Tuấn Anh đã bị phe đối thủ hạ bệ thành công trong những ngày giáp Tết. Sau Tết
Giáp Thìn, đến lượt Đinh Tiến Dũng sẽ “lên đoạn đầu đài” trong một Hội nghị
Trung ương bất thường. Dũng sẽ bị “cưa” hết tất cả các ghế.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/02/1-20-1024x640.jpg
Đinh
Tiến Dũng, bí thư Hà Nội, nhân vật sẽ nối gót Trần Tuấn Anh. Nguồn: Báo HNM
Trần
Tuấn Anh và Đinh Tiến Dũng phải bị “thịt”, để người của họ Vương và phe Nghệ
Tĩnh trám vào chỗ khuyết. Đánh chặn sớm hai năm, để cả Tuấn Anh lẫn Tiến Dũng
không còn cơ hội tranh vé “tứ trụ” khoá 14 của đảng.
Hội
nghị Trung ương 9 khoá 13 sẽ bầu bổ sung các Uỷ viên Bộ Chính trị. Đến lúc đó,
sẽ thấy rõ hơn chiến lược của các tay sắp cờ thế. Ngay từ bây giờ các phe phái
đang vận động hành lang, chạy đua nước rút và sẵn sàng ra tay đẫm máu để tranh
quyền bính.
Trong
đảng không hề có công bằng, dân chủ, thì làm gì có công bằng và dân chủ cho
dân? Quyền lực nhà nước đang bị một nhóm thiểu số nhân danh “đại diện của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc” thao túng và tước
đoạt.
Những
kẻ đang rao giảng đạo đức và tuyên truyền bịp bợm về cái gọi là “thiên đường
XHCN” đang hàng ngày, hàng giờ kèn cựa, thanh trừng lẫn nhau để ngồi vào vị trí
cao chót vót, nhằm dễ bề thao túng, vơ vét của công, vinh thân phì gia. Để rồi
sau nửa thế kỷ được “giải phóng”, thân phận người dân đen trên đất nước này
không khác gì “chị Dậu”, “anh Pha”… những nhân vật bị bần cùng hóa, mà chế độ
này dùng để lên án chế độ phong kiến hơn 80 năm qua!
No comments:
Post a Comment