Ngọc Trinh, các bộ
trưởng tham nhũng và ‘tội ác’ phơi bày bằng hình ảnh xấu trên báo chí
Khải
Đơn
Gửi
cho BBC từ Indonesia
2
tháng 2 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ckm3xjgv55go
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/6ea6/live/b85122c0-c17a-11ee-ace0-c35c1b4f6d82.png
Người
mẫu Ngọc Trinh trong bức ảnh chụp từ phòng tạm giam (bên phải) với chất lượng
xấu và rõ mặt so với bức ảnh được ưu ái làm mờ của bộ trưởng Y Tế Nguyễn Thanh
Long trong phiên tòa xử tham nhũng
Ngày
19/10/2023, Ngọc Trinh bị bắt. Tờ Vietnamplus thuộc Thông Tấn Xã Việt Nam đăng
ảnh cô mặc chiếc áo khoác hồng mỏng và áo thun, ngồi giữa hai cán bộ công an
đang đứng.
Ngày
15/1/2023, Vietnamplus cùng nhiều báo lớn khác như Tuổi Trẻ đăng bức ảnh cô mặc
áo xanh sậm, chụp qua vai một cán bộ công an khác.
Một
số người đọc ở Việt Nam ca ngợi: Có lẽ cô là người nổi tiếng duy nhất bị bắt mà
lên hình "trông vẫn còn tử tế". Ấy là độc giả đang so sánh cô với bà
Nguyễn Phương Hằng bị bắt với tóc tai rũ rượi, gương mặt không trang điểm, hoặc
đại gia Vạn Thịnh Phát còn nguyên lô cuốn tóc và mặc đồ ngủ bị bắt tại nhà.
Nhưng
khi nhìn Ngọc Trinh trong những cột mốc, từ bị bắt đến khi công bố hoàn tất cáo
trạng, rồi truy tố theo khung hình phạt từ 2 - 7 năm tù, tôi nhớ lại lời khen
"trông vẫn còn tử tế" và tự hỏi: Vậy ai đã từng phạm tội tồi tệ hơn
cô, nhưng được báo chí đối xử nhân văn hơn nhiều về mặt hình ảnh?
Cũng
không khó để tìm ra họ! Trên cùng tờ Vietnamplus của Thông Tấn Xã Việt Nam, tôi
tìm được ảnh cựu Bộ Trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thanh Long được phóng viên tử
tế bôi
mờ mặt trong phiên toàn xử ông gần đây.
Tội
ác ông đã phạm là gì: ăn hối lộ 2,25 triệu đô, để test kit của công ty Việt Á
được nhanh chóng cấp phép, nâng khống giá và đưa vào sử dụng giữa bối cảnh có
hàng chục ngàn người chết do Covid-19.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/aa86/live/d9493ad0-c17a-11ee-896d-39d9bd3cadbb.png
Báo
Tuổi Trẻ sử dụng bức hình "đầu bù tóc rối" nhất của bà Phương Hằng
làm hình tiêu đề cho nguyên một chuyên trang bà bị bắt. Trong khi đó, bộ trưởng
Chu Ngọc Anh được ưu ái sử dụng ảnh đẹp đương chức cho bản tin bị bắt.
- Nhiều báo VN gỡ
đoạn phát ngôn của ông Nguyễn Xuân Phúc về vụ Việt Á?6 tháng 2 năm
2023
- Đại án Việt
Á: Vì sao quan chức được làm mờ mặt trên báo chí nhưng người dân thì
không?9 tháng 1 năm 2024
- Vụ án Việt
Á: Ông Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh hầu tòa3 tháng 1 năm 2024
Để
tưởng tượng rõ hơn tội của ông Nguyễn Thanh Long, bạn đọc có thể nhớ lại chuỗi
ngày tổng lực xét nghiệm trên toàn quốc.
