Hà
Nội gửi người sang TQ học lớp cán bộ nguồn: Công chúng lo ngại, chuyên gia nói
gì?
RFA
2023.09.30
20
cán bộ cấp cao của Thành Uỷ Hà Nội vừa hoàn thành lớp bồi dưỡng cán bộ quy
hoạch nguồn cho Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2025-2030, tại thành
phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
20
cán bộ Hà Nội tham gia lớp cán bộ nguồn ở Quảng Châu, Trung Quốc (SGGP screenshot)
Học gì bên
Trung Quốc?
Mạng
báo Sài
Gòn giải phóng đưa tin này và cho biết thêm rằng, trong bảy ngày
của khoá học, từ ngày 19 đến 26/9, các cán bộ của Hà Nội đã được nghiên cứu,
trao đổi về tình hình Quảng Châu, tình hình kinh tế vĩ mô của tỉnh Quảng Đông,
thực tế Đảng lãnh đạo toàn diện và chặt chẽ tại Trung Quốc, tình
hình xây dựng chính quyền số, luận giải tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã
hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới.
Thạc
sỹ quan hệ quốc tế Nguyễn Thế Phương cho biết cán bộ nguồn là những người có
thể được quy hoạch lên làm các chức vụ lãnh đạo từ trung đến cao cấp của tỉnh -
thành hoặc trung ương.
Chuyện
Việt Nam cử cán bộ đi học tập ở Trung Quốc không có gì là bất thường, mà ngược
lại, nó còn xảy ra khá thường xuyên, đặc biệt là ở các tỉnh biên giới phía Bắc.
Bởi vì, ông Phương giải thích, mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc được đặt trên
nền tảng là quan hệ chính trị và hai đảng Xã hội Chủ nghĩa, cho nên Việt Nam
thường xuyên cử cán bộ qua học hỏi về lý luận, làm sao để xây dựng tổ chức Đảng
và các cơ quan hành chính, làm sao để làm công tác dân vận tốt, làm sao để áp
dụng và học hỏi mô hình phát triển lẫn nhau, và trong trường hợp này là Việt
Nam học hỏi mô hình phát triển của Trung Quốc ở một số mặt:
“Cái
quan trọng nhất ở đây là về mặt lý luận vai trò của Đảng Cộng sản trong quá
trình phát triển, đặc biệt là Việt Nam có thể học hỏi gì từ cách mà Đảng Cộng
sản họ Trung Quốc họ vận hành hệ thống của họ, đặc biệt là Hà Nội là ở cấp độ
thành phố.
Ở
đây không phải tất cả những gì liên quan đến Trung Quốc đều dở, một số cách mà
họ quản trị đáng để học hỏi. Bởi vì nó là một mô hình gần gần với Việt Nam, hai
bên có cùng một cái thiết chế và cùng định hướng chính sách chung thì học hỏi
kỹ năng quản lý, học hỏi về chính sách phát triển, học hỏi về khả năng hợp tác
giữa các thành phố với nhau, học hỏi về mối quan hệ lý luận giữa đảng cầm quyền
và người dân…”
Ngoài
ra, theo ông Phương, những lần học tập, tiếp xúc giữa cán bộ hai bên cũng là
một cơ hội để Việt Nam có thể thu thập thông về tình hình ở Trung Quốc và cũng
để xây dựng mối quan hệ cá nhân giữa các lãnh đạo trung và cao cấp giữa hai
nước.
Cán bộ
được cử đi học ở nhiều nước
Việc
cử cán bộ đi học tập, đào tạo ngắn và dài hạn ở nước ngoài không phải là hiếm hoi
mà đây chính là chủ trương của Bộ Chính trị. Hồi tháng 8/2022, Bộ này đưa ra
mục tiêu mỗi năm cử
đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 400 cán bộ cho đến hết năm 2025. Từ
năm 2026 - 2030, mỗi năm cử đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 500 cán bộ.
Ông
Thế Phương cho biết, mục tiêu của Việt Nam hiện nay là bắt đầu chuyên nghiệp
hóa hành chính công nên mở rộng các nước gởi cán bộ sang để đào tạo, nâng cao
năng lực quản lý, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi
trường:
“Gần
đây, với mục tiêu là chuyên nghiệp hóa hành chính công thì Việt Nam không chỉ
gắn chặt với Trung Quốc nữa mà còn mở rộng ra các nước khác, đặc biệt ở đây là
các nước phương Tây; và Úc nổi lên như là một trong những đối tác quan trọng
trong việc trao đổi cán bộ; nhưng mà Trung Quốc vẫn là đối tác quan trọng nhất
bởi vì tính Đảng.”
