Người
gốc Việt vận động cho tự do tôn giáo tại Hội nghị IRF 2024
01/02/2024
Hàng
chục nhà hoạt động vì tự do tôn giáo cho Việt Nam tập hợp ở thủ đô Washington
trong 3 ngày qua để vận động các nhà lập pháp, hành pháp và các tổ chức quốc tế
nhân dịp họ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRF) 2024 tại
Mỹ.
https://gdb.voanews.com/01000000-0a00-0242-07b8-08dc22cca9ca_w650_r1_s.jpeg
Phái
đoàn người gốc Việt chụp hình lưu niệm sau buổi cầu nguyện đa tôn giáo bên lề
Hội nghị Thượng đỉnh IRF 2024, khách sạn Washington Hilton, Washington DC, Hoa
Kỳ, ngày 30/1/2024. Photo: Đinh Thị Ngọc Tuyết.
Theo ban tổ chức, Hội nghị Thượng
đỉnh năm nay có các buổi thảo luận về tự do tôn giáo trong bối cảnh an ninh
quốc gia, văn hóa hiện đại, và nhân quyền với chủ đề đa dạng, trong đó có tự do
tôn giáo, luật báng bổ và bội đạo; vấn đề vi phạm với các cộng đồng tôn giáo
bản địa và bị chiếm đóng.
Ngoài
các sự kiện chính với sự góp mặt của các diễn giả quốc tế bao gồm các chính
khách, các nhà làm luật, các nhóm nhân quyền, viện nghiên cứu diễn ra từ ngày
30-31/1, phái đoàn người Việt hải ngoại còn tổ chức các cuộc vận động tại Quốc
hội Mỹ vào ngày 29/1 để gây chú ý về vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Bà
Đinh Thị Ngọc Tuyết, một cư dân ở thành phố Louisville, bang Kentucky, thành
viên của tổ chức Vận động cho Đức tin và Công lý tại Việt Nam, chia sẻ với VOA
hôm 31/1 về các hoạt động của đoàn trong 3 ngày qua.
“Vào
ngày 29/1 chúng tôi chia ra rất nhiều nhóm để gặp gỡ các vị dân biểu và các
thượng nghị sĩ để nêu các trường hợp tiêu biểu về đàn áp tự do tôn giáo và nhân
quyền tại Việt Nam”.
“Sang
đến ngày 30-31/1, chúng tôi tổ chức các hội luận tại phòng dành cho giới trẻ
(Youth Track) ở hội nghị IRF với các sự kiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh để
đưa tiếng nói của cộng đồng các tôn giáo tại Việt Nam, đưa tiếng nói của các
nạn nhân bị áp bức đến với cộng đồng quốc tế”.
Thượng
đỉnh IRF là một hội nghị của giới xã hội dân sự và được tổ chức thường niên,
cũng như được hỗ trợ bởi một liên minh đa dạng gồm các đối tác quan tâm sâu sắc
đến việc thúc đẩy sự nghiệp tự do tôn giáo quốc tế, theo trang web của hội nghị này.
Mục
sư Vàng Chí Mình, sinh sống tại bang Minnesota, một nhà hoạt động cho tự do tôn
giáo của người dân tộc H’mong ở miền bắc Việt Nam, nêu ý kiến cá nhân của ông
với VOA:
“Đồng
bào của chúng tôi ở Việt Nam rất mong muốn có được một đất nước tự do về tôn
giáo, nhưng chúng tôi bị nhà cầm quyền Việt Nam quản lý rất chặt chẽ, nên chúng
tôi đến muốn đây để xem quốc tế có thể làm gì để giúp chúng tôi”.
https://gdb.voanews.com/01000000-0a00-0242-ffa0-08dc22cbcc18_cx0_cy27_cw100_w250_r1_s.jpeg
Nhà
hoạt động Tanya Nguyễn Đỗ vận động tại Quốc hội Mỹ, ngày 29/1/2024.
Bà
Tanya Nguyễn-Đỗ, sinh sống ở thành phố Sarasota, bang Florida, cho VOA biết
rằng khi bà tham gia sự kiện này bà không chỉ cất tiếng nói đòi công lý cho các
nạn nhân trong vụ Thiền Am ở Long An – nơi 6 thành viên bị kết án tổng cộng hơn
23 năm tù về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” - mà còn còn đồng hành với các
nhóm tôn giáo khác được nhìn nhận là “bị tấn công” tại Việt Nam.
“Tôi
tham gia với tính cách không phải là vì Thiền Am không thôi mà còn lên tiếng
cho những người dân tộc thiểu số theo đạo như người H’mong, Khmer, người Thượng
Tây Nguyên… bị tấn công. Chúng tôi bắt tay đa tôn giáo để lên tiếng nói đại
diện cho các nạn nhân của các nhóm Hòa Hảo, Cao Đài, Công giáo… để cùng chung
một tiếng nói”.
VIDEO
: ‘Vi phạm’ của Việt Nam bị nêu lên tại Hội
nghị Tự do Tôn giáo Quốc tế
Cũng
bên lề sự kiện IRF, phái đoàn gốc Việt hôm 31/1 tổ chức buổi giới thiệu Mạng
lưới Đa tôn giáo. Sự kiện này được trang Facebook Bàn tròn Đa
tôn giáo tường
thuật trực tiếp.
“Ở
Việt Nam các tôn giáo độc lập đều bị nhà cầm quyền đàn áp vì vậy chúng tôi cùng
chia sẻ mối quan tâm chung là các tín hữu trong đạo của mình được tự do thực
hành tín ngưỡng. Vì hoạt động riêng không hiệu quả nên chúng tôi muốn thành lập
mạng lưới gồm các tôn giáo, các đạo ở Việt Nam để cùng làm việc và lên tiếng
nói cho đồng bào Việt Nam bị bách hại vì tự do tôn giáo”, bà Đinh Thị Ngọc
Tuyết, một thành viên của Mạng lưới, nói với VOA.
VOA
đã liên lạc Đại sứ quán Việt Nam ở Mỹ và Bộ Ngoại giao Việt Nam, đề nghị họ cho
ý kiến về các sự kiện của phái đoàn người Mỹ gốc Việt tại IRF và tại Quốc hội
Mỹ, nhưng chưa được hồi đáp.
Chính
quyền Việt Nam từ trước đến nay phản bác các cáo buộc vi phạm tự do tôn giáo,
nói thêm rằng các quyền tự do tín ngưỡng của người dân luôn được “đảm bảo”. Bộ
Ngoại giao Việt Nam cũng lên án việc Bộ Ngoại giao Mỹ liên tiếp trong hai năm
đã đưa Hà Nội vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt (SWL) vì các vi phạm “nghiêm
trọng” về tự do tôn giáo.
Chủ
tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson, Đại sứ Lưu động về Tự do tôn giáo của Mỹ Rashad
Hussain, cựu Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, Thượng nghị sĩ James Lankford, các
Dân biểu French Hill, Chris Smith… có bài phát biểu tại hội nghị IRF 2024, diễn
ra tại khách sạn Washington Hilton.
Trong
một sự kiện chính của IRF vào sáng ngày 31/1, ông Mike Johnson phát biểu đưa ra
cảnh báo về nạn “thu hoạch nội tạng” ở Trung Quốc mà trong đó ông nhấn mạnh tầm
quan trọng của tự do tôn giáo, theo
trang Newsweek.
Liên
quan đến kinh tế và tự do tôn giáo, ông Johnson nói: “Kinh tế thịnh vượng khi
mọi người được phép thực hành đức tin của mình”, theo trang Facebook IRF Summit.
No comments:
Post a Comment