Thụy
Điển là mục tiêu của thông tin xuyên tạc do Nga hậu thuẫn
27/07/2023
Thụy Điển
là mục tiêu trong chiến dịch thông tin xuyên tạc của “những kẻ được Nga hậu thuẫn”
nhằm làm tổn hại hình ảnh của quốc gia đang là ứng cử viên gia nhập NATO khi
các thủ phạm này đang tìm cách ám chỉ rằng Thụy Điển ủng hộ việc đốt kinh Koran
gần đây, Bộ trưởng Bộ Phòng vệ Dân sự Thụy Điển cảnh báo hôm 26/7.
https://gdb.voanews.com/01000000-0a00-0242-80f2-08db8296a63e_w650_r1_s.jpg
Biểu tình tại Karachi, Pakistan, ngày 9/7/2023 chống việc đốt kinh Koran
bên ngoài một ngôi đền Hồi Giáo ở Stockholm, Thụy Điển, khiến thế giời Hồi Giáo
nổi giận.
Nỗ lực của Thụy Điển gia nhập NATO sau khi Nga
xâm lược Ukraine đã khiến nước này trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế, trong
khi một số cuộc xuống đường mà trong đó người biểu tình đốt kinh thánh Hồi giáo
đã khiến người Hồi giáo trên khắp thế giới tức giận.
Bộ trưởng Carl-Oskar Bohlin nói với các phóng
viên tại một cuộc họp báo: “Thụy Điển là mục tiêu của một chiến dịch thông tin
xuyên tạc được hỗ trợ bởi nhà nước và các chủ thể tương tự như nhà nước với mục
đích gây tổn hại đến lợi ích của Thụy Điển và … công dân Thụy Điển”.
Ông nói: “Chúng ta có thể thấy các phần tử được
Nga hậu thuẫn đang khuếch đại như thế nào những tuyên bố không chính xác rằng
nhà nước Thụy Điển đứng đằng sau việc báng bổ kinh thánh”.
“Điều đó đương nhiên là hoàn toàn sai,” ông
Bohlin nói, đồng thời nói thêm rằng các chủ thể đó đã cố gắng “tạo ra sự chia rẽ
và làm suy yếu vị thế quốc tế của Thụy Điển.”
Không có phản hồi ngay lập tức từ tòa đại sứ
Nga ở Stockholm trước yêu cầu bình luận về nhận xét của Bộ trưởng Thụy Điển.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson cũng đã
bình luận về chủ đề này trong một bài đăng, nói rằng ông muốn đính chính một sự
hiểu lầm phổ biến.
“Nhà nước Thụy Điển không cấp phép đốt kinh
Koran. Tuy nhiên, cảnh sát cấp phép cho các cuộc tụ họp công cộng - một quyền
được quy định trong hiến pháp Thụy Điển,” ông Kristersson viết trên Facebook.
Ông viết: “Nhà nước đảm bảo quyền tự do bày tỏ
ý kiến, nhưng không đứng đằng sau bất kỳ thông điệp chính trị nào.”
Ông Mikael Ostlund, phát ngôn viên của Cơ quan
Phòng vệ Tâm lý, cho biết Nga đang sử dụng các vụ đốt kinh Koran như cơ hội để
quảng bá chương trình nghị sự của mình trên các phương tiện truyền thông.
“Rõ ràng, một trong những tham vọng như vậy từ
phía Nga là có thể làm phức tạp việc chúng tôi gia nhập NATO.”
Tự do ngôn luận
Kinh Koran bị đốt tại một số cuộc biểu tình ở
Thụy Điển và Đan Mạch vào mùa hè này, gây ra sự phẫn nộ nơi người Hồi giáo và
khiến những người biểu tình xông vào phá hoại Tòa đại sứ Thụy Điển ở Baghdad.
Đan Mạch và Thụy Điển cho biết họ lấy làm tiếc
về việc đốt kinh Koran nhưng không thể ngăn chặn nó theo các quy tắc bảo vệ quyền
tự do ngôn luận.
Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quyền phủ quyết đối với
tư cách thành viên NATO của Thụy Điển, đã lên án các cuộc biểu tình và kêu gọi
Stockholm có hành động chống lại các thủ phạm.
Sáng ngày 26/7, cơ quan an ninh của Thụy Điển,
SAPO, đã cảnh báo rằng tình hình an ninh của Thụy Điển đã trở nên tồi tệ hơn do
những tranh cãi gần đây về quyền tự do ngôn luận.
“Hình ảnh của Thụy Điển đã thay đổi. Chúng ta
từ hình ảnh một quốc gia khoan dung trở thành một miền đất chống lại người Hồi
giáo - đó là cách chúng ta đang bị nhìn nhận...chủ yếu từ các khu vực Hồi giáo
trên thế giới,” bà Susanna Trehorning, một quan chức cao cấp tại SAPO, nói với
đài truyền hình nhà nước Thụy Điển SVT.
Tuy nhiên, mức báo động an ninh của Thụy Điển
vẫn chưa thay đổi và hiện ở mức 3 trên thang điểm 5, nghĩa là “nguy cơ gia
tăng”. Năm là mức độ báo động cao nhất.
No comments:
Post a Comment