Ngoài
Trung Quốc, cán bộ ở tất cả các tỉnh thành còn được cử đi học tập ở các nước
như Úc, Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Nga, Hàn Quốc…
Để
thực hiện đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên
chức TP Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030”, Hà Nội cho
biết sẽ cử
nhiều cán bộ đi học tập kinh nghiệm tại một số nước tiên tiến trên
thế giới như Mỹ, Nhật, Singapore… với tổng chi phí khoảng 272,3 tỉ đồng đến hết
năm 2025.
Các
lĩnh vực được đào tạo bao gồm quản lý công, xây dựng và tổ chức thực hiện chính
sách, ứng dụng công nghệ thông tin trong chính phủ điện tử, chính quyền số, đô
thị thông minh và chuyển đổi số, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách về
lĩnh vực khoa học và công nghệ…
Ảnh hưởng
gì đến việc bổ nhiệm cán bộ VN?
Tuy
nhiên, việc cử cán bộ đi học tập ở Trung Quốc khiến dư luận chú ý hơn so với
các nước khác. Nhà phân tích tình hình chính trị Việt Nam, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp
cho biết đã có nhiều đợt bồi dưỡng ngắn hạn ở Trung Quốc mà hai đảng đã thỏa
thuận với nhau, báo đảng vẫn đưa tin bình thường:
“Còn
lần này, vì có Bí thư Thành Ủy Hà Nội sang Quảng Châu dự, thì bà con thấy nó
mới, lại đăng ở các báo online, nên bà con đọc nhiều.”
Ông
Thế Phương nhận định, dân chúng quan tâm đến thông tin này là điều bình thường:
“Bởi
vì về mặt truyền thông đại chúng mà nói thì người dân không có cảm tình với
Trung Quốc và bất cứ một bước đi nào mà công chúng nhận thấy rằng Việt Nam lại
gần hơn với Trung Quốc thì họ sẽ có một cảm giác lo ngại, và đây là chuyện hoàn
toàn dễ hiểu theo góc độ từ công chúng.”
Như
vậy, liệu những lo ngại của người dân rằng các lớp học này có ảnh hưởng đến
việc quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ cấp cao của Việt Nam trong tương lai hay
không.
Theo
tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, cán bộ quy hoạch nguồn gồm những cán bộ được đưa vào danh
sách để bồi dưỡng để có thể bổ nhiệm hoặc dự kiến bầu vào các vị trí cao hơn:
“Tuy
nhiên, quy hoạch là một việc, bổ nhiệm hay không là một việc khác hẳn, ít có
liên quan với nhau.
Người
ta thường cử các nhóm cán bộ quy hoạch nguồn đi bồi dưỡng ngắn hạn ở nhiều
nước, chứ không phải chỉ có đưa sang Trung Quốc. Bồi dưỡng là để mở rộng kiến
giải, chứ không phải là để dập khuôn những thứ của Trung Quốc hay của nước nào
khác.”
Ông
Thế Phương cho rằng rất khó để đánh giá về lo ngại của công chúng là những khoá
học như thế này có ảnh hưởng gì đến kế hoạch bổ nhiệm cán bộ ở Việt Nam hay
không. Tuy nhiên, nó chắc chắn có tác động đến quan hệ hai nước:
“Nó
tạo ra một sự kết nối giữa các cán bộ nguồn với nhau. Ví dụ như vấn đề căng
thẳng Biển Đông chẳng hạn, thì cái cơ chế giúp Việt Nam và Trung Quốc hạ hỏa
chính là nói chuyện giữa Đảng chứ không phải là Nhà nước; và chính các quan
chức cả hai bên đi qua lại thăm viếng lẫn nhau tạo ra mối quan hệ cá nhân và nó
tạo ra nhiều kênh liên lạc để có thể hai bên giải quyết những bất đồng, nếu có.”
----------------------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI
SỰ
Cam
kết của Mỹ với Đông Nam Á bị nghi ngờ khi Biden bỏ qua Hội nghị thượng đỉnh khu
vực
Việt
Nam cần tránh tư duy vĩ cuồng kiểu Trung Quốc
Tàu
khảo sát Trung Quốc bám tại EEZ Việt Nam: Bắc Kinh muốn gì?
Quốc
hội cần ra luật “giám sát, ràng buộc trách nhiệm hình sự” liên quan công tác
nhân sự
Với
sự giúp đỡ của Trung Quốc, ông Hun Sen đã khép lại SEA Games “cùng thắng”