Vai
trò đang lên của Lưu Kiến Siêu trong đối ngoại của Trung Quốc
Katsuji
Nakazawa - Nikkei
Asia
Nguyễn
Thị Kim Phụng,
biên dịch
Chuyến
thăm của nhà ngoại giao Lưu Kiến Siêu diễn ra khi Tập tìm cách ‘kết nối’ với
Biden về vấn đề Triều Tiên.
Sau
vụ cách chức đầy bất ngờ đối với cựu Ngoại trưởng Tần Cương hồi năm ngoái, giới
ngoại giao Trung Quốc đang chào đón một ngôi sao mới đang lên.
Đó
là Lưu Kiến Siêu, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc –
người phụ trách các vấn đề đối ngoại do đảng lãnh đạo. Chức vụ của ông tuy
không nổi bật bằng ngoại trưởng, nhưng cũng được xếp ở cấp bộ trưởng.
Đầu
năm nay, Lưu đã có chuyến thăm bất ngờ tới Mỹ, rõ ràng là để thực hiện một
nhiệm vụ quan trọng từ cấp trên của ông, Chủ tịch Trung Quốc kiêm Tổng Bí thư
Đảng Cộng sản Tập Cận Bình.
Trong
thời gian lưu trú tương đối dài, từ ngày 8 đến ngày 13 tháng 1, Lưu đã được đón
tiếp nồng hậu đến bất ngờ. Ông đã gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, và Phó Cố
vấn An ninh Quốc gia Jon Finer. Ông cũng gặp gỡ các nhân vật chủ chốt của cả
hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, bao gồm nhiều chính trị gia địa phương và thành
viên của cộng đồng doanh nghiệp ở San Francisco, New York, và Washington.
Lưu
Kiến Siêu hiện đã 60 tuổi, lớn tuổi hơn Tần Cương, nhưng vẫn còn khá trẻ đối
với một quan chức hàng đầu của Trung Quốc. Ông từng học một năm tại Đại học
Oxford ở Anh trước khi gia nhập Bộ Ngoại giao Trung Quốc và sau đó giữ chức đại
sứ tại Indonesia và Philippines.
Một
phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Antony Blinken (hàng
trước bên trái) đã gặp Lưu Kiến Siêu tại văn phòng Bộ Ngoại giao ở Washington
vào ngày 12/1. Hai bên thảo luận về một loạt vấn đề bao gồm Triều Tiên, Đài
Loan, cuộc chiến của Nga ở Ukraine, và Trung Đông. © Reuters
Trong
thời gian làm Giám đốc Vụ Thông tin tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nơi ông chịu
trách nhiệm về quan hệ công chúng, Lưu đã tiếp xúc với các nhà báo nước ngoài
và được đánh giá là rất hòa nhã. Ông là một diễn giả tài năng với khả năng nói
tiếng Anh trôi chảy.
Ông
cũng từng giữ các chức vụ nổi bật ngoài lĩnh vực ngoại giao. Ông được bổ nhiệm
vào Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng, cơ quan giám sát chiến dịch chống
tham nhũng do Tập chỉ đạo, và một số chức vụ ở tỉnh Chiết Giang, nơi Tập từng
là Bí thư Tỉnh uỷ.
Giờ
đây, với tư cách là người đứng đầu Ban Đối ngoại, và sau khi Tần, trợ lý mà Tập
từng trọng dụng, bị cách chức, nhiệm vụ của Lưu là theo đuổi các mục tiêu ngoại
giao của nhà lãnh đạo.
Chuyến
thăm Mỹ gần đây của ông “không nhận được nhiều sự chú ý, nhưng sứ mệnh quan
trọng tại Mỹ này có liên quan nhiều đến khoảng cách ngày càng thu hẹp giữa
[lãnh đạo Triều Tiên] Kim Jong Un và [Tổng thống Nga Vladimir] Putin,” theo lời
một nguồn tin quen thuộc với mối quan hệ giữa Trung Quốc, Triều Tiên, và Nga.
