Tuesday, January 30, 2024

MỘT KHOẢNH VIỆT NAM CỘNG HÒA NỐI DÀI (Tạ Chí Đại Trường)

 



Một Khoảnh Việt Nam Cộng Hòa Nối Dài

Tạ Chí­ Đại Trường

                            Hồi ký cải tạo của

                          TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG

https://vietmessenger.com/books/?title=mot%20khoanh%20viet%20nam%20cong%20hoa%20noi%20dai

 

Ngành xuất bản ở hải ngoại đã từng xuất bản nhiều tập hồi kí cải tạo của Trần Huỳnh Châu, Hà Thúc Sinh, Phạm Quốc Bảo, Tạ Tỵ, Duyên Anh, Hoàng Liên, Đào Văn Bình, Nguyễn Chí Thiệp... Mỗi cuốn hồi kí mỗi vẻ, vì từng tác giả cố gắng ghi nhận kinh nghiệm lao tù của mình, và hình như ở mỗi trại cải tạo, mỗi lao tù có những hình thái sinh hoạt riêng nên có thể nói không có kinh nghiệm nào giống kinh nghiệm nào.

 

Một khoảnh Việt Nam Cộng hoà nối dài của Tạ Chí Đại Trường cũng là một tập hồi kí cải tạo. Tuy nhiên bạn đọc sẽ tìm thấy trong tác phẩm này nhiều đặc điểm không có ở các tập khác.

Tạ Chí Đại Trường viết hồi kí theo cung cách một người chép sử. Ông không xem kinh nghiệm lao tù của mình là một bất hạnh phải kêu than, hay một vinh dự phải cao rao. Ông xem kinh nghiệm cá nhân như một tài liệu sử. Cho nên đọc hồi kí cải tạo của Tạ Chí Đại Trường có cái thú là được nghe kể tỉ mỉ những chuyện đời, chuyện người bình thường, sau đó được nghe tác giả phân tích dẫn giải vì sao những chuyện như vậy lại xảy ra. Tạ Chí Đại Trường khách quan tối đa khi ghi nhận về thân phận người tù cải tạo lẫn các trái chứng bất trắc của người canh tù. Nhiều đoạn tập hồi kí có những phân tích tâm lí sâu sắc về phản ứng và thái độ của người tù cải tạo giống như tác phẩm của Arthur Koestler hay Alexander Solzhenitsyn.

 

Tác giả tập hồi kí này hiện ở Việt Nam, và vì là một sử gia, Tạ Chí Đại Trường đã không muốn ẩn danh để phòng ngừa những tai hoạ có thể xảy đến. Ông muốn minh danh chịu trách nhiệm những lời mình viết ra trong tập hồi kí này, như một cách biểu lộ tư cách tối thiểu của một người chép sử.

 

 

Tặng anh bạn xích lô trên đường phố Sài Gòn một hôm nào đó, đạp xe chồm tới: "Ê, Trường, mạnh giỏi?" Không lúc nào nhớ tên anh nhưng biết vì sao anh quen tôi, nhớ đến tôi. Và tôi cũng đã quen anh, nhớ đến anh.

 

Lại anh bạn cùng nghiệp "cu li" nằm đêm ở Mĩ (năm 2000), kêu khóc: "Sao tới bây giờ mà cũng vẫn chưa về?" để bà vợ thúc cùi chỏ đánh thức dậy!

 

XEM TIẾP >>>>>  

 

 

 




No comments:

Post a Comment