Giờ
đây người dân đã biết, những cuộc xét nghiệm ép buộc đó không phải vì lo lắng
toàn dân đau bệnh, mà để chi xài càng nhiều kit test càng tốt, kiếm được càng
nhiều tiền càng tốt. Khi đó rất nhiều người đã nhiễm bệnh vì các cụm tập trung
lây lan khi đi xét nghiệm.
Khi
đó, ông Long là bộ trưởng, lên ti vi rất đều đặn nói về các chính sách chống
dịch. Ông nhận 2,25 triệu đô cho "công lao" của mình và lãnh 18 năm
tù.
Nhưng
không sao, báo Vietnamplus tỏ ra là tờ báo có đạo đức với lãnh đạo, cho dù họ
phạm tội ác giữa bối cảnh cả nước đang chìm trong thảm họa, bộ trưởng vẫn xứng
đáng được đối xử tử tế, được bôi mờ mặt để những ai chưa kịp nhận ra ông thì
không cần nhận ra ông.
Kẻ
phạm tội tiếp theo nhận được sự tử tế đó là cựu Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ
Chu Ngọc Anh. Dù đã ra trước tòa, ông vẫn được báo Nhân Dân trân trọng vẽ mờ
khuôn mặt. Truyền hình Thông Tấn trong các buổi sáng đưa tin đã tô mờ mặt tất
cả những bị can trong đại án Việt Á.
Ông
Chu Ngọc Anh đã phạm tội gì? - Ông làm bộ trưởng Khoa học và Công Nghệ. Ông
biết đề tài nghiên cứu kit test là sở hữu nhà nước, nhưng rất nhanh chóng đã ký
các quyết định giao Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu với Học viện Quân y.
Trong
phiên tòa, ông Chu Ngọc Anh nói ông vô ý nhận chiếc va li đựng 200.000 USD từ
công ty Việt Á về và "quên mất", nay bị bắt thì đem trả lại 4 tỷ
đồng. Có lẽ vì ông "quên" và kịp trả lại tiền, ông chỉ nhận 3 năm tù
giam, cực kỳ nhẹ so với những gì ông đã gây ra.
Người
đọc có thể tìm lại trên Google những bài báo đưa tin bộ trưởng Khoa học và Công
Nghệ đã trao bằng khen cho đại diện các nghiên cứu tiêu biểu trong phòng chống
dịch Covid-19, Việt Á là một trong những đại diện đến nhận và đứng giữa
"vòng tay" của ông Vũ Đức Đam và Chu Ngọc Anh.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/f988/live/b5983df0-c172-11ee-ace0-c35c1b4f6d82.jpg
Một
hình ảnh thời còn đương chức, khi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và bộ trưởng Chu
Ngọc Anh cùng trao thưởng cho Việt Á và ca ngợi thành công chống dịch
Vậy
đây là người đã chủ động giúp test kit Việt Á có danh hiệu và lan tỏa đến mọi
miền đất nước.
Tương
tự, với chừng ấy tội ác, người này cũng vinh hạnh được cả Vietnamplus và báo
Nhân Dân bôi mờ mặt.
Bài
viết bắt giữ cựu bộ trưởng trên báo Tuổi Trẻ đăng bức hình hết sức phong độ của
ông, không đầu bù tóc rối như bà Nguyễn Phương Hằng hay còn đeo lô cuốn tóc như
bà Trương Mỹ Lan.
Tại
sao tôi phải bức xúc vì một cô người mẫu như Ngọc Trinh bị bắt và bị gợi ý án
2-7 năm tù, hay bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt vì livestream chửi bới cả thế
giới? - Bởi nếu ở vai trò là bị can của những vụ án hình sự, có gây hại cho xã
hội, thì những gì hai phụ nữ này làm ít gây hại hơn nhiều triệu lần so với
những tên tuổi như Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh.
Ngọc
Trinh bị bắt vì tội tập motor cùng thầy giáo ở nơi vắng vẻ, xong bị té và khoe
clip lên mạng.
Bà
Phương Hằng livestream chửi nhiều người sai sự thật (và giúp người dân hình
thành thói quen đòi sao kê mỗi khi đóng góp từ thiện).
