Chuyến
bay giải cứu: Bốn án chung thân là chưa đủ; cần cải tổ lại toàn bộ nền tư
pháp Việt Nam
Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London
2023.07.28
Phiên tòa sơ thẩm vụ “Chuyến bay giải
cứu” đã kết thúc trong sự bất cập về cả ba mặt là chính trị, tuyên truyền và tư
pháp. Đó là chia sẻ của một nhà quan sát thời sự, chính trị Việt Nam với Đài Á
Châu Tự Do trong ngày 28/7/2023.
Phiên
toà xét xử 54 bị cáo trong vụ "chuyến bay giải cứu" ở Hà Nội hôm
28/7/2023 (AFP)
Bất
cập và tréo ngoe
Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A, nguyên Viện
trưởng Viện nghiên cứu, phản biện chính sách độc lập (IDS-đã tự giải thể) bình
luận với Đài Á Châu Tự Do ngay sau khi phiên tòa sơ thẩm tại Hà Nội tuyên án:
“Bốn án chung thân, tức là một án kiến nghị ‘tử
hình’ đã được chuyển thành ‘chung thân’, cho nên có ba người mà chắc là Viện Kiểm
sát đã đề nghị mức án ‘chung thân’, nên mới thành ra bốn án chung thân; tôi
nghĩ rằng thấp hơn so với khung hình phạt của luật. Bởi vì trong khung hình phạt
của luật rất khắc nghiệt. Và tôi nghĩ cuộc xử này đối với hơn 50 bị can trong vụ
‘Chuyến bay giải cứu’ như vậy đã kết thúc phiên sơ thẩm và dẫn đến những hình
phạt cũng khá là nặng đối với những bị cáo như vậy,”
Từ Hà Nội, tiến sĩ Quang A, đánh giá tác động về mặt được cho là có tính
tuyên truyền thông qua đại án này và cũng được coi là nằm trong khuôn khổ chiến
dịch ‘Đốt lò’, đặc biệt thể hiện qua báo chí, truyền thông chính thống của đảng
và nhà nước CSVN, rằng:
“Tôi nghĩ một mặt những báo chính thống là cánh tay
tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), cái đó là điều không bao giờ
người ta giấu giếm cả, người ta tuyên bố thẳng thừng là như vậy, thì hiển nhiên
là báo chí chính thống hết lời ca ngợi, và những ca ngợi như thế tôi nghĩ có ảnh
hưởng tới suy nghĩ của rất nhiều người Việt Nam hiện nay. Trong chừng mực đó,
có thể nói rằng việc tuyên truyền ấy là có hiệu quả đối với người dân, bởi vì
người ta được trấn an, được mơn trớn rằng tất cả mọi thứ đều rất là nghiêm túc.
Nhưng mặt khác, nếu chúng ta xét lại những sự tréo ngoe của phiên tòa này, thì
chúng ta thấy rằng nền tư pháp của Việt Nam còn có những sự bất cập hết sức
nghiêm trọng.
Điểm thứ ba, mặt thứ ba nữa là cũng chưa chắc là với
người dân, sự tuyên truyền ấy như là phần thứ nhất tôi nói là ‘được rất nhiều
người tin’, nhưng mà nó cũng có mặt trái của nó là sự tuyên truyền như thế,
nhưng người dân thấy rằng toàn những quan chức cấp cao mà sao ‘ăn bẩn như vậy’,
mà sao ‘tham nhũng như thế’, mà sao ‘thối tha như vậy’; thì mặt trái của sự
‘thành công tuyên truyền’ ấy lại nhen nhóm một sự nghi ngờ trong người dân rằng:
‘hóa ra hệ thống này rất tham nhũng’, và người ta có thể xem xét rằng ‘nguyên
nhân sâu xa của nó là vì sao?’”
Đề cập đến một số khía cạnh mà ông gọi là tréo ngoe hay bất hợp lý, bất cập
trong đại án này, ông Nguyễn Quang A nói:
“Trong vụ chuyến bay giải cứu này có một hiện tượng
rất nổi bật, đó là việc ông Thiếu tướng, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn
Anh Tuấn, tức là một quan chức công an, tố bị cáo Hoàng Văn Hưng rằng trong một
cái cặp có hơn 400.000 đô-la, ông Hưng, cũng là một quan chức công an khác
(nguyên Trưởng phòng 5 Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an), cựu sỹ quan an
ninh điều tra của chính vụ án này, ông Hưng này đã rất hùng hồn bào chữa rất
đanh thép rằng ‘bằng chứng đâu’; Viện Kiểm sát chỉ nêu ra lời khai của ông Tuấn
rằng đấy là ‘tiền’, còn ông Hưng bảo đấy là ‘bốn chai rượu’. Nếu thực sự ở
một nền tư pháp độc lập, phải ‘trọng chứng hơn là trọng cung’ và trong trường hợp
ấy, tòa sẽ phải tuyên ông Hưng là ‘vô tội’ hoặc trả lại hồ sơ, để điều tra tiếp,
để tìm ra bằng chứng thật là ông ấy đã nhận số tiền hối lộ mà người của ông Tuấn
đưa cho.”
