Tuesday, August 29, 2023

60 NĂM CUỘC TUẦN HÀNH CHỐNG KỲ THỊ CHỦNG TỘC : TỔNG THỐNG MỸ BIDEN TIẾP THÂN NHÂN MỤC SƯ LUTHER KING (RFI)

 



NỘI DUNG :

60 năm cuộc Tuần hành chống kỳ thị chủng tộc: TT Mỹ Biden tiếp thân nhân mục sư Luther King

Trọng Thành  -  RFI

.

Mỹ: Tuần hành vì dân quyền 60 năm sau tuyên bố “Tôi có một giấc mơ” của Martin Luther King

Trọng Nghĩa  -  RFI

 

===================================================

.

.

60 năm cuộc Tuần hành chống kỳ thị chủng tộc: TT Mỹ Biden tiếp thân nhân mục sư Luther King

Trọng Thành  -  RFI

Đăng ngày: 28/08/2023 - 14:23

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20230828-60-n%C4%83m-cu%E1%BB%99c-tu%E1%BA%A7n-h%C3%A0nh-ch%E1%BB%91ng-k%E1%BB%B3-th%E1%BB%8B-ch%E1%BB%A7ng-t%E1%BB%99c-tt-m%E1%BB%B9-bidti%E1%BA%BFp-th%C3%A2n-nh%C3%A2n-m%E1%BB%A5c-s%C6%B0-luther-king

 

Hôm nay, 28/08/2023, tổng thống Mỹ Joe Biden có kế hoạch tiếp những người đã tổ chức cuộc Tuần hành vì Việc làm và Tự do tại Washington năm 1963, được coi là một trong những cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Theo AP, khách mời của Nhà Trắng còn có thân nhân của mục sư Martin Luther King, lãnh đạo phong trào lịch sử này.

 

https://s.rfi.fr/media/display/eb8d35ce-454d-11ee-8a69-005056a90321/w:980/p:16x9/AP23238749333518.webp

Martin Luther King III (con trai của mục sư Martin Luther King), cùng vợ và con gái, phát biểu nhân kỷ niệm 60 năm cuộc Tuần hành chống kỳ thị chủng tộc, tại Đài tưởng niệm Lincoln, Washington, ngày 26/08/2023. AP - Jacquelyn Martin

 

Cuộc gặp mặt hôm nay tại phủ tổng thống Mỹ diễn ra đúng 60 năm sau cuộc gặp giữa tổng thống John F. Kennedy và mục sư Luther King tại Nhà Trắng vào buổi sáng ngày Tuần hành 28/08/1963. Cuộc biểu tình bất bạo động năm 1963 đã thu hút 250.000 người đến Đài tưởng niệm Lincoln, tạo áp lực để Quốc Hội Mỹ thông qua các đạo luật mang tính bước ngoặt về quyền công dân và quyền bầu cử trong những năm sau đó.

 

60 năm sau cuộc Tuần hành lịch sử, nỗi lo sợ quyền của người da đen bị suy giảm, đặc biệt là về nạn bạo lực của cảnh sát, vẫn tiếp tục ám ảnh cộng đồng người Mỹ da đen. Bài phóng sự của thông tín viên David Thomson, từ Washington, cho biết thêm về thực trạng này :

 

‘‘60 năm sau phát biểu ‘‘Tôi có một giấc mơ’’ của mục sư Martin Luther King, anh Joshua đi giữa đám đông ở chân đài tưởng niệm Lincoln ở Wahsington với một tấm áp phích mang hình những người đàn ông da đen bị cảnh sát giết chết. Nhiều cái tên trong số đó nổi tiếng ở Hoa Kỳ, như George Floyd, Eric Gardner hay Micheal Brown… và những người khác ít nổi tiếng hơn, như người chú của Joshua bị cảnh sát giết chết.

 

Đối với người công dân Mỹ Joshua 44 tuổi này, sự tàn bạo nói trên của cảnh sát chứng tỏ rằng cuộc chiến của Martin Luther King còn lâu mới kết thúc. Anh nói : ‘‘Cuộc chiến vẫn tiếp tục và tôi cảm thấy như hệ thống hiện nay không thay đổi nhiều. Bởi vì dù ai bị treo cổ bằng dây thừng hay bị cảnh sát bắn chết thì trong cả hai trường hợp, người đó đều đã chết’’.

 

Mọi người ở đây đều nghĩ đến sự tàn bạo của cảnh sát. Trong đời mình, mỗi bậc cha mẹ người Mỹ gốc châu Phi đều có lần phải thảo luận với con cái họ về cảnh sát, điều này được gọi là ‘‘Talk’’ trong cộng đồng người gốc Phi, hay ‘‘cuộc nói chuyện’’, như giải thích của Gary đến từ New York : “Đúng vậy, khi còn nhỏ tôi đã từng nghe ‘‘thảo luận’’ về chuyện này. Điều đầu tiên họ khuyên bạn là ‘‘Đừng di chuyển! ". Bởi vì nếu bạn di chuyển, bạn sẽ chết. Cảnh sát bắn trước và đặt hỏi câu hỏi sau. Chúng tôi lớn lên với thực tế này. Đây là điều chúng tôi phải truyền dạy cho thế hệ trẻ. Chúng tôi có thể bị giết không vì lý do gì chỉ bởi vì chúng tôi là người da đen”.