Putin
gặp Kim tại Vostochny Cosmodrome của Nga vào ngày 13/09. Hình ảnh do Thông tấn
xã Trung ương Triều Tiên công bố. (Nguồn: KCNA đăng trên Reuters)
Điều
này có nghĩa là sự hợp tác giữa Nga và Triều Tiên trong vấn đề Ukraine đã bắt
đầu trở thành một lý do thuận tiện để Tập và Tổng thống Mỹ Joe Biden “kết nối
với nhau.” Chìa khóa của câu chuyện này là những động thái gần đây của Nga.
Sau
khi chấp nhận cung cấp cho Triều Tiên nhiều công nghệ liên quan đến tên lửa hơn
bao giờ hết, Nga đã đảm bảo con đường mua đạn pháo, loại đạn mà nước này đang
cực kỳ thiếu hụt ở Ukraine, từ Triều Tiên. Hơn nữa, các động thái xúc tiến để
Nga nhập khẩu tên lửa của Triều Tiên đã xuất hiện. Chúng bổ sung vào hoạt động
mua sắm vũ khí và cấp phép công nghệ trên khắp lục địa.
Moscow
sẽ được hưởng lợi nếu nước này có thể kích động Triều Tiên và gây ra tình trạng
hỗn loạn trên Bán đảo Triều Tiên, cũng như các nơi khác ở Đông Bắc Á – nếu điều
đó xảy ra, sự quan tâm đến cuộc chiến Ukraine sẽ suy giảm ở châu Á, cũng như ở
Mỹ và châu Âu, đồng thời các biện pháp trừng phạt chống lại Nga cũng có thể dần
giảm bớt.
Nhưng
Trung Quốc đang cực kỳ khó chịu với việc sân sau của mình “bị đột nhập.” Họ
không thể để Nga lấn lướt trong phạm vi ảnh hưởng của chính mình. Trên hết,
việc Triều Tiên, quốc gia đã tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân, tăng cường kho
tên lửa có khả năng hạt nhân của họ bằng công nghệ của Nga là một vấn đề an
ninh lớn đối với Trung Quốc.
Nếu
Triều Tiên có tên lửa hành trình và thậm chí cả tên lửa phóng từ tàu ngầm có
thể sử dụng trong chiến tranh thực tế, thì những tên lửa đó không chỉ có thể
nhắm vào Mỹ, Hàn Quốc, và Nhật Bản, mà còn nhắm cả vào nước láng giềng là Trung
Quốc.
Đối
với Tập, Putin được coi là đồng minh chiến lược. Tuy nhiên, giữa họ cũng có một
sự chia rẽ sâu sắc mà người ngoài không thể nhìn thấy được. Và giờ đây, Putin
còn tuyên bố rằng ông chuẩn bị đích thân đến thăm Triều Tiên trong thời gian
tới.
Nguồn
tin đã đề cập cũng cho biết: “Nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cố gắng lợi dụng
cuộc khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên, mà Nga cũng đang can dự.” Theo lời
nguồn tin, mục đích của Trung Quốc là nhằm xoa dịu mối quan hệ cực kỳ căng
thẳng của Bắc Kinh với Mỹ.
Về
phần mình, Biden cũng không muốn chứng kiến biến động lớn trên Bán đảo Triều
Tiên trong năm nay, ngay trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Nếu chiến tranh nổ ra
ở Đông Bắc Á, bên cạnh cuộc chiến Ukraine và cuộc chiến Israel-Hamas, quân đội
Mỹ sẽ phải đối phó với ba mặt trận trải rộng khắp thế giới. Điều này sẽ gây khó
khăn cho ngay cả quân đội giỏi nhất thế giới, vì lực lượng của họ bị phân tán.