Theo ông Quang A, đây cũng
là một nội dung được mạng xã hội Việt Nam trong thời gian diễn ra phiên tòa bàn
luận nhiều và ông cho rằng việc công luận bàn tán như vậy là đúng đắn, ông nói
tiếp:
“Tôi nghĩ người ta bàn tán như thế là đúng, để nó nêu rõ một khía cạnh
rất bất cập của nền tư pháp hiện nay, là trọng lời khai hơn là trọng chứng cứ, mà
không coi ‘một người mà chưa có bằng chứng thực sự là phạm tội’ là vô tội, thì
rất trớ trêu khi hai ông công an tố lẫn nhau, và nó bộc lộ một điểm rất bất cập
của nền tư pháp (Việt Nam) hiện nay. Và tôi nghĩ, Viện Kiểm sát tất nhiên nói
là họ có đủ chứng cứ để tuyên phạt ông Hưng là phạm tội, thì điều đó giống hệt
như vô số các vụ án trước đây không chỉ đối với các nhà hoạt động, mà đối với rất
nhiều người khác.
Tức là người ta không trọng chứng, người ta chỉ dựa
vào một phán xét của một cơ quan hay một người nào đấy nói rằng ‘cái này là phạm
tội’. Tôi nói ví dụ như với Điều 117 (Bộ luật Hình sự - BLHS), với Điều 335
(BLHS), thường người ta lấy ý kiến của Sở thông tin & truyền thông của nơi
làm việc ấy, người ta nhận xét rằng bài đăng này, hay lời nói này ‘là vi phạm’,
tức là không có bằng chứng rõ ràng, nhưng chỉ dựa vào phán xét của một cơ quan
mà thực sự ngoài bộ máy tư pháp, để kết tội những người như vậy. Thế thì tranh
luận giữa ông Tuấn và ông Hưng gợi nên, nêu ra một vấn đề hết sức bất cập của nền
tư pháp này, mà tôi nghĩ rằng bản thân Quốc hội cũng cần xem xét lại và cải tổ
lại toàn bộ nền tư pháp Việt Nam.”
Lấy thêm một ví dụ khác, liên quan trường hợp của cựu Trợ lý Phó Thủ tướng
Thường trực Chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Quang Linh, người bị cáo buộc đã có
năm lần nhận hối lộ với số tiền hơn 4,2 tỷ đồng, và bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 7
năm tù, TSKH Nguyễn Quang A nói tiếp:
“Cả bộ máy tư pháp đều dưới sự chỉ đạo của ĐCSVN mà
cụ thể là dưới sự chỉ đạo của Ban Nội chính Trung ương, và người ta dừng ở việc
‘tin 100%’ vào lời khai của ông Trợ lý Phó Thủ tướng thường trực rằng số tiền
ông nhận hối lộ là ông ‘dành một mình’ cho ông ấy, nói rằng ‘không đưa cho ai cả’,
thì người ta tin ngay vào điều ấy, nhưng nếu xem xét kỹ lưỡng, có thể nảy sinh
ra bằng chứng rằng ‘ông ấy lại còn đưa cho ai đó’. Tất nhiên, nếu ‘đưa cho ai
đó’, thì không thể đưa cho cấp dưới của ông ấy được, mà có thể là chỉ có (đưa
cho) cấp trên của ông ấy thôi. Mà như thế, nó sẽ phơi bày phần chìm của tảng
băng ra. Người ta chỉ muốn xử phần ngọn của tảng băng, còn phần chìm của tảng
băng đó thì rắc rối. Và chính vì thế mà người ta dừng, người ta ‘tin 100%’ vào
lời khai của ông Trợ lý Phó Thủ tướng.”
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng ra toà ở Hà Nội
trong vụ "chuyến bay giải cứu" hôm 28/7/2023. AFP
‘Có
thể có nhiều ông trùm’
Bình luận về chi tiết được truyền thông Việt Nam đề cập là hai trong số
những người có ‘quyền lợi, nghĩa vụ liên quan’ là các ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ
trưởng Bộ Y Tế, và ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ ‘vắng mặt’ tại phiên xử, kể cả cho tới phiên bế mạc của tòa sơ thẩm,
ông Quang A tiếp tục nêu quan điểm riêng:
“Tôi nghĩ rằng họ vắng mặt là chủ ý vắng, bởi vì nếu
có mặt sẽ rất khó xử, bởi vì lúc ấy lại phải khuấy ra ‘phần dưới’ của tảng băng
chìm”.
Qua chi tiết trên, tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng có nhiều ‘ông trùm’ ở
các bậc khác nhau của các nhóm lợi ích khác nhau. Bởi lẽ,
ông phân tích tiếp:
“…ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Phó Giám đốc Công an
TP Hà Nội, là một ông Thiếu tướng, nhưng mà lại đi đưa ‘hối lộ’ ông Hoàng Văn
Hưng, là một cấp có quân hàm thấp hơn nhiều so với ông Tướng, thì nó biểu lộ một
sự một ‘chéo ngoe’, và nó cho thấy rõ rằng hóa ra quyền lực nhiều khi không phụ
thuộc vào chuyện cấp bậc. Trong vụ cụ thể này, một người điều tra viên có thể
tác oai, tác quái, khiến một ông Thiếu tướng trên mấy cấp phải đi ‘giúp người
khác hối lộ’ cho ông này. Như thế, nó làm nảy sinh rất nhiều vấn đề mà chúng ta
phải suy ngẫm và cần phải sửa đổi, cải thiện để làm sao để cho toàn bộ nền tư
pháp này hoạt động tốt hơn.”