Hai
phụ nữ này cũng vô hại hơn những tên tuổi được hạ cánh an toàn như Nguyễn Xuân
Phúc, Vũ Đức Đam vì sai phạm liên quan đến thảm họa khiến hàng chục ngàn đồng
bào chết trong dịch Covid-19 và trục lợi từ hàng chục ngàn người cần được về
bên gia đình qua những chuyến bay giải cứu.
Ở
góc độ nhìn về nữ giới, những bức ảnh của Ngọc Trinh, bà Phương Hằng được trưng
ra với vẻ hả hê thắng thế của nhà cầm quyền, và cho phép công chúng không gian
đủ lớn để cười cợt vào nhan sắc, cơ thể của hai phụ nữ này bằng cái nhìn tấn
công giới tính.
Với
phụ nữ, nhan sắc là phần quan trọng. Phần này bị hủy hoại vì những bức ảnh tóc
rối bù, mặc áo thun tay bị còng, ảnh mờ nhòe chụp từ vai công an ra như để
chứng minh sự "có tội" và "không còn danh phận" mà họ phải
gánh chịu.
Ngược
lại, tuy ra tòa với vài triệu đô tham nhũng, 18 năm tù lận lưng, nhiều tội ác
thực sự gián tiếp gây chết và tổn thương đồng bào trong đại dịch, những bộ
trưởng, cựu bộ trưởng tiếp tục “hưởng quyền” làm mờ mặt, được các tờ báo quan
trọng nhất về mặt chính trị là Nhân Dân và Vietnamplus (Thông Tấn Xã Việt Nam)
trân trọng che mờ, dù họ đã bị kết án.
Thậm
chí, ảnh công bố bản tin bị bắt của bộ trưởng cũng là ảnh đẹp thời đương chức.
Khi
cư dân mạng đưa ra những câu đùa kiểu "Ngọc Trinh là được ưu ái có hình tử
tế nhất rồi!", thì sự đùa giỡn đó đã vô ý quên đi sự thật khó chịu hơn
nhiều, đó là sự bất bình đẳng trong cách báo chí sử dụng hình ảnh nghi can chưa
bị kết tội và đã bị kết tội.
Dù
đã có án 18 năm tù, Nguyễn Thanh
Long vẫn được che mặt. Dù chưa ra tòa, mặt Ngọc Trinh ngồi bị còng tay,
bị dẫn đi, bị thẩm vấn đã đầy rẫy các báo.
Ở
đây, tôi đặt câu hỏi về tính công chính của những biên tập xử lý hình ảnh của
các báo. Các tờ báo này cho thấy họ chẳng có quy tắc nào trong việc che mờ mặt
nhân vật hay bảo vệ danh tính ai cả.
Không
lẽ một cô người mẫu chưa bị kết tội có ít quyền con người hơn một bộ trưởng
phạm nhiều tội đã bị kết án?
Một
người livestream không cần phẩm giá nên đáng bị chưng ra đầu tóc rối bù? Còn bộ
trưởng phạm tội thì cần được giữ gìn phẩm chất nên được xóa mờ bớt mặt để khỏi
ai nhận ra?
Có
phải thước đo để các tờ báo ưu ái là quyền lực mà những bị can này từng sở hữu
trước khi ra vành móng ngựa? Hay các cơ quan ngôn luận này cũng chẳng cần quan
trọng gì phẩm giá của những phụ nữ mà họ và cố ý câu view bằng cách dùng hình
ảnh đủ xấu và bôi nhọ họ trên mạng?
Đó
cũng là khi độc giả nhận ra cách chọn xóa mờ ảnh ai thể hiện phương châm phụng
sự của tờ báo và những biên tập viên ảnh: ta hiểu họ thực sự coi trọng ai và
muốn ai trở thành trò cười thu hút đám đông.
-------------
Bài
viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, một nhà thơ, nhà văn Việt
Nam.
No comments:
Post a Comment