Cơn
thịnh nộ về ‘Ga tàu thủy Bạch Đằng’
28
tháng 2, 2024
https://saigonnhonews.com/thoi-su/thay-gi-tren-mang/con-thinh-no-ve-ga-tau-thuy-bach-dang/
.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/02/29-Ga-tau-Thuy-CMC-1024x683.jpg
(ảnh:
CMC)
Thiên
hạ khắp nơi chứ không chỉ là người Sài Gòn, có cả những bậc trí giả, túc nho…
đang nổi giận về cái cụm từ “Ga tàu thủy Bạch Đằng.”
Cơn
giận có cơ sở vì đây là một cụm từ kỳ dị, kết hợp một mớ từ “hổ lốn”, “hằm bà lằng”
gồm cả từ gốc tiếng Pháp (gare), tiếng Tàu (thủy 水) lẫn tiếng Ta (tàu).
Ai
học, chú ý ngôn ngữ tiếng Việt đều biết có một nguyên tắc cơ bản trong tiếng Việt:
từ gốc Việt đi với từ gốc Việt, từ gốc Hán Việt đi với từ gốc Hán Việt.
Trước
1975, ở miền Nam, người ta dùng từ Hán Việt, chưa phải đã hay, nhưng ít ra từ
Hán Việt đi với từ Hán Việt, không Tây – Tàu – Ta lẫn lộn và thống nhất cách gọi:
hải cảng (cảng biển), giang cảng (cảng sông), xa cảng (cảng xe), phi cảng (cảng
bay – dịch từ air port).
Không
lung tung như hiện nay: bến xe, ga hành khách, ga hàng không, ga tàu hỏa, ga
tàu thủy, cảng biển, cảng sông, sân bay…
Hẳn
có người cũng cố biện bạch ga (gare) trong từ nguyên (tiếng Pháp) bao gồm cả những
công trình, nhà cửa cho xe cộ, xe lửa… lẫn tàu thuyền. Đây là cách hiểu “học đã
sôi cơm nhưng chửa chín” khi không nắm được một nguyên tắc nữa trong mọi ngôn
ngữ: mỗi vùng đất, mỗi xứ sở, mỗi dân tộc… đều có cách hiểu khái niệm một từ
nào đó của riêng mình.
Có
những từ Hán Việt được người Việt hiểu khác với từ Hán gốc. Với người Việt xưa
nay, không chỉ người Sài Gòn/người miền Nam, ga vốn chỉ dành cho (bến) xe lửa.
Đọc
bài thơ, nghe nhạc phẩm “Chiều sân ga”, “Tàu đêm năm cũ”người ta đều hiểu ga
này là ga xe lửa, không phải “ga hành khách” như tấm bảng trước bến xe buýt quận
8, càng không phải “ga tàu thủy Bạch Đằng” đang “dậy sóng: sông Sài Gòn hiện
nay.
Với
người Việt xưa nay, không chỉ người Sài Gòn/người miền Nam, nơi đưa đón hành
khách đi đường sông, đường biển, đường bộ… đều gọi là bến: ngoài Bắc có bến
Bính (Hải Phòng), bến Xanh (Ninh Bình), bến xe Mỹ Đình, bến xe Gia Lâm, bến xe
Nước Ngầm…; trong Nam có bến xe miền Tây, bến xe miền Đông, bến xe Tây Ninh, bến
xe Cần Thơ và bến Bạch Đằng, bến Chương Dương, bến Hàm Tử, bến Nhà Rồng, bến
Ninh Kiều… Không sao kế xiết vì đâu đâu cũng nói vậy.
“Dừng
chân trên bến khi chiều nắng chưa phai…” (nhạc phẩm “Sài Gòn đẹp lắm”), “Về bến
Ninh Kiều thấy nàng đợi người yêu” (nhạc phẩm “Chiếc áo bà ba”)… Vô số người biết,
từng hát những lời hát, bài hát này.
Trong
đó từ “bến” là cách gọi rất Việt cho từ “quai” của tiếng Pháp vốn dành cho cả bến
xe lẫn bến tàu.
Câu
thơ đầu tiên trong bài thơ nổi tiếng “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị: “Tầm Dương
giang đầu dạ tống khách 潯陽江頭夜送客”(Đầu sông Tầm Dương, đêm tiễn khách) không
có bến.
Nhưng
tác giả Phan Huy Thực (1778 – 1846; con trai thứ hai Phan Huy Ích, anh Phan Huy
Chú) khi dịch sang chữ Nôm cũng nổi tiếng đã thêm “bến” vào: “Bến Tầm Dương,
canh khuya đưa khách.”
Bộ
phim “Thượng Hải than” 上海灘 trong đó “than” 灘 hàm nghĩa một vùng đất
ven nước (ví dụ “sa than” 沙灘 cồn cát, “hải than” 海灘 bãi biển…), sang tiếng
Việt phải là “Bến Thượng Hải.”
Với
người Việt, với tiếng Việt, dưới có ghe, có thuyền, có tàu bè, ca nô… thì trên
phải là bến. “Trên bến dưới thuyền”
“Thuyền
về có nhớ bến chăng?
Bến
thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” (ca dao)
Giờ
bỗng dưng người ta đẻ ra cái gọi là “Ga tàu thủy”. Có lẽ từ suy nghĩ đơn giản
và ngô nghê: có “ga tàu hỏa” thì có “ga tàu thủy” cũng bình thường (may mà người
ta chưa sáng tạo ra “ga tàu bay”).
Thiên
hạ đã, đang nổi giận và hoàn toàn có cơ sở thực tế lẫn lý luận của cơn giận
chính đáng trước cụm từ phá hoại sự trong sáng của tiếng Việt này. Nó kỳ quặc
kiểu lai căng vì khác cách nói của dân Việt chứ không chỉ người Sài Gòn.
Đó
là chưa nói “Bến Bạch Đằng” ai cũng biết xưa giờ đã là một cụm từ quen thuộc,
mang tính văn hóa của người Sài Gòn.
Ngành
chức năng và tác giả cụm từ này tới giờ vẫn im lặng kiểu “chắc nó trừ mình ra”.
Truyền thông báo chí tới giờ cũng chưa lên tiếng. Lẽ nào chỉ dân biết, dân bàn,
dân nghe; còn cái bảng chữ Tây – Tàu – Ta kỳ dị ấy vẫn sờ sờ ra đó, làm gì
nhau?!
-------------------------------
Chuyện
tên Bến Bạch Đằng bị đổi thành ‘Ga tàu thủy’
29
tháng 2, 2024
https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/chuyen-ben-bach-dang-bi-doi-thanh-ga-tau-thuy/
No comments:
Post a Comment