Các
vụ xử kế tiếp: ‘cũng vậy thôi’
Theo ông Nguyễn Quang A, tới đây, trong khuôn khổ của chiến dịch xử lý
‘tham nhũng’ được gọi là ‘Đốt lò’ do ông TBT Nguyễn Phú Trọng của ĐCSVN và ban
lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN tiến hành, tiếp tục sẽ có thêm các vụ án, vụ việc
khác, trong đó có các ‘đại án’, chẳng hạn như vụ ‘Que thử Việt – Á’, được đem
ra xét xử, và ông đưa ra dự đoán của mình:
“Dự đoán của tôi là nó cũng sẽ diễn ra na ná như kiểu
của vụ ‘chuyến bay giải cứu’ này, tức là sẽ dừng lại ở một số vị trí nào đó,
trên mức ấy cũng sẽ dừng lại, và cũng sẽ bộc lộ một loạt những sự tréo ngoe
trong các vụ án, như là ‘trọng cung hơn trọng chứng’ và không đặt nặng vấn đề
‘có lợi cho bị can’.”
Bình luận vẫn trên quan điểm riêng của mình về việc có ý kiến cho rằng
ban lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, thông qua chiến dịch ‘đốt lò’ và
các phiên tòa xét xử như với vụ ‘chuyến bay giải cứu’, đang sử dụng chiến dịch
này như một ‘chiêu thức’ để chứng minh ‘tính chính danh’ của chính quyền, mà
lâu nay được thiết lập không cần thông qua các cuộc bầu cử dân chủ, tự do, công
bằng, có cạnh tranh đảng phái đối lập, theo chuẩn mực chính trị quốc tế, và do
đó có thể ‘kéo dài’ bao lâu (cũng được) sự lãnh đạo của mình tùy ý, TSKH
Nguyễn Quang A, nói:
“Tôi nghĩ bảo rằng người ta để cho người dân xem hết
‘bộ phim này’ đến bộ phim khác (trình diễn chống tham nhũng), thì tôi nghĩ rằng
không có đâu, chỉ cho xem những phần phim mà người ta muốn cho người dân xem
thôi. Bởi vì nếu cho xem tất cả, tôi nghĩ câu hỏi tự có câu trả lời. Bởi vì lúc
ấy, nó phơi bày tất cả khuyết tật của hệ thống ra, mà để giải quyết toàn bộ hệ
thống này, thì phải từ bỏ những cái mà người ta coi là rất ‘thiêng liêng’ của
chính hệ thống ấy.
Ý kiến của tôi là thế này, riêng vấn đề chống tham
nhũng, chỉ có thể giảm tham nhũng mà thôi, và độc quyền vẫn có thể chống tham
nhũng được. Nhìn vào tấm gương của Singapore. Singapore cũng là một nước có độc
tài, vấn đề ở đây là vấn đề quản trị công. Quản trị công tốt là gì? Tức là những
quan chức nhà nước phải tận tâm với việc quản trị đất nước của mình, không có
liên quan gì đến đa đảng, hay là dân chủ ở đây cả. ‘Good governance’ là một
lĩnh vực có đầy sách và theo tôi là những nhà ra quyết định của Việt Nam biết về
lĩnh vực ấy chứ không phải là không.”
Chống
tham nhũng, điều gì có thể làm ngay?
Ông Nguyễn Quang A nhấn mạnh rằng muốn chống tham nhũng, cần phải có quản
trị tốt, cộng với lương công chức ‘tử tế’, tư pháp độc lập hay nói cách khác là
cần nền pháp trị với tinh thần và nguyên tắc ‘không ai, cơ quan, cá nhân nào được
đứng trên luật pháp’, phải có minh bạch, báo chí độc lập và xã hội dân sự lành
mạnh. Tuy nhiên, ông nói tiếp:
“Rất đáng tiếc, ở Việt Nam, xét các nguyên tắc ấy, chúng ta thấy rằng
thiếu nền pháp trị, thiếu tư cách độc lập, lương công chức thấp, không có báo
chí độc lập, xã hội dân sự bị kiềm chế, thế thì làm sao nói là chống tham nhũng
được?”
-------------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI SỰ
Đảng
và Chính phủ Việt Nam phải xin lỗi người dân về vụ “Chuyến bay giải cứu”
Tiền
từ dân, sao Tòa xử bảo nộp Nhà nước?
Sơ
thẩm vụ 'chuyến bay giải cứu': Hàng trăm ngàn nạn nhân thực sự bị 'bỏ qua'
No comments:
Post a Comment