 

Trung bình cảnh sát Mỹ giết chết một nghìn người mỗi năm. Nguy cơ tử vong cao gấp đôi đối với người da đen’’.

 

Các nhà lãnh đạo dân quyền người da đen và một liên minh đa sắc tộc, liên tôn giáo sẽ tập trung tại Washington vào ngày thứ Bảy tới để kỷ niệm dịp 60 năm cuộc Tuần hành lịch sử.

 

--------------------------

.

.

Mỹ: Tuần hành vì dân quyền 60 năm sau tuyên bố “Tôi có một giấc mơ” của Martin Luther King

Trọng Nghĩa  -  RFI

Đăng ngày: 27/08/2023 - 14:58

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20230827-m%E1%BB%B9-tu%E1%BA%A7n-h%C3%A0nh-v%C3%AC-%C4%91%C3%A2n-quy%E1%BB%81n-s%C3%A1u-m%C6%B0%C6%A1i-n%C4%83m-sau-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-t%C3%B4i-c%C3%B3-m%E1%BB%99t-gi%E1%BA%A5c-m%C6%A1-c%E1%BB%A7a-martin-luther-king

 

Cách đây gần 60 năm, Martin Luther King đã nói: “Tôi có một giấc mơ”. Vào ngày 28/08/1963, khoảng 250.000 người Mỹ da đen hoặc da trắng đã tuần hành đến Washington để đòi bình đẳng chủng tộc. Cộng đồng người Mỹ gốc châu Phi cho rằng giấc mơ này vẫn chưa thành hiện thực. Ngày 26/08/2023, một cuộc tuần hành khác được tổ chức bên cạnh Đài Tưởng Niệm Lincoln. Cuộc biểu tình diễn ra theo lời kêu gọi của các nhà lãnh đạo dân quyền

 

https://s.rfi.fr/media/display/7643645e-444a-11ee-b287-005056bf30b7/w:980/p:16x9/AP23238707291036.webp

Cuộc tuần hành vì dân quyền ngày 26/08/2023 tại Washington, Hoa Kỳ, để tưởng nhớ bài phát biểu lịch sử của mục sư Martin Luther King đòi quyền bình đẳng ngày 28/08/1963. AP - Jacquelyn Martin

 

Theo đặc phái viên RFI tại Washington, David Thomson, đã có hàng nghìn người đứng trước đài tưởng niệm để tưởng nhớ bài phát biểu lịch sử của Martin Luther King. Sự kiện xẩy ra vào năm 1963 và 60 năm sau, nhiều người lo sợ nguy cơ tình hình đảo ngược với cuộc tấn công đầu tiên của phe bảo thủ ở các bang thuộc đảng Cộng Hòa, đặc biệt là về quyền bầu cử.

 

"Nước mắt chảy dài trên mặt của Anita, 65 tuổi, trước Đài Tưởng Niệm Lincoln. Người phụ nữ da đen này chia sẻ: “Lúc ấy thật là đầy xúc động”. Bà giải thích với chúng tôi rằng cha mẹ bà đã đứng đó, trên bậc thềm của đài tưởng niệm 60 năm trước, để lắng nghe Martin Luther King chia sẻ ước mơ về quyền bình đẳng của người da đen. Bà nói : “Tiến sĩ King là Chúa Giêsu trên trái đất đối với chúng tôi. Nhưng ngay cả ngày nay, cuộc chiến vẫn tiếp tục”.

 

Trong chiếc áo phông Black Lives Matter màu đỏ, giữa đám đông, Dave, 78 tuổi, cũng nhớ lại ngày đó năm 1963, khi ông mới 18 tuổi. Là một học sinh trung học người Mỹ gốc châu Phi, anh muốn tham gia cuộc tuần hành đòi bình đẳng của Martin Luther King nhưng bị cha mẹ ngăn cản, họ lo sợ cho anh.

 

Ông nhớ lại : “Vẫn còn phân biệt chủng tộc trong giao thông. Cha tôi là người miền Nam và mối quan tâm của ông là liệu họ có cho phép chúng tôi đi du lịch hay không. Vào thời điểm đó, trên xe lửa và xe buýt bạn phải ngồi ở phía sau, bạn không thể đi vệ sinh. Có nhà vệ sinh dành cho người da trắng và những nhà vệ sinh khác dành cho người da đen. Đấy là những thời điểm khó khăn".

 

-----------------------------

Các nội dung liên quan

HOA KỲ - CHÍNH TRỊ

TT Mỹ Biden khẳng định chủ trương chống bất bình đẳng xã hội

 

MỸ - PHÁP - ĐIỂM TUẦN BÁO

Báo Anh: Mỹ vẫn có thể đẩy lùi bạo lực cảnh sát và kỳ thị chủng tộc

 

 

 



No comments:

Post a Comment