Vụ
chuyến bay giải cứu: Công lý cũng... khuyến mãi
28/07/2023
https://www.voatiengviet.com/a/vu-chuyen-bay-giai-cuu-cong-ly-cung-khuyen-mai/7201201.html
"Vụ nộp lại tiền ăn hối lộ, nói văn hoa là “khắc
phục” để được giảm án, làm nhớ câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến (1835-1909): Có tiền
việc ấy mà xong nhỉ / Đời trước làm quan cũng thế a? Hai chữ “đời trước” hoàn
toàn có thể đổi thành “đời sau”
https://gdb.voanews.com/01000000-c0a8-0242-4c2a-08db8ddc3060_w650_r1_s.jpg
Cựu quan chức
Hà Nội Chử Xuân Dũng trong phiên tòa hôm 18/7/2023 ở Hà Nội.
Tuần này, tuy Hội đồng xét xử (HĐXX) vụ án “giải
cứu” rút vào hậu trường để nghị án nhưng những hoạt động “giải cứu”
hàng trăm ngàn người Việt ở ngoại quốc lúc COVID 19 trở thành đại dịch toàn cầu
vẫn là một trong những chủ đề chính trên mạng xã hội.
Những thông tin như các bị cáo và thân nhân của
họ đang hối hả trả lại khoản tiền đã nhận hối lộ (1) hay 71
cán bộ - giáo viên trường THPT Lê Lợi ở Hà Đông gửi “tâm thư” xin HĐXX khoan hồng
cho ông Chử Xuân Dũng - cựu Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội, sau này là Phó Chủ tịch Hà
Nội nhận hối lộ hơn hai tỉ đồng (2) đã khiến công chúng buộc
phải chú ý và thảo luận nhiều hơn về loại công lý có tính chất... khuyến mãi ở
Cộng hòa XHCN Việt Nam.
***
Khó mà đếm xuể số người đã bày tỏ sự bất bình,
thậm chí phẫn nộ với “tâm thư” của 71 nhà giáo xin HĐXX vụ án “giải cứu”
giảm nhẹ hình phạt cho ông Dũng. Có người như ông Chu Mộng Long nêu thắc mắc: Nhận
hối lộ tiền tỉ, Viện Kiểm sát chỉ đề nghị phạt từ ba đến bốn năm tù mà còn
đòi giảm án nữa thì giảm bao nhiêu so với tội trộm vịt của anh nông dân nghèo
khổ với bản án 30 năm tù?... Ông Long nhấn mạnh: Tôi,
theo cách của nhà giáo Chu Văn An, đối lập với "tâm thư" trên, viết
bài này như là "trảm sớ", đề nghị Toà xử bị cáo Chử Xuân Dũng thật
nặng. Nguyên nhà giáo mà để tâm hồn, nhân cách bẩn thỉu thì phải phạt nặng gấp
mười lần các bị cáo khác để làm gương cho những nhà giáo khác và đặc biệt làm
gương cho trẻ em. Nếu “tâm thư” đó khiến Toà phải cân nhắc thì
Tòa cũng nên quan tâm đến "trảm sớ" viết bằng máu của 40.000 nạn
nhân và nước mắt của người viết bài này. Tôi đang chờ xem Toà vì ông Dũng và 71
nhà giáo kia hay vì 40.000 nạn nhân và đồng bào cả nước (3)...
Có người như ông Võ Đức Phúc bình: Cảm
động thiệt. Chỉ không hiểu tại sao các cán bộ, giáo viên này lại im lặng
trong vụ cô giáo Lê Thị Dung ở Nghệ An bị cáo buộc chiếm đoạt 45 triệu đồng, bị
tòa cấp sơ thẩm phạt năm năm tù và cho dù cô giáo Dung một mực kêu
oan nhưng không thấy các cán bộ giáo viên thương xót viết tâm
thư. Chẳng lẽ trước sự nghiệt ngã của số phận, chuyện một đồng
nghiệp đối mặt với lao lý, các giáo viên này không có cảm xúc bằng một người từng
là giám đốc Sở GDĐT? Cũng không hiểu 71 cán bộ, giáo viên này có mối quan
hệ gì với bị cáo Chử Xuân Dũng mà động lòng trắc ẩn viết “tâm thư” trong
khi lẽ ra nếu cựu cán bộ này có nhiều đóng góp thì chính ngành giáo dục
phải là nơi đầu tiên mới là đúng nghĩa tình chứ (4)?..
