Mỹ
hứa giúp Việt Nam tăng trưởng, củng cố hòa bình, thịnh vượng và ổn định khu vực
29/08/2023
Bình luận về khả năng Washington và Hà Nội kỳ này
có thể nâng quan hệ Mỹ – Việt lên "Đối tác chiến lược" hay không, giới
phân tích cho rằng, điều đó xuất hiện như một đòi hỏi khách quan từ cả hai
phía.
https://gdb.voanews.com/454F7D1E-666B-4627-9A14-99DA0F1514AC_w650_r1_s.jpg
Nâng quan hệ
Mỹ – Việt lên "Đối tác chiến lược", theo giới quan sát, là một đòi hỏi
khách quan từ cả hai phía.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tới Hà Nội ngày
10/9/2023, theo loan báo chính thức từ phát ngôn viên Nhà Trắng Karine
Jean-Pierre vừa công bố ngày 28/8. Thông cáo cho hay trong thời gian ở Hà Nội,
ông Biden sẽ gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo chủ chốt của Việt
Nam để bàn cách thắt chặt hơn nữa mối bang giao Việt Nam – Hoa Kỳ. Vẫn
theo người phát ngôn từ Nhà Trắng, “trong chuyến thăm của Tổng thống Biden tới
Việt Nam, lãnh đạo hai nước sẽ tìm kiếm các cơ hội để phát huy tăng trưởng cho
nền kinh tế Việt Nam, tập trung vào công nghệ và đổi mới, mở rộng mối quan hệ
giữa nhân dân hai nước thông qua trao đổi giáo dục và các chương trình phát triển
lực lượng lao động, chống biến đổi khí hậu và tăng cường hòa bình – thịnh vượng
– ổn định cho khu vực.” (1) Sáng 28/8, Việt Nam đón Thủ tướng
Singapore, sau đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với ông Lý Hiển Long.
Hai Thủ tướng Việt Nam và Singapore nhất trí nghiên cứu khả năng nâng cấp quan
hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện” trong thời gian tới (2). Do lệch múi giờ,
sáng 28/9, tờ Tuổi trẻ mới chạy chapeau “Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo Tổng
thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Việt Nam trong hai ngày 10 và 11/9, theo lời mời của
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”.
Một chương mới trong quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ
sẽ bắt đầu. Chương “tân sử” này thật ra được hé lộ
từ phát biểu của Ngoại trưởng Blinken hồi tháng 4/2023 khi ông này tuyên bố, Việt
Nam giờ đây “đã sát cánh cùng với Hoa Kỳ trong giai đoạn cần hỗ trợ nhau nhất”.
“Sát cánh” có nghĩa là “vai kề vai”, tức là loại diễn ngôn xưa nay Hoa Kỳ chỉ
dùng để nói về đồng minh hay các đối tác hàng đầu (3). Chương “sử mới”
này – như một bí mật công khai – được dư luận biết đến, khi Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng đã cử Trưởng ban Đối ngoại Lê Hoài Trung sang Washington để chuẩn bị
các công việc liên quan đến cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước. Chuyến thăm Mỹ của
ông Lê Hoài Trung diễn ra gần như tiếp nối với chuyến công du Trung Quốc của Thủ
tướng Phạm Minh Chính cho thấy sự nhất quán trong “ngoại giao cây tre” của Việt
Nam (4). Cho nên ngày 22/8 vừa qua, tuy phát ngôn viên của Nhà Trắng “né” Việt
Nam trong thông cáo về chuyến công du của ông Biden dự Hội nghị thượng đỉnh G20
tại New Delhi, giới quan sát vẫn khẳng định, Tổng thống Biden vẫn đến Việt Nam,
bởi vì “việc ông Biden thăm Hà Nội xem ra không đơn giản là chuyện bỏ sang
một bên mà được” (5).
Có lẽ không có thời điểm nào thích hợp hơn dịp thăm
Việt Nam lần này để người dân Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo từ cả hai
Đảng ở Mỹ cùng nhớ lại thông điệp của Tổng thống Truman sau khi kết thúc chiến
tranh thế giới thứ hai. Theo đó, nước Mỹ cam kết
sẽ hỗ trợ các quốc gia tự do đối mặt với các áp lực cưỡng bức và giúp họ duy
trì độc lập quốc gia và chống lại mọi hành động xâm lược từ bên ngoài. Đây là
cơ sở cho chính sách giúp đỡ và hỗ trợ kinh tế của Mỹ đối với các nước đang phải
đối mặt với sự đe dọa từ các thế lực thù địch. [I believe that we must
help free peoples to maintain their free institutions and their national
integrity against aggressive movements... Harry S. Truman tuyên bố tại Quốc hội
vào ngày 12/3/1947] (6). Và dịp này, nước Mỹ dường như cũng tưởng niệm ngày
11/9 với lời nguyền, an ninh và thịnh vượng của Hoa Kỳ nhiều lúc tùy thuộc vào
an ninh và thịnh vượng ở những vùng đất xa xôi trên quả địa cầu này. Sau Việt
Nam, Tổng thống sẽ tới Alaska để tham dự lễ tưởng niệm cùng các thành viên của
chính phủ, quân đội và gia đình họ (7).
