Hoa
Kỳ nên trợ giúp Việt Nam phát triển thư viện, dạy nghề và khoa học xã hội nhân
văn
RFA
2024.02.03
Thư
viện trong Trung tâm Hoa kỳ tại Sài Gòn (ảnh minh họa). Tổng
Lãnh sự Hoa Kỳ tại Tp. HCM
*
Gần
đây, Hoa Kỳ liên tục đưa ra thông điệp hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực cho
ngành bán dẫn, một ngành công nghệ được coi là nền tảng của hầu hết sản xuất
công nghiệp của thế giới ngày nay. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không hỗ trợ Việt Nam phát
triển các ngành khoa học xã hội và nhân văn, là những ngành cung cấp nền tảng
về tư duy, nhận thức, tri thức cho sự phát triển. Câu hỏi đựợc đặt ra là liệu
những kiến thức kỹ thuật thuần túy mà Hoa Kỳ trợ giúp cho Việt Nam có thể giúp
được quốc gia Đông Nam Á “đang phát triển” này cất cánh được hay không.
Nhân
dịp này, RFA trao đổi với Giáo sư Vũ Tường, Trưởng khoa Chính trị học, Đại học
Oregon, về vấn đề Hoa Kỳ viện trợ giáo dục cho Việt Nam ở các ngành khoa học xã
hội, nhân văn và các lĩnh vực liên quan. GS Vũ Tường cho biết Hoa Kỳ dẫn đầu
thế giới các ngành khoa học xã hội này. Theo ông, Hoa Kỳ và Việt Nam thường
xuyên nhấn mạnh đến việc hai bên “hiểu nhau”, mà muốn hiểu nhau thì phải nghiên
cứu về nhau. Việt Nam muốn hiểu Hoa Kỳ thì nên học các tri thức mới, hiện đại
của các ngành khoa học xã hội, nhân văn Hoa Kỳ.
RFA.
Gần đây, trong một hội thảo quốc tế, ông từng phát biểu rằng Hoa Kỳ nên viện
trợ giáo dục cho Việt Nam ở những lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Xin ông
cho biết lý do.
Giáo
sư Vũ Tường
Lý
do là các chương trình trợ giúp giáo dục của Hoa Kỳ cho Việt Nam chỉ tập trung
vào các ngành STEM, tức là khoa học kỹ thuật, nhưng không ngó ngàng gì đến
những lãnh vực như khoa học xã hội và các ngành nhân văn. Trong khi đây là
những ngành rất cần thiết để xây dựng nền tảng tri thức vững vàng cho bất kỳ
quốc gia nào.
Hoa
Kỳ lại là nước phát triển mạnh nhất thế giới về khoa học xã hội và nhân văn.
Nếu có những học bổng như vậy thì sẽ giúp đào tạo cho Việt Nam thế hệ các nhà
khoa học xã hội và nhân văn trong tương lai.
RFA.
Ngoài các chương trình khoa học xã hội và nhân văn, ông từng đề xuất rằng Hoa
Kỳ nên viện trợ cho Việt Nam phát triển thư viện. Xin ông giải thích vì sao
việc Hoa Kỳ viện trợ Việt Nam phát triển thư viện lại cần thiết như viện trợ
các ngành STEM (khoa học kỹ thuật)?
Giáo
sư Vũ Tường
Thư
viện ở Việt Nam ở tình trạng rất yếu kém. Do chính quyền không quan tâm đến thư
viện từ mấy chục năm nay chứ không chỉ bây giờ. Gần đây thì có đỡ hơn nhưng chủ
yếu tập trung ở các thành phố lớn, các trường đại học lớn. Còn thư viện các
trường nhỏ, ở các địa phương thì còn nhiều khó khăn.
Tôi
mong chính quyền Hoa Kỳ cung cấp nguồn lực cho Việt Nam để phát triển thư viện
không chỉ ở các trường lớn mà còn các trường nhỏ ở địa phương. Nếu họ nhận được
sách gửi tặng từ Hoa Kỳ thì sẽ giúp khuếch trương học thuật ở Việt Nam, giúp
Việt Nam tận dụng nguồn tri thức từ Hoa Kỳ trong các ngành khoa học tự nhiên,
xã hội và nhân văn, giúp giảng viên của Việt Nam có nguồn bổ sung, cập nhật
kiến thức mới.
Các
ngành này ở Hoa Kỳ là mạnh nhất thế giới. Nếu họ có thể tiếp cận các nguồn tri
thức đó, họ sẽ rất tự tin, có thể góp phần tiếp tục phát triển thêm tri thức
mới cho nhân loại và truyền đạt lại cho sinh viên.”
RFA.
Ông từng nói, theo một nghiên cứu quốc tế công bố cách đây vài năm, chỉ có bốn
công ty Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng cho Công ty Samsung của Hàn Quốc ở
Việt Nam. Cả bốn công ty này chỉ cung ứng cho Samsung những lĩnh vực không đòi
hỏi hàm lượng chất xám cao, ví dụ như dịch vụ bảo vệ, thùng carton đóng gói,
dịch vụ ăn uống… Vậy có mối quan hệ gì hay không giữa đề xuất của ông về việc
Hoa Kỳ nên viện trợ Việt Nam phát triển khoa học xã hội, nhân văn và đào tạo
nguồn nhân lực trình độ cao với một thực tế là Việt Nam không tham gia được vào
phân khúc cao của chuỗi cung ứng toàn cầu?
Giáo
sư Vũ Tường
Hai
điều đó liên quan đến nhau. Vấn đề lớn nhất của Việt Nam năng suất lao động còn
thấp. Năng suất lao động thấp vì Việt Nam thất bại trong việc xây dựng chuỗi
cung ứng, đưa Việt Nam tham gia vào chuỗi ung ứng cao hơn.
Điều
đó liên quan đến rất nhiều chính sách, không chỉ là chính sách đào tạo nguồn
nhân lực. Ví dụ, chính sách về đầu tư, chính sách quản lý doanh nghiệp.
Còn
nói riêng về chính sách đào tạo nguồn nhân lực thì Việt Nam còn yếu và thiếu.
Chính sách này rơi vào khoảng trống giữa hai bộ là Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ
Lao động Thương binh Xã hội. Có lẽ vì lý do này mà lĩnh vực đào tạo nghề cho
người lao động chưa được tập trung chú ý nhiều.
Do
đó, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ nên cung cấp cho Việt Nam
những nguồn lực, thông qua kết nối giữa các đại học cộng đồng, dạy nghề ở Mỹ
với các cơ sở kinh doanh, sản xuất ở Việt Nam hoặc các trường dạy nghề ở Việt
Nam.
Nếu
Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam theo những hướng trên thì sẽ giúp Việt Nam có
những chương trình đào tạo bài bản những kỹ năng dành cho công nhân trong nhiều
ngành công nghiệp, nhất là những ngành công nghiệp hiện đại hơn. Điều đó sẽ
giúp Việt Nam tham gia sâu hơn và có vị trí cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn
cầu trong tương lai.
RFA
xin cảm ơn Giáo sư Vũ Tường đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
No comments:
Post a Comment