Nga
và Ukraina tố cáo nhau gây ‘‘áp lực’’ với châu Phi
Trọng Thành
- RFI
Đăng ngày: 26/07/2023 - 13:31
Hai ngày trước thượng đỉnh Nga - Châu
Phi khai mạc tại Saint-Petersbourg, Nga cáo buộc phương Tây gây áp lực để ngăn
cản hội nghị. Về phần mình, Ukraina tố cáo Nga sử dụng sự kiện này như một cơ hội
‘‘tuyên truyền’’, nhằm xóa tội xâm lược.
https://s.rfi.fr/media/display/45
9fcfbe-2b99-11ee-917a-005056a90284/w:980/p:16x9/AP23202558391843.webp
(Ảnh minh họa) - Người dân Mali biểu tình phản đối
Pháp và ủng hộ Nga nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày độc lập của Cộng hòa Mali, tại
Bamako, ngày 22/09/2020. AP
Thượng đỉnh Nga-Châu Phi khai mạc ngày 27/07/2023. Hôm qua, 25/07, phát
ngôn viên điện Kremlin, ông Dmitri Peskov, được AFP trích dẫn, tuyên bố : ‘‘Gần
như toàn bộ các nước châu Phi đã phải chịu áp lực chưa từng có từ phía Hoa Kỳ.
Đại diện ngoại giao nhiều nước phương Tây khác cũng nỗ lực tham gia vào chiến dịch
này để cản trở hội nghị diễn ra, cản trở các nước châu Phi cử đại diện đến hội
nghị’’. Phát ngôn viên điện Kremlin cũng chỉ trích đích danh ‘‘các
sứ quán Pháp’’.
Ngoại trưởng Ukraina, ông Dmytro Kuleba, đã liên tiếp công du châu Phi từ
nhiều tháng nay. Hôm qua, tại Malabo, Guinea Xích Đạo, lãnh đạo ngoại giao
Ukraina khẳng định Kiev tôn trọng quyết định của các quốc gia châu Phi, nhưng cảnh
báo về ý đồ của Nga : ‘‘Chúng tôi tôn trọng quyết định của mỗi nước
vì lợi ích quốc gia. Nhưng tôi cũng cố gắng giải thích với các đồng nhiệm châu
Phi rằng tổng thống Putin sẽ sử dụng dịp thượng đỉnh này để tìm cách xóa tội. Mục
tiêu là để tuyên truyền’’.
Về hội nghị này, điện Kremlin hôm qua ra thông cáo cho biết, đã có 49 nước
châu Phi trên tổng số 54 nước nhận lời mời tham gia, trong đó 17 nước cử nguyên
thủ quốc gia. Theo cố vấn ngoại giao của tổng thống Nga, Yuri Uchakov, tổng thống
Putin sẽ có một ‘‘bài diễn văn quan trọng’’, đề cập đến quan hệ
Nga - Châu Phi và ‘‘sự hình thành một trật tự thế giới mới’’. Theo
điện Kremlin, hội nghị sẽ ra một ‘‘tuyên bố chung’’ ‘‘xác định
cách tiếp cận phối hợp để thúc đẩy quan hệ hợp tác Nga - Châu Phi’’.
Đông đảo các nước châu Phi một mặt muốn duy trì quan hệ với Nga, mặt khác
không chấp nhận cuộc xâm lăng Ukraina của Nga. Trong nghị quyết thứ tư của Liên
Hiệp Quốc yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraina, ngày 23/02/2023, 30 nước châu Phi
bỏ phiếu thuận, nhiều hơn hai phiếu ( Madagascar và Maroc) so với nghị quyết đầu
tiên lên án vụ xâm lược của Nga, ngày 02/03/2022.
-----------------------------
Các nội
dung liên quan
Ảnh
hưởng của Nga tại châu Phi : 1/5 Di sản thời Liên Xô
Nga
nỗ lực gia tăng ảnh hưởng tại châu Phi để chống phương Tây
Châu
Phi : Đối tác chiến lược để Nga bẻ gãy vòng vây phương Tây
No comments:
Post a Comment