Phải ghi nhận, thành công trong chiến lược “Ấn
Thái Dương tự do và rộng mở” (FOIP) của Mỹ và phương Tây ngày nay có phần nhờ đã
biết khai thác tối đa chính sách “ngoại giao chiến lang” quá đà của Trung Quốc.
Giờ thì Tập Chủ tịch có thể đổ lỗi cho Ngoại trưởng Tần Cương, vị Ngoại trưởng
đào hoa vừa nhậm chức được 7 tháng đã bị bay ghế, hay cho Vương Nghị (Wang Yi),
thậm chí là cả Dương Khiết Trì (Yang Jiechi). Đặc biệt, Dương Ngoại trưởng từng
nổi tiếng với tuyên bố gây sốc cho cả khối Đông Nam Á tại cuộc Hội nghị An ninh
khu vực ở Hà Nội vào tháng 7/2010, khi ông Dương nhìn thẳng vào Ngoại trưởng
Singapore mà rằng: “Quý vị phải nhớ, Trung Quốc là một đại quốc và các nước
khác chỉ là tiểu quốc, và đó là sự thật!” (8) Ngày nay ông Tập thật khó có thể
đi bán dạo bài thuốc “một cộng đồng chung vận mệnh” đối với ASEAN, bởi vì còn mấy
nước tin Trung Quốc nữa? Riêng Việt Nam thì đã đổi bài học “sống chung với
Trung Quốc” bằng xương máu của bao nhiêu thế hệ qua hàng ngàn năm giữ nước và dựng
nước của mình (9). Dân tộc này, trải qua một cơn đại dịch kinh hoàng, hiểu thế
nào là nguồn gốc của hiểm họa cũng như tình nghĩa của bạn bè…
Loan báo của Nhà Trắng chưa đề cập cụ thể việc
Tổng thống Biden có nâng cấp quan hệ Mỹ – Việt lên “Đối tác chiến lược” hay
không. Tuy nhiên giới phân tích và quan sát trong khu vực cũng như trên thế giới
tin rằng, đó sẽ là một nội dung nổi bật trong nghị trình của Tổng thống và Lãnh
đạo Việt Nam. Bởi điều này, nếu được thành tựu sau bao đón đợi, sẽ góp phần gia
cố thêm nền tảng “xoay trục” trong chính trị đối ngoại của nhiều đời Tổng thống
Mỹ, cũng như các yêu cầu trợ giúp nhiều mặt đối với Việt Nam. Và gần đây nhất,
từ “Bộ tứ” (QUAD) làm trụ cột cho FOIP, chúng ta chứng kiến sự xuất hiện liên tục
của nhiều kết nối “tay ba”, từ AUKUS (Úc – Anh – Mỹ) trước đây đến JAPHUS (Nhật
– Philippines – Mỹ) gần đây. Giống như hình ảnh “sóng sau xô sóng trước”, một
khi AUKUS, JAPHUS được định dạng, rồi đây sẽ tiếp nối thêm JAKOUS (Nhật – Hàn –
Mỹ). Tất nhiên, động năng then chốt bao trùm “Ấn Thái Dương tự do và rộng mở”
(FOIP) vẫn là cấu trúc QUAD không thể thay thế – Quadrilateral Security
Dialogue. Các kết nối từ QUAD đến AUKUS, từ JAPHUS đến JAKOUS… sẽ trở thành những
lực lượng nòng cốt cho chiến lược chung nhằm đối phó với sự hung hăng của Trung
Quốc. Liệu sau chuyến thăm Việt Nam lần này, “Bộ tam” tiếp theo sẽ là những nước
nào? (10)
-----------------------------
Chú thích
(3) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-65327268
(5) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-66612964
(6) https://www.history.com/this-day-in-history/truman-doctrine-is-announced
(8) https://www.hoover.org/research/beijings-view-world
No comments:
Post a Comment