Tuesday, August 1, 2023

BỘ CÔNG THƯƠNG và "TƯ DUY ĐẦU TÔM" (Huy Đức)

 



 

Bộ Công thương và “tư duy đầu tôm”

Huy Đức

01/08/2023

https://baotiengdan.com/2023/08/01/bo-cong-thuong-va-tu-duy-dau-tom/

 

Đó là nhận xét của PGS Võ Trí Hảo, nguyên hiệu trưởng trường đại học Gia Định, trên tường TS Ngô Quý Nhâm.

 

Không chỉ Bộ Công thương, tôi nghĩ, những người có quyền ban hành chính sách trước hết cần học để biết cách phân biệt quyền hành chánh và các quyền dân sự [như phân tích dưới đây của PGS Võ Trí Hảo]. Mặt khác, khi làm chính sách thì trước tiên phải nghĩ tới dân, tới nước rồi mới nên nghĩ tới ngành.

 

Be bờ đắp đập để giữ quyền lợi của ngành thì chẳng những dân khổ, đất nước không phát triển mà các vị cũng có ở đó cha truyền con nối được đâu.

 

Sau đây là ý kiến của hai trí thức mà tôi kính trọng:

 

 

TS Ngô Quý Nhâm:

 

Việc các doanh nghiệp có nhà máy ở các khu công nghiệp hay trường học lắp đặt hệ thống điện mặt trời (vì có mặt bằng lớn) là để giảm chi phí năng lượng, giảm tải cho hệ thống điện quốc gia. Đây là việc cần được khuyến khích.

 

Việc không khuyến khích doanh nghiệp lắp đặt phải chăng lại muốn đẻ ra giấy phép con mới? Muốn được vào chương trình ưu đãi thì phải đi đường vòng hay dẫn đến hành xử giống tỉnh Lâm Đồng khi buộc doanh nghiệp phải dỡ bỏ hệ thống pannel điện mặt trời lắp trên mái nhà xưởng. Rò ràng đây là một tư tưởng lạc hậu, ngăn cản sự phát triển.

 

Bộ Công thương nên căn cứ vào xu hướng thế giới, vào luật để trả lời khuyến khích hay không chứ không nên căn cứ vào lời nói của người…không hiểu gì về điện!

 

 

GS Võ Trí Hảo:

 

Đúng vậy anh Ngô Quý Nhâm. Tư duy đầu tôm này là tuỳ tiện vi hiến, xâm phạm quyền tự do tư hữu của công dân, mà đằng sau đó là hạn chế quyền của doanh nghiệp, tổ chức do họ sở hữu.

 

(1) Nếu đã không phát lên điện lưới, EVN không mua lại điện của họ, không gây áp lực lên hệ thống truyền tải, thì mắc mớ gì lại cấm cản họ.

 

(2) Nếu ngừng xâm phạm quyền tự do tư hữu, cho phép doanh nghiệp sử dụng các phương pháp khác nhau để tiết kiệm chi phí năng lượng, giảm phát thải carbon; nếu cấm họ là bức ép họ đi ngược chính sách giảm phát thải carbon; hàng hoá của họ (và cũng là của VN) sản xuất ra sẽ bị tăng đánh thuế carbon khi xuất khẩu.

 

(3) Không cho tiết kiệm chi phí năng lượng, ép mua năng lượng của doanh nghiệp sân sau của Bộ -> lợi ích nhóm (crony capitalism).

 

(4) Sau phần họ tiết kiệm được, thì họ mua thêm điện từ EVN bao nhiêu thì phải tôn trọng quyền tự do của doanh nghiệp, trong đó quyền tự do tư hữu: được phép khai thác tối đa lợi ích tài sản của họ, miễn không xâm phạm lợi ích của công dân khác.





No comments:

Post a Comment