Thursday, August 3, 2023

VIỆT NAM PHẢN ỨNG VIỆC TRUNG QUỐC ĐƯA MỘT PHẦN HOÀNG SA VÀO KHU VỰC TẬP TRẬN (RFA)

 



Việt Nam phản ứng việc Trung Quốc đưa một phần Hoàng Sa vào khu vực tập trận

RFA

2023.08.03

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-reacts-to-china-s-military-exercises-in-the-paracel-archipelagoes-08032023095724.html

 

Việt Nam cho rằng việc Trung Quốc đưa một phần quần đảo Hoàng Sa vào khu vực tập trận từ ngày 29/7 đến 2/8 là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và đi ngược lại tinh thần Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-reacts-to-china-s-military-exercises-in-the-paracel-archipelagoes-08032023095724.html/@@images/3468bb67-17ce-491a-abd8-0fbcd5831a14.jpeg

Lính TQ đi tuần ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa năm 2016 (minh hoạ)  .  Reuters

 

Tuyên bố vừa nêu do Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đưa ra khi được báo chí hỏi về vụ việc tại cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội ngày 3/8.

 

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Chính phủ Hà Nội còn nói thêm hoạt động tập trận bao trùm một khu vực quần đảo Hoàng Sa như thế của phía Bắc Kinh là gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa khối các nước Hiệp hội Đông Nam Á- ASEAN và Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên tại Biển Đông (COC); cũng như việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực Biển Đông.

 

Hôm 28/7, Trung Quốc thông báo sẽ tiến hành cuộc huấn luyện quân sự trên Biển Đông từ ngày 29/7 đến 2/8 tại khu vực từ đảo Hải Nam đến một phần Biển Đông bao gồm quần đảo Hoàng Sa và bãi ngầm Macclesfield.

 

Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc hồi năm 2002. Một trong những điểm được ký là giữ nguyên hiện trạng lúc bấy giờ.

 

Tuy vậy, Trung Quốc sau đó tiến hành xây dựng, biến một số đá mà phía Bắc Kinh chiếm được thành đảo nhân tạo, quân sự hóa các nơi đó thành đảo tiền tiêu. Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán, hiếu chiến tại Biển Đông. Vào năm 2016, Bắc Kinh tuyên bố không chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế ở La Haye về đường đứt khúc chín đoạn mà Trung Quốc đơn phương vạch ra để tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông.

Đối với quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc hoàn tất cưỡng chiếm toàn bộ từ phía Việt Nam Cộng Hòa vào tháng 1/1974.

 

-----------------------

Tin, bài liên quan

TIN VIỆT NAM

Việt Nam lặp lại quan điểm giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam yêu cầu Philippines xử lý nghiêm vụ biểu tình xé cờ đỏ-sao vàng

Người Philippines biểu tình trước Đại sứ quán VN ở Manila chống đánh bắt cá

Philippines không đóng khả năng tập trận chung với Việt Nam, Trung Quốc

Việt Nam xây dựng thêm nhiều cơ sở trên quần đảo Trường Sa





No comments:

Post a Comment