Hoàng Hà
29/02/2024
https://baotiengdan.com/2024/02/29/sinh-ngay-30-thang-2/
LGT: Những người có ngày
sinh vào ngày 29-2 đã hiếm vì bốn năm mới có sinh nhật một lần, nhưng ở xứ mình
lại có những người “được sinh ra” vào ngày 30-2. “Được sinh ra” vào ngày này có
một cái lợi duy nhất là họ sẽ trẻ mãi vì chẳng bao giờ họ có sinh nhật trong đời.
Tuy
nhiên, bất lợi rất lớn là họ chẳng bao giờ được đặt chân lên máy bay, vì khi nhập
ngày sinh vào thì máy sẽ không nhận, nên không mua vé được. Họ cũng chẳng bao
giờ được ra nước ngoài định cư hay học tập vì với ngày sinh đặt biệt như thế,
không nước nào dám cho họ vào.
Sau
đây là bài viết của cô Hoàng Hà, một cô giáo về hưu ở Hà Nội, kể về nỗi khổ của
những người có khai sinh vào những ngày đặc biệt như vậy, cũng như nỗi khổ của
những người sống trong đất nước với bộ máy “hành chính”, nhưng chỉ biết “hành”
dân là… “chính”.
***
Có
người bạn phây của tôi nói, sống cho đến 72 năm mới phát hiện ra rằng tháng 2
dương lịch chỉ có 28 ngày và bốn năm một lần mới có 29 ngày. Ai sinh vào ngày
29/2 thì bốn năm mới có sinh nhật một lần. Còn tôi thì, cách đây gần 30 năm, đã
nhiều khi khóc dở mếu dở vì cái ngày 28, 29 tháng 2 rồi.
Chuyện
là, từ khi có ứng dụng tin học, người ta đã cài đặt các phần mềm. Thời gian đầu,
phần mềm cho những bản danh sách có cột ngày tháng năm sinh thì tất cả các trường
học đều gặp phải tình huống máy không nhận những trường hợp học sinh có ngày
sinh là 30/2, thậm chí có cả trường hợp sinh ngày 29/2 máy cũng không nhận.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/02/1-89.jpg
Giấy
khai sinh cho thấy, đương sự sinh ngày 30-2. Nguồn: Beat.vn
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/02/1-38.png
Khốn
nỗi, kiểm tra giấy khai sinh bản chính của các em thì đúng là sinh ngày 30/2
hay 29/2, mà muốn sửa thông tin ở giấy khai sinh thì phải qua tư pháp cấp tỉnh,
có nghĩa là phải có chữ ký của chủ tịch hoặc phó chủ tịch tỉnh.
Cái
nước mình nó thế. Bây giờ thì khá hơn chút, chứ ngày xưa trình độ dân trí thấp.
Ở nông thôn ngày xưa, không nói đa số người dân, nói ngay cả chủ tịch, bí thư đảng
ủy xã, trình độ văn hóa còn có người chưa hết cấp 2, văn hóa của chánh văn
phòng ủy ban cũng không hơn, thế thì làm sao mà không có sai sót như thế.
Việc
quản lý và lưu trữ hồ sơ thì mới thật là thảm hại. Tôi có cô em chồng làm chánh
văn phòng UBND xã từ những năm một ngàn chín trăm bẩy mấy…, rồi chuyển sang phụ
trách phụ nữ xã cho đến tuổi 55 thì nhà nước có chính sách về hưu cho một số đối
tượng chủ chốt cấp xã, phường, nhưng phải đầy đủ hồ sơ chứng lý. UBND xã ở nước
mình làm gì có lưu hồ sơ, cho nên đại đa số những người trong tiêu chuẩn đều
không được duyệt hưởng chế độ hưu trí.
May
mắn là, khi đó tôi làm quản lý trong trường học. Tôi lục lọi trong hàng ngàn
quyển học bạ còn lưu lại trong nhà trường Tiểu học và THCS của xã, tìm được những
tờ giấy khai sinh bản chính, có chữ ký của cô em tôi chứng minh được thời gian
cô em chồng tôi làm Chánh văn phòng UBND xã. Chồng cô ấy là Trưởng phòng an
ninh Sở Công an Hải Dương khi ấy, khi đi lo việc nghỉ hưu cho vợ về nói, cô ấy
là người đầu tiên được bảo hiểm tỉnh duyệt, cả một đống hồ sơ không được duyệt
vì không đủ chứng lý.
Còn
chuyện yêu cầu các cụ già cao tuổi về quê quán xin lại giấy khai sinh để làm
Căn cước Công Dân, khác nào bắt các cụ hái sao trên trời, CCCM nhể.
No comments:
Post a Comment