Xin lưu ý thêm là mới đây, theo một số nguồn thạo tin, một số giáo viên
của trường THPT Lê Lợi khẳng định họ không ký “tâm thư”, một số bảo rằng họ ký
nhưng do lãnh đạo trường bảo ký chứ không rõ nội dung, một số thì tiết lộ
Ban Giám hiệu vừa ra lệnh thực thi... “luật im lặng” (5).
***
Tuy nhiên nhìn một cách tổng quát, “tâm thư”
vẫn chưa đáng bận tâm bằng quan điểm của đại diện Viện Kiểm sát – cơ quan đại
diện nhà nước, nhân danh lợi ích công cộng để thực hiện quyền công tố.
Tuan Ngo – một luật sư chuyên về hình sự -
phân tích: 21/54 bị cáo trong vụ án bị truy tố về tội “nhận hối lộ”
theo Điều 354 Luật hình sự với số tiền nhận hối lộ thấp nhất là 437 triệu đồng
(bị cáo Lý Tiến Hùng), cao nhất là 42,6 tỷ đồng (bị cáo Phạm Trung Kiên). Căn cứ
vào số tiền họ nhận hối lộ để áp dụng vào Điều 354 một cách cơ học, tôi tự liệt
kê và nhận thấy: Không có bị cáo nào bị truy tố theo Khoản 1 (số
tiền nhận hối lộ từ 2 triệu tới dưới 100 triệu đồng, mức án từ 2 năm đến 7
năm tù). Có một bị cáo bị truy tố theo Khoản 2 (số tiền nhận hối lộ từ 100 triệu
đồng tới dưới 500 triệu đồng, mức án từ 7 năm đến 15 năm tù). Có hai bị
cáo bị truy tố theo Khoản 3 (số tiền nhận hối lộ từ 500 triệu đồng tới dưới 1 tỷ
đồng, mức án từ 15 năm đến 20 năm tù). Có 18 bị cáo bị truy tố theo Khoản
4 (số tiền nhận hối lộ từ trên 1 tỷ đồng, mức án từ 20 năm tù tới chung thân, tử
hình). Thế nhưng, thật bất ngờ khi đại diện Viện kiểm sát đề xuất mức
án gây ngạc nhiên cho nhiều người, cụ thể: Có một bị cáo phải chịu
trách nhiệm ở mức hình phạt trong khung truy tố (Khoản 4). Có hai bị cáo
được đề nghị mức án ở Khoản 3. Có bảy bị cáo được đề nghị mức án ở Khoản 2. Có
11 bị cáo được đề nghị mức án ở Khoản 1.
Tuan Ngo lưu ý: Như vậy, chỉ duy nhất
1/21 bị cáo bị đề nghị hình phạt giống mức truy tố, còn 20/21 bị cáo
khác đều được giảm ít nhất là một khung hình phạt, cụ thể: Hạ một
khung là ba người (từ Khoản 4 xuống Khoản 3 là một người, từ Khoản
2 xuống Khoản 1 là hai người). Hạ hai khung là chín người (từ Khoản
4 xuống Khoản 2 là bảy người, từ Khoản 3 xuống Khoản 1 là hai người).
Hạ ba khung là tám người (tất cả đều từ Khoản 4 xuống Khoản 1). Con số
tính toán cho thấy rõ: Hành vi phạm tội bị truy tố là ở khung cao chót vót
nhưng khi đề nghị mức hình phạt thì thấp lè tè. Tại sao lại thế? Tại
sao mức án của các bị cáo lại được đề nghị giảm sâu tới vậy? Trong vụ án,
các bị cáo có khá nhiều tình tiết giảm nhẹ nên theo Luật Hình sự (Điều 54
đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), nhiều người được giảm tới một, hai khung là
điều dễ hiểu nhưng có tới 8/21 bị cáo được giảm ba khung hình phạt thì quả
là điều hiếm thấy.
Theo Tuan Ngo, điều ông băn khoăn là: Ngoài
các tình tiết giảm nhẹ, không biết các cơ quan điều tra, kiểm sát đã xem xét kỹ
các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo khi cá thể hoá
hành vi của từng người một cách triệt để hay chưa vì theo tôi, có vài tình tiết
sau đây có thể áp dụng cho khá nhiều bị cáo: Phạm tội hai lần trở lên (nhận hối
lộ nhiều lần). Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai,
dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội (lợi dụng
tình hình dịch bệnh). Nếu đã xem xét kỹ các tình tiết tặng nặng và “đối trừ”
nó khi xem xét, đề xuất mức hình phạt thì hẳn rằng, mức hình phạt của các bị
cáo sẽ được neo ở mức cao vời vợi hoặc ở mức chơi vơi chứ không tà tà dưới mặt
đất. Có một số người hay nhắc tới việc khắc phục trên 3/4 hậu quả, tôi xin
giải thích thêm: Việc khắc phục hậu quả chỉ là một tình tiết giảm nhẹ chứ không
phải là bảo bối trong mọi hoàn cảnh. Việc khắc phục hậu quả này chỉ là “kim bài
miễn tử” cho người phải chịu mức hình phạt cao nhất (tử hình) mà không cần phải
chờ đặc ân mang tính may rủi từ Chủ tịch Nhà nước. Như vậy, dù lý giải
theo cách nào đi chăng nữa, thì việc đề nghị các mức án nhẹ tênh như trên đều
“có vấn đề” và cần xem xét lại một cách cẩn trọng và khách quan hơn.
Xác định vụ án “giải cứu” thu hút sự
chú ý cao độ của công chúng, đồng thời còn là vụ án thể hiện quyết tâm, nỗ lực
mạnh mẽ của chính quyền trong công cuộc chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy
nhà nước nhưng Tuan Ngo cho rằng: Dù bản án chính thức chưa được
công bố nhưng đa số đều thấy rõ, bản án không đủ sức răn đe. Gần như chắc
chắn 100% sẽ không có ai bị tử hình vì chỉ có một người bị đề nghị mức án
đó và cũng đã khắc phục hậu quả (còn thêm một điều kiện nữa là tích cực phối hợp
với cơ quan thẩm quyền... vốn chỉ mang tính chất cảm tính và dễ xử lý, hợp thức),
những người còn lại được đề xuất mức án tương đối nhẹ. Không biết vô tình
hay hữu ý mà tại tòa, một bị cáo kể là đã bảo vợ chuẩn bị tiền và ông
ấy đi nghỉ dưỡng một thời gian (6)...
Cho dù không phân tích cặn kẽ như Tuan Ngo
nhưng qua mạng xã hội, rất nhiều người chứng tỏ họ cũng đủ khả năng nhận ra bản
chất hoạt động xét xử vụ án “giải cứu”. Chẳng hạn Doan Khac Xuyen nhận định
thế này: Vụ nộp lại tiền ăn hối lộ, nói văn hoa là “khắc phục” để được
giảm án, làm nhớ câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến (1835-1909): Có tiền việc ấy mà
xong nhỉ / Đời trước làm quan cũng thế a? Hai chữ “đời trước” hoàn toàn có
thể đổi thành “đời sau” (7)!
Hay Trinh Phuc Nguyen viết thế này: CỤ
TỔNG NÓI “Tiền nhiều để làm gì”. Thì để chạy án và khắc phục hậu quả (8). Hoặc
cảnh báo như Nguyễn Hồng Lam: Công lý buộc kẻ phạm tội phải trả giá
nhưng không chấp nhận mặc cả. Không làm như thế, giảm án, xử dưới khung, giảm
sâu mức án so với luật chỉ vì bị cáo đã nộp lại một phần nhỏ số tiền phạm tội
mà có, phiên tòa sẽ bị biến thành phiên đấu giá công lý. Luật pháp đang bị bỡn
cợt. Đó là cách dung dưỡng những mầm tội phạm khác của tương lai. Luật pháp
đang tự giảm quyền năng răn đe và làm suy yếu tính chất, rời xa trách nhiệm
ngăn ngừa tội phạm, bảo vệ công lý của mình (9).
***
Trần Trung Đạo – một người Việt tuy đã rời Việt
Nam khoảng năm thập niên nhưng vẫn dõi theo các diễn biến tại Việt Nam - vừa
bày tỏ suy nghĩ của ông về phiên xử những cá nhân lợi dụng hoạt động “giải cứu”
để trục lợi: Các nhà sinh vật học rất khó tìm những con thú không có
tình đồng loại nhưng nếu muốn tìm những con người không có tình đồng bào thì rất
dễ, chỉ cần đến Việt Nam theo dõi phiên tòa “chuyến bay giải cứu”. Người
viết đã viết nhiều lần, những hiện tượng bất nhân, độc ác đang thấy tại Việt
Nam chỉ là quả, chứ không phải là cây và do đó hái dăm trái thối hay thậm chí
hái hết trái trên cây đi nữa, sang mùa khác chúng sẽ được sinh ra. Tội ác sẽ
không bao giờ xóa được khi các nguyên nhân gây ra tội ác vẫn còn tồn tại (10).
------------
Chú thích
(5) https://www.facebook.com/footballvshqm/videos/297875486078810/
(10) https://www.facebook.com/trantrungdao/posts/6554279701274891:6554279701274891
No comments:
Post a Comment