Một
yếu tố khác là cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người nhiều khả năng sẽ trở
thành đối thủ của Biden trong cuộc đua tổng thống. Nhờ những cuộc gặp ấn tượng
với Kim khi còn là Tổng thống, Trump được coi là có mối quan hệ tốt đẹp với nhà
lãnh đạo Triều Tiên. Nếu Bán đảo Triều Tiên trở thành một vấn đề vào lúc này,
nó sẽ là cơ sở chính cho các cuộc tấn công của Trump nhắm vào Biden. “Tôi có
thể xử lý được vấn đề,” Trump có lẽ sẽ nói như vậy.
Tổng
thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại một sự kiện tranh cử ở Manassas, Virginia,
ngày 23/1. © Reuters
Tập
và Biden đối đầu gay gắt trong vấn đề Đài Loan, nhưng cả hai lại chia sẻ ít
nhiều lợi ích ở Bán đảo Triều Tiên, và vì vậy, đó là nơi họ có thể tìm kiếm
không gian hợp tác. Đối phó với Triều Tiên thực sự có thể trở thành một mối dây
ràng buộc giữa Mỹ và Trung Quốc.
Cuộc
chiến ở Ukraine, tưởng chừng không liên quan đến châu Á, giờ đây đã có tác động
đáng kể đến Đông Bắc Á, khi Putin và Kim đồng ý chuyển giao vũ khí và công
nghệ. Tình hình ở phía đông và phía tây của lục địa Á-Âu đã trở nên đan xen vào
nhau.
Và
đây là lúc mà ngôi sao ngoại giao mới của Trung Quốc, Lưu Kiến Siêu, xuất hiện.
Nhiệm vụ chính của ông, với tư cách là quan chức phụ trách ngoại giao của đảng,
trên thực tế là ngoại giao với Triều Tiên. Lý do là vì Triều Tiên cũng là một
quốc gia độc đảng, được lãnh đạo bởi chế độ độc tài.
Trong
hệ thống Trung Quốc của Tập, Lưu có thể chính thức đóng vai trò quyền ngoại
trưởng trong việc giải quyết tình hình căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên. Vì
vậy, chuyến thăm Mỹ của Lưu, bao gồm một nhiệm vụ quan trọng là thảo luận về sự
hợp tác giữa Putin và Kim, dĩ nhiên cũng nằm trong phạm vi nhiệm vụ của ông.
Tại
Mỹ, Lưu nhấn mạnh rằng Trung Quốc không có ý định thay đổi trật tự quốc tế hiện
nay. Những lời này không chỉ vì tôn trọng vị thế lãnh đạo thế giới của Mỹ, và
cũng không phải là lời nói suông về vấn đề Đài Loan.
Lưu
Kiến Siêu trong phiên hỏi đáp tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới lần thứ 11 ở Bắc
Kinh vào ngày 02/07/2023. © AP
Hàm
ý ở đây là Trung Quốc sẽ không sẵn sàng nhảy lên thuyền cùng Putin và Kim,
những người đang cố gắng thay đổi trật tự quốc tế hiện tại bằng vũ lực, cả ở
Bán đảo Triều Tiên và Ukraine.
Thật
bất thường khi chính quyền Biden lại đối xử nồng hậu với người đứng đầu ngoại
giao của Đảng Cộng sản, vốn không thuộc chính phủ Trung Quốc. Cần lưu ý rằng
song song với chuyến thăm Mỹ của Lưu, đàm phán giữa các quan chức quân sự Mỹ và
Trung Quốc cũng đã được tổ chức tại Washington.
Chưa
đầy một tuần sau khi trở về từ Mỹ, Lưu đã gặp Ri Ryong Nam, Đại sứ của Triều
Tiên tại Trung Quốc, tại Bắc Kinh vào ngày 19/01 – một động thái cũng ám chỉ
mục đích chuyến thăm Mỹ của Lưu. Nhiều khả năng, hai bên đã có một cuộc trao
đổi quan điểm quan trọng, trong đó Lưu truyền đạt những quan ngại của chính
quyền Biden.
Như
để xác nhận điều này, một tuần sau, Tôn Vệ Đông, Thứ trưởng Ngoại giao Trung
Quốc phụ trách các vấn đề Bán đảo Triều Tiên, đã tới Bình Nhưỡng. Tính cấp bách
của chuyến thăm này đã được chứng minh khi Tôn được cho là đã di chuyển bằng
đường bộ chứ không phải đường hàng không, vì không thường xuyên có các chuyến
bay giữa hai nước.
