Giảng
viên
Thứ
năm, 27/7/2023, 00:00 (GMT+7)
https://vnexpress.net/tien-giai-cuu-cua-ai-4634038.html
Tháng
9/2021, không thể đặt chân lên chuyến bay giải cứu nào, tôi bất lực và đau xót
ôm điện thoại, cập nhật từng phút về tình hình sức khỏe của ba tôi cho tới khi
tuyệt vọng nghe tin ông qua đời vì Covid trong bệnh viện ở Thủ Đức.
Ba
tôi nằm viện ba tuần. Tôi, ở châu Âu, cách ông hơn 10 giờ bay.
Đầu
năm đó, Ninh - em một người bạn tôi ở miền Trung - chi gần 60 triệu đồng để lên
chuyến bay giải cứu từ Nhật về Việt Nam (trong khi giá vé khứ hồi thời điểm
cuối năm 2019 - lúc chưa có dịch - chưa tới 20 triệu đồng). Ninh chỉ mới đi
xuất khẩu lao động tại Nhật từ cuối năm 2019. Xui rủi gặp đúng những năm bùng
dịch, chưa tích cóp được bao nhiêu; vừa gánh khoản nợ vay trước khi đi xuất
khẩu lao động, vừa chắt bóp kiếm tiền lên chuyến bay giải cứu, gia đình bạn tôi
kiệt quệ.
Tôi,
cũng như Ninh và hàng nghìn công dân khác, đang theo dõi các phiên tòa, trông
chờ vào công lý trong vụ án chuyến bay giải cứu.
Theo
xác định của cơ quan điều tra, 21 cựu quan chức - với 372 chuyến bay đưa công
dân hồi hương - đã nhận hối lộ 165 tỷ đồng từ các doanh nghiệp. Để có số tiền
này, nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân khai phải nâng giá vé,
"vẽ" thêm nhiều chi phí "móc túi" dân hồi hương giữa đại
dịch. Hối lộ là hành vi vi phạm pháp luật và được xem là một nguy cơ rủi ro cao
trong kinh doanh. Với các doanh nghiệp, để đương đầu với những rủi ro cao, biên
độ lợi nhuận phải được nâng lên rất cao để bù lại. Trong trường hợp này, số
tiền mà 20 doanh nghiệp đó nâng lên so với lợi nhuận thông thường có thể gấp
nhiều lần con số 165 tỷ đồng.
Con
số 165 tỷ đồng được cơ quan điều tra đưa ra liên quan tới hành vi hối lộ và
nhận hối lộ có khả năng sẽ được Tòa xem xét quyết định tịch thu sung vào ngân
sách nhà nước theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị quyết 03/2020 của
Hội đồng thẩm phán (hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ Luật hình sự trong
xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ). Số tiền là công cụ,
phương tiện mà các doanh nghiệp dùng vào việc phạm tội.
Nghị
quyết nêu trên cũng cho phép Tòa án xem xét tịch thu sung vào ngân sách nhà
nước khoản thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội như trường hợp 11,6 tỷ đồng
của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia hay 18 tỷ đồng lợi nhuận của bị can Lê
Văn Nghĩa sau các chuyến bay combo "giải cứu", có được do hối lộ cựu
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản.
Nhưng,
số tiền này và số tiền gấp nhiều lần hơn nữa là của ai?
11,6
tỷ đồng sai phạm của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đến từ những công dân
Việt Nam mãn hạn tù tại nước bạn và phải trở về nước. Đa số công dân này là các
ngư dân bị bắt khi đang hoạt động trong vùng lãnh hải chồng lấn giữa hai nước
hoặc trong vùng lãnh hải nước bạn. Họ bị tịch thu hoàn toàn tàu thuyền lẫn các
phương tiện đánh bắt cá, vừa phải ngồi tù vừa phải đóng phạt cũng như đối mặt
với sự vỡ nợ nơi quê nhà. Thay vì được bảo hộ và hỗ trợ về nước, những người
này đã trở thành mục tiêu trục lợi.
Nguồn
lợi có được do chi 165 tỷ đồng hối lộ cũng đến từ những công dân hồi hương vì
hoàn cảnh khó khăn khi dịch bệnh xảy ra như Ninh, hay những người trở về đối
mặt với những mất mát người thân nơi quê nhà hoặc trở về để được an nghỉ tại
quê cha đất Tổ.
Của
cải do phạm tội mà có hay của cải là công cụ phạm tội có thể được xem xét sung
vào ngân sách nhà nước, theo đúng quy định của pháp luật.
Giá
một suất giải cứu quả thực đã được hình thành trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện
giữa bên mua và bên bán, nhưng cần xét đến bối cảnh đặc biệt: đại dịch và người
dân có thể bị lợi dụng để trục lợi, ép giá. Nhiều phần trong số của cải ấy đến
từ những người dân có hoàn cảnh khó khăn riêng và trên hết, họ hoàn toàn tuân
thủ hướng dẫn của những người được nhà nước trao trách nhiệm và mang danh giải
cứu họ.
Vậy
tiền là của ai và liệu có cơ hội nào để đòi lại đồng tiền đã mất? Một phiên tòa
này chắc sẽ chưa đủ.
Sự
trừng phạt của pháp luật với những người vi phạm nghiêm trọng và làm méo mó
chính sách nhân văn của nhà nước là điều chắc chắn, nhưng làm thế nào để trả
lại công bằng cho người dân?
Võ
Nhật Vinh
===================
Luật ngầm hối lộ
trong vụ án 'chuyến bay giải cứu'
Nộp hồ sơ xin cấp phép chuyến bay 8 lần đều bị
đánh trượt trong khi công ty khác lại suôn sẻ, Vũ Minh Thắng, Giám đốc Công ty
Thuận An, nhận ra phải đi tìm "cửa sau".
.
Tội phạm tham nhũng vẫn không giảm dù có thể bị
tử hình; đề xuất 'giảm xử lý hình sự' với loại tội danh này, vì vậy, gây ra những
lo ngại.
.
Xã hội đề cao phẩm giá sẽ hình thành nên những
công chức không nhầm lẫn tiền hối lộ thành quà cảm ơn.
No comments:
Post a Comment