Thật
ra, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Pak Myong Ho vừa đến thăm Bắc Kinh vào
tháng 12 và gặp Tôn. Còn tại Bình Nhưỡng, Tôn đã gặp Ngoại trưởng Triều Tiên
Choe Son Hui vào ngày 26/1 và đưa ra ý tưởng “hợp tác chiến thuật” giữa Trung
Quốc và Triều Tiên.
Vậy
thì, hợp tác Trung-Triều, kết hợp với từ “chiến thuật” hiếm khi được sử dụng,
sẽ bao gồm những gì?
Đằng
sau những liên lạc ngày càng thường xuyên giữa Trung Quốc và Triều Tiên còn ẩn
chứa một sự đối kháng phức tạp đối với Nga.
Song
song với các cuộc đàm phán ở Bình Nhưỡng, cũng có những diễn biến giữa Mỹ và
Trung Quốc. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm nhà
ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh, đã gặp Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake
Sullivan tại Bangkok vào ngày 26 và 27/1. Họ nhất trí rằng các nhà lãnh đạo Mỹ
và Trung Quốc sẽ có các cuộc điện đàm trong vòng vài tháng tới.
Ngoại
trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan tại
Bangkok ngày 27/1. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng trên Kyodo)
Ban
đầu, người ta tin rằng trọng tâm chính của cuộc họp sẽ là các vấn đề xoay quanh
Đài Loan, nơi cuộc bầu cử tổng thống ngày 13/1 đã kết thúc với chiến thắng
thuộc về Lại Thanh Đức của Đảng Dân Tiến cầm quyền, và về các cuộc tấn công
trên biển do lực lượng phiến quân Houthi được Iran hậu thuẫn ở Yemen thực hiện.
Tuy
nhiên, xét đến chuyến thăm của Lưu và các cuộc đàm phán Trung-Triều tại Bình
Nhưỡng, có thể chắc chắn rằng các cuộc đàm phán Mỹ-Trung tại Bangkok còn đề cập
đến tình hình khó khăn trên Bán đảo Triều Tiên, cũng như các vấn đề hạt nhân và
tên lửa của Triều Tiên.
Và
ngay khi cuộc gặp Mỹ-Trung kết thúc, Triều Tiên đã hành động. Hãng thông tấn
trung ương chính thức của Triều Tiên đưa tin rằng vào ngày 28/1, Kim Jong Un đã
quan sát vụ phóng thử một loại tên lửa hành trình chiến lược phóng từ tàu ngầm
mới từ bờ biển phía đông Triều Tiên.
Mối
đe dọa từ Triều Tiên đang gia tăng trên khu vực Bán đảo, và nhân vật đứng trong
bóng tối là Putin, người đã kéo dài cuộc chiến ở Ukraine gần hai năm. Kim đang
khéo léo giật nhiều sợi dây khác nhau để khiến Nga và Trung Quốc đối trọng lẫn
nhau.
Tập
và Biden, những người dự kiến sẽ có các cuộc điện đàm trong vài tháng tới, sẽ
xử lý tình huống phức tạp này như thế nào? Nhiều nhà phân tích sẽ theo dõi sát
sao để tìm câu trả lời cho câu hỏi đó.
Nhưng
điều đã rõ ràng là các hành động của Trung Quốc liên quan đến nhà ngoại giao
hàng đầu Vương Nghị và ngôi sao đang lên Lưu Kiến Siêu sẽ ảnh hưởng đến tình
hình ở châu Á và trên toàn thế giới, thậm chí cả tương lai của Ukraine.
----------------------------
Katsuji
Nakazawa
là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông
đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành
trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm
2014.
Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s
rising star visits U.S. over warming Putin-Kim ties,” Nikkei
Asia, 01/02/2024
No comments